Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tại Moscow vào tháng 3/2023 (Ảnh: Reuters).
Sau cuộc tấn công gây chấn động nhằm chiếm thành phố Aleppo, phiến quân tại Syria, do các thành viên nhóm nổi dậy Tahrir al-Sham lãnh đạo, đang tiến về phía nam trên đường cao tốc M5 và áp sát thủ đô Damascus.
Đến ngày 7/12, phiến quân đã chiếm tỉnh Homs, tỉnh lớn thứ 3 của Syria, trước khi có khả năng tiến tới biên giới phía bắc Li Băng.
Đó sẽ là một diễn biến quan trọng, cắt đứt kết nối của thủ đô Damacus với một khu vực rộng lớn của Syria cũng như biển Địa Trung Hải, các bến cảng hải quân Tartus của Nga, và sân bay quân sự Khmeimim.
Đó sẽ là một thất bại đáng xấu hổ của chính quyền Tổng thống Assad. Cơ sở hạ tầng ở đó được Moscow xây dựng từ năm 2015. Điều này đồng thời là một đòn chính trị đối với Nga, quốc gia luôn ủng hộ Tổng thống Assad từ trước khi Liên Xô sụp đổ.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Mỹ
Hai năm qua, Nga đã điều chuyển vũ khí từ Syria sang Ukraine, bao gồm cả hệ thống tên lửa Pantsir. Việc phơi bày sự yếu kém quân sự và chính trị tại Syria có thể làm suy giảm ảnh hưởng của Nga trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào liên quan đến Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không liên quan tới cuộc tấn công của các lực lượng nổi dậy tại Syria, mặc dù đã xuất hiện nhiều nghi vấn về vai trò của Ankara.
"Sẽ là sai lầm khi giải thích những sự kiện ở Syria như một sự can thiệp từ bên ngoài", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết hôm 2/12, sau chuyến thăm Ankara của người đồng cấp Iran Abbas Arqchi.
Thông điệp đó nhắm trực tiếp vào Tehran, nhưng cũng gián tiếp hướng đến Điện Kremlin, một đối tác vững chắc của Iran tại Syria.
Cuộc khủng hoảng Syria đang làm gia tăng nguy hiểm đối với Thổ Nhĩ Kỳ trên một mặt trận khác: các nguồn tin ngoại giao suy đoán rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ hành động đúng đắn trong khu vực, Ankara có thể cũng giành được ảnh hưởng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm đưa cuộc chiến của Nga ở Ukraine đi đến hồi kết.
Ngày 3/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin và bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với "toàn vẹn lãnh thổ" của Syria. Cùng đêm hôm đó, các quan chức Mỹ và Nga đã đối đầu tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tố cáo nhau về việc "hỗ trợ các tổ chức khủng bố".
Trong khi đó, có thông tin nói rằng máy bay tấn công A-10 của Mỹ (từ căn cứ Al-Tanf của Mỹ ở Syria) đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cuộc tấn công của lực lượng ly khai người Kurd nhằm vào các đơn vị bị cô lập của quân đội Syria. Mỹ cho tới nay bác bỏ mọi sự liên quan tới các cuộc tấn công của phe nổi dậy tại Syria.
Cuộc xung đột mới bùng phát ở Syria cũng tạo điều kiện cho Israel tiếp tục tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Syria. Các cuộc tấn công này đã bắt đầu: Lực lượng Phòng vệ Israel hôm 3/12 thông báo rằng Salman Jumaa, một quan chức cấp cao của Hezbollah, đã bị lực lượng không quân Israel hạ sát gần thủ đô Damascus.
Hiệu ứng Li Băng
Các sự kiện ở Syria chắc chắn sẽ tác động đến Li Băng, nơi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah đang treo lơ lửng.
Hezbollah không chỉ là một lực lượng ủy nhiệm của Iran mà còn là một phần quan trọng trong hoạt động củng cố quyền lực của al-Assad, nhưng đã bị suy yếu do cuộc chiến với Israel. Sau khi chiếm tỉnh Homs, nếu quân nổi dậy Syria tiến tới biên giới Li Băng, Hezbollah sẽ bị dồn vào chân tường ở Li Băng cũng như bị cắt đứt khỏi tuyến đường tiếp tế và hậu cần quan trọng từ Iran đi qua Syria và Iraq.
Một cuộc khủng hoảng tị nạn mới?
Kể từ đợt bùng phát mới nhất của cuộc xung đột ở Syria, hàng chục nghìn người tị nạn - theo Liên Hợp Quốc lên tới 120.000 người - đã rời khỏi các khu vực chiến sự để tìm nơi trú ẩn ở phía bắc.
Như đã xảy ra trong những năm đầu của cuộc chiến tàn phá ở Syria, Li Băng dự báo sẽ có một làn sóng nhập cư lớn. Tình trạng nhập cư ồ ạt chỉ vài tuần sau khi Israel phát động cuộc tấn công toàn diện có thể gia tăng bất ổn tại quốc gia Trung Đông nhỏ bé này - và cũng có những lo ngại rằng người tị nạn Syria có thể sẽ bắt đầu tìm đường đến châu Âu qua những tuyến đường nguy hiểm như họ đã làm cách đây một thập niên.
Đó là một trong những lý do khiến Mỹ, Anh, Pháp và Đức đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả các bên ngừng leo thang xung đột ngay lập tức.
Ông Antoine Habchi, Nghị sĩ Quốc hội Li Băng từ Thung lũng Bekka, đề xuất rằng, để giải quyết vấn đề này, Liên minh châu Âu nên đóng góp vào việc thiết lập các khu vực bảo vệ, nơi người tị nạn có thể được giữ an toàn nhất có thể mà không phải rời khỏi khu vực hoàn toàn.
"Khu vực Aleppo và khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở nên an toàn, thoát khỏi sự kiểm soát của chế độ. Vì vậy, chúng ta không cần phải chờ đợi toàn bộ vấn đề Syria được giải quyết trước khi những người tị nạn này trở về lãnh thổ Syria. Cũng giống sự hỗ trợ nhân đạo và tài chính mà Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế đã cung cấp cho người tị nạn Syria ở Li Băng, cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ những người tị nạn ở các khu vực được bảo đảm an ninh tốt (tại Syria)." ông Habchi nói.
Bảo Châm
" alt=""/>Xung đột tại Syria tác động thế nào đến các bên liên quan?Chúng tôi có 2 con nhưng các con đều nhỏ và thường xuyên ốm đau nên tôi phải ở nhà để trông con cho anh yên tâm đi làm. Chồng tôi là con trai thứ, trên anh còn có 2 anh trai và dưới anh là em gái nhưng từ ngày tôi về làm dâu, mẹ chồng vẫn ở với chúng tôi.
Bà thương và hợp với anh nhất nên bà ở với vợ chồng tôi là điều dễ hiểu. Ngặt nỗi, bà đã cao tuổi sức khỏe yếu lại khó tính nên chăm sóc bà rất mệt. Nhiều lần vợ chồng tôi thuê giúp việc theo giờ để chăm nom nhưng không ai chịu được tính khí của bà.
![]() |
Chồng tôi - ngoài giờ làm, lại tranh thủ về nhà chăm mẹ để đỡ đần cho vợ. Bởi vậy, cuộc sống vất vả, chúng tôi vẫn rất hòa thuận, êm ấm.
Nhưng khi anh mất, mọi chuyện đã bị đảo lộn tất cả. Vì không còn người đỡ đần kinh tế, tôi đành gửi 2 con đi nhà trẻ để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Điều vướng mắc ở đây chính là mẹ chồng tôi.
Tôi không thể để bà ở nhà mà không có ai chăm nom. Ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra tôi thật có lỗi với người chồng đã khuất bởi lúc còn sống, anh rất thương mẹ.
Tôi đề nghị họp mặt gia đình chồng để bàn phương án lo cho mẹ. Trong buổi họp, các bác và các cô đều tỏ lòng thương mẹ nhưng ai cũng có lý do riêng, khó có thể chăm sóc cho bà.
Bác cả thì đã về hưu nhưng lại đang làm bảo vệ cho một cửa hàng quần áo, không còn thời gian rỗi. Bác hai thì ly hôn vợ đã nhiều năm nay. Bản thân bác vẫn đang đi làm để lo cho 2 con chưa tốt nghiệp đại học. Cô út khóc như mưa khi nói về người anh vừa mất, về mẹ già yếu nhưng bản thân cô lực bất tòng tâm. Bởi cô là con gái về nhà chồng, không thể mang mẹ về chăm nom. Mỗi người một cảnh, ai cũng đều có lý do.
Cuối cùng các bác thống nhất trước đây vợ chồng tôi ở trên ngôi nhà của bố mẹ thì phải có trách nhiệm chăm nom bố mẹ. Nay chồng tôi mất, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các bác sẽ góp một khoản tiền để phụ tôi việc chăm nom mẹ.
Bất ngờ với lời đề nghị trên, tôi nói với mọi người cần thời gian để suy nghĩ. Tôi cũng thương mẹ chồng nhưng trước đây khi có chồng đỡ đần về kinh tế, tôi có thể ở nhà chăm bà. Nhưng trong tương lai, con tôi lớn lên, đi học cần nhiều thứ phải lo hơn, tôi không thể sống phụ thuộc bằng khoản “lương” các bác chi trả cho việc chăm bà.
Bên cạnh đó, chồng vừa mất, tôi chưa có ý định đi bước nữa. Nhưng sau này nếu có người cảm thông cho hoàn cảnh mình, họ có chấp nhận thêm việc tôi chăm nom mẹ của chồng cũ.
Bố mẹ đẻ tôi cho rằng tôi đã quá bất hạnh khi chồng mất sớm, nhà chồng không giúp tôi chăm cháu nay lại đẩy trách nhiệm nuôi mẹ chồng cho tôi là quá ích kỷ. Tôi nên kiên quyết từ chối và tập trung lo cho các con.
Tuy nhiên hành xử lạnh lùng như vậy, tôi thật không nỡ. Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Chồng tôi đã tự phá đi sự êm ấm của gia đình bằng việc ngoại tình với một người đàn bà không ai ngờ tới.
" alt=""/>Chồng mất, tôi có phải nuôi mẹ chồng?Hơn nữa, tôi là nàng dâu hiền thảo, được lòng cả hai bên nội ngọai nhà chồng. Tôi được bố mẹ thương yêu nên khi nhắc đến ly dị, bố mẹ chồng cũng gạt đi, khuyên nhủ tôi nghĩ lại. 3 năm nay, mẹ chồng tôi bị tai biến nên sức khỏe yếu, chủ yếu chỉ nằm một chỗ. Còn bố chồng tôi bị bệnh tuổi già, lúc nhớ lúc quên. Tôi vừa lo dạy học, đến trưa lại về chăm lo cơm nước cho bố mẹ để chồng yên tâm công tác.
Hôm đó là ngày nghỉ, chồng tôi hẹn về thăm nhà nhưng lại nói có việc bận. Nhớ thương chồng nên tôi bắt xe lên tận chỗ chồng tôi thuê trọ để thăm anh. Nào ngờ, vừa đến nơi, tôi sốc rụng rời khi bắt gặp chồng tôi đang đưa một phụ nữ và một đứa trẻ đang lên xe taxi. Tôi định làm ầm mọi chuyện thì chồng ngăn lại, anh nói thằng bé đang bị sốt. Anh cùng mẹ đứa bé đưa nó đi bệnh viện rồi sẽ về nói chuyện với tôi sau.
Không bao biện, không chối cãi, chồng tôi thừa nhận rằng người phụ nữ và đứa bé đó là vợ hờ, con rơi của anh. Lời chồng nói ra khiến tôi tột cùng đau khổ. Tôi khóc rất nhiều và quyết định sẽ ly dị, trả tự do cho anh và người phụ nữ ấy. Tuy nhiên, khi đọc được lá đơn ly dị, chồng tôi xé phăng đi và nằng nặc xin tôi nghĩ lại.
Anh nói với tôi rằng thực ra, anh chẳng thương yêu gì người phụ nữ kia. Nhưng vì muốn làm tròn bổn phận của người con, không muốn bố mẹ nghĩ ngợi, lo lắng chuyện người nối dõi nên anh đành "cố gắng".
Nghe anh nói vậy, tôi không tin, tôi cương quyết đòi ly hôn chồng bằng được. Anh xuống nước cầu xin tôi bỏ qua mọi chuyện, cứ làm vợ, làm dâu nhà anh như bây giờ.
Đợi khi nào mẹ chồng tôi khuất núi, lúc đó tôi muốn gì anh cũng đồng ý. Hơn nữa, giờ cô bồ của anh đang bận con mọn, cô ấy cũng không thể cùng lúc vừa chăm con, vừa chăm sóc bố mẹ của anh.
Anh nói: "Mẹ yếu lắm rồi. Mẹ chỉ coi em là con dâu thôi. Giờ em bỏ đi rồi. Ai sẽ lo cho mẹ? Còn bố nữa chứ. Các chị thì ở xa. Em không thương bố mẹ sao?"
Nghe anh nói đến từ "thương", tôi cười mà nước mắt lăn dài. Anh muốn tôi thương bố mẹ anh. Còn tôi, ai thương thân tôi đây?
Mỗi người trước khi có ý định bước chân ra khỏi mái ấm của mình hãy thử hỏi lòng: Nếu đổi lại là chồng/vợ mình ngoại tình, mình có thể tha thứ hay không?
" alt=""/>Tâm sự người vợ có chồng ngoại tình, có con riêng nhưng không muốn ly dị