Trong trao đổi với báo chí bên lề hội thảo “An toàn thông tin 4.0 - thực trạng và sáng kiến” được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT cho hay, trong thời gian tới, Cục ATTT sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính, bao gồm: Sercurity by design - ATTT ngay từ khâu thiết kế; Sercurity by audit - ATTT thông qua kiểm tra, đánh giá; và Sercurity by operation - ATTT trong quá trình vận hành.
Cụ thể, để đảm bảo ATTT ngay từ khâu thiết kế, Cục ATTT sẽ yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất chú trọng hơn tới công tác đảm bảo ATTT, kết nối nhu cầu đảm bảo ATTT và sự tiện lợi.
Với vấn đề đảm bảo ATTT thông qua kiểm tra, đánh giá, Bộ TT&TT sẽ đưa ra chính sách và quy định đối với các thiết bị IoT. Trước mắt, nếu kết nối với các hệ thống thông tin quan trọng của các cơ quan, tổ chức nhà nước, thiết bị IoT sẽ phải qua quá trình định kỳ kiểm tra, đánh giá về ATTT; qua đó sẽ phát hiện và khắc phục được những điểm yếu, lỗ hổng.
Còn với việc đảm bảo ATTT trong quá trình vận hành, theo đại diện Cục ATTT, cơ quan này dự kiến sẽ đưa ra những khuyến nghị để người dùng thay đổi các mật khẩu mặc định; đặt thiết bị IoT vào những vùng mạng cách ly an toàn để hacker không thể truy cập và khai thác được.
Nhận định về công tác đảm bảo ATTT của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trong những năm qua, đại diện Cục ATTT cho rằng, trước kia, công tác đảm bảo ATTT tại Việt Nam tương đối bị động. Các cơ quan, đơn vị chỉ phát hiện ra các cuộc tấn công mạng khi đã nhìn thấy hậu quả. “Chúng tôi đang hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong thời gian tới từng bước chuyển từ hình thái bị động xử lý sang chủ động đối phó, khắc phục sự cố ATTT”.
Cũng theo chia sẻ vị đại diện lãnh đạo Cục ATTT, Trung tâm điều hành ATTT mạng giúp cho các cơ quan, tổ chức theo dõi, giám sát những nguy cơ, rủi ro 24/7; từ đó phát hiện sớm các lỗ hổng, điểm yếu và các cuộc tấn công để chủ động đối phó.
" alt=""/>Cơ quan, tổ chức Việt Nam đang chuyển sang chủ động ứng phó với các sự cố ATTTGiống như các smartphone khác ở phân khúc này, Samsung Xcover 4. Máy có màn hình TFT 4,99 inch 720p, chip 4 nhân 1,4 GHz, 2 GB RAM, và 16 GB bộ nhớ trong (10,1 GB khả dụng, cho phép mở rộng thêm 256 GB qua thẻ SD). Máy lấy năng lượng từ thỏi pin 2.800 mAh và có camera chính 13 MP cùng camera phụ 5 MP.
Xcover 4 chạy Android 7.0 và dùng được với găng tay - tính năng cần thiết khi sử dụng máy trong môi trường khắc nghiệt (trời lạnh). Samsung cho biết camera sau của máy vẫn có thể chụp ảnh trong các điều kiện khó khăn nhờ khả năng nhạy sáng tốt.
Xcover 4 sẽ chỉ có bản màu đen và bán ra tại châu Âu vào tháng 4 với giá khoảng 272 USD (6,2 triệu đồng).
" alt=""/>Samsung ra mắt smartphone siêu bền Xcover 4Ở một góc độ khác, Thống đốc ngân hàng Hàn Quốc Lee Ju-yeol nói tại một cuộc họp báo rằng "tiền mật mã không phải là một loại tiền tệ hợp pháp và hiện nay không được sử dụng ".
Các nhà quản lý trên thế giới vẫn đang tranh cãi làm thế nào để giải quyết những rủi ro do tiền mật mã, như bitcoin, loại tiền ảo phổ biến nhất thế giới đã tăng hơn 1,700% trong năm ngoái.
Giá cả đã giảm mạnh kể từ khi Hàn Quốc tuyên bố vào tuần trước rằng họ có thể sẽ cấm giao dịch tiền mật mã trong nước. Hôm thứ tư, giá bitcoin giảm 18%.
Theo sàn Bithumb, sàn giao dịch tiền ảo lớn thứ hai tại Hàn Quốc, giá giao dịch bitcoin ở tại quốc gia này đứng ở mức 15.697.000 won (14.690,69 USD) vào lúc 03 giờ 14 GMT ngày thứ Năm.
" alt=""/>Hàn Quốc xem xét đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo nội địa