Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
(责任编辑:Giải trí)
- Nhận định, soi kèo Yverdon
Linh và chồng quen nhau qua mạng xã hội. Ảnh NVCC Năm 2018, Mỹ Linh lên mạng học tiếng Anh bằng cách dùng phần mềm chát với người nước ngoài và quen biết Will. Thời gian đó, khá nhiều đàn ông nước ngoài nói chuyện với Linh nhưng cô không có ấn tượng. Chỉ khi Will mở lời khen ngợi nhan sắc của Linh, cô nàng mới bị thu hút bởi cách nói chuyện hài hước, dễ thương của anh.
Từ đó, hai người hay nói chuyện qua lại. Hơn 1 năm sau, tình cảm lớn dần. Dù chưa chính thức nói lời yêu đương nhưng Linh cảm nhận Will có tình cảm với mình. Sau này Will thừa nhận, qua trò chuyện trên mạng, anh đã mặc định Linh là bạn gái yêu xa của mình. Nhưng vì khoảng cách xa xôi nên lúc nào anh cũng lo lắng cô sẽ quen người đàn ông khác.
Sợ mất bạn gái, Will nói sẽ về Việt Nam thăm Linh và sẽ cưới cô làm vợ.
Bản thân Linh lúc đó không tin tưởng Will, bởi cô đã trải qua vài ba mối tình và đều không có kết quả. Nhiều người đàn ông chỉ hứa hẹn nhưng không thực hiện khiến Linh mất niềm tin vào tình yêu.
Với một người ngoại quốc lại ở xa như Will thì niềm tin trong Linh càng không có. Để chứng minh tình cảm của mình, Will xóa app online trước đó dùng để chát với Linh.
Tháng 6/2019, Will bay sang Việt Nam thăm Linh. “Dịp đó, gia đình em có hỷ nên em đưa anh đi chơi cùng. Mọi người trong nhà khen anh tới tấp vì anh hiền lành, chăm chỉ, vui vẻ. Anh ấy khác hẳn mấy người trước em quen. Anh không hút thuốc, không uống rượu bia, không gia trưởng", Linh chia sẻ.
Sau lần gặp mặt đầu tiên ấy, không chỉ Linh mà mọi người trong gia đình cô cũng hết sức ưng ý chàng trai ngoại quốc. Từ đó, hai người chính thức trở thành người yêu của nhau. Sau 3 tuần ở Việt Nam, Will nói sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và đưa người nhà sang xin cưới Linh.
Yêu Will, Linh bị nhiều người xì xào cho rằng cô hám của. Nhưng bản thân Linh luôn tự lập về tài chính nên chưa từng có ý nghĩ lợi dụng tiền bạc hay vì tiền mà kết hôn. "Chồng mình từng nhắn tin với vài bạn nữ ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thái Lan nhưng người anh ấy cảm thấy muốn nghiêm túc nhất chính là mình. Vì thế mình mới tin tưởng vào tình yêu của anh ấy và chấp nhận cưới", Linh cho biết.
Không thể giận chồng quá 3 tiếng
Chia sẻ về bố mẹ chồng, Linh thể hiện tình cảm và sự biết ơn. Cô cho biết, thời gian đầu, bố mẹ Will luôn sợ con trai bị người khác lợi dụng. Mẹ chồng chủ động gọi cho Linh khi nghe con trai kể về cô. Nói chuyện được vài hôm thì bố mẹ Will đều khá yên tâm. Từ đó, mỗi khi rảnh, bà lại gọi điện để tám cả tiếng đồng hồ với cô.
Linh kể, mẹ chồng rất thương con dâu. Để đáp lại tình cảm của bố mẹ chồng, mỗi dịp lễ Tết, cô đều mua quà biếu họ. Bố mẹ chồng sang thăm, Linh tự tay vào bếp, nấu nhiều món ngon. Để chồng thoải mái, Linh luôn tạo không khí vui vẻ, dung hòa trong gia đình. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi ở bên nhau.
Từ ngày lấy chồng, Linh cảm thấy mình được sống trong tình yêu thương trọn vẹn. Will không muốn vợ vất vả nên giành lấy việc kiếm tiền. Đối với Mỹ Linh, anh là một người chồng tốt, hiền lành, giỏi việc nhà. Tài chính anh cũng đưa cho vợ giữ bởi anh không muốn vợ có tâm lý ở nhà nội trợ là không có quyền gì hết. Mỗi lần vợ bận con cái, anh tự vào bếp nấu nướng cho cả hai, và không ngại chà rửa nhà vệ sinh.
5 năm bên nhau, cả hai chưa từng có trận xích mích nào quá lớn. Chỉ là những ngày đầu theo chồng sang Mỹ, cuộc sống mới, môi trường mới khiến cô cảm thấy xa lạ và nhiều bỡ ngỡ. Bất đồng về văn hóa nên nhiều lần cô đòi về Việt Nam. Hiểu những suy nghĩ của vợ, Will luôn động viên, chia sẻ và rồi hai người thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Những chuyện cãi nhau vu vơ sau đó cũng chỉ khiến đôi bên thêm gắn kết. "Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, mình không thể giận anh ấy quá 3 tiếng. Bởi mỗi lần giận là chồng lại làm đủ trò để mình cười", Linh hài hước kể.
Cho đến hiện tại, gia đình đã có thêm thành viên mới. Mỹ Linh hạnh phúc với cuộc sống của bà nội trợ chăm sóc chồng con trong căn nhà ở Hawaii. Để chia sẻ cuộc sống của mình ở nước ngoài, Linh thường xuyên quay lại video, làm Vlog miêu tả cuộc sống thường ngày, chuyện nấu nướng và chăm sóc gia đình. Những câu chuyện của cô và gia đình nhỏ được nhiều người đón nhận.
Đám cưới cây nhà lá vườn của vợ Việt, chồng Tây gây 'sốt' mạng xã hội
Lấy cảm hứng từ đám cưới của ba mẹ thời xưa, vợ chồng Vy Trinh và Michael Bobbe đã lên ý tưởng tổ chức đám cưới mang đậm chất văn hóa Việt Nam." alt="Chàng trai đến thăm, đòi cưới luôn cô gái từng 3 lần tổn thương trong tình yêu" />Chàng trai đến thăm, đòi cưới luôn cô gái từng 3 lần tổn thương trong tình yêu- Trao đổi với VietNamNet, chị Thắm - người em kết nghĩa của nghệ sĩ Hoàng Lan cho biết sức khỏe nữ nghệ sĩ không tốt trong vài ngày gần đây. Bệnh tình trở nặng, cộng thêm chi phí điều trị cạn kiệt, bà rơi vào cảnh bế tắc.
Hoàng Lan xin xuất viện về nhà từ 4 tháng qua vì hết tiền. Do không được điều trị tích cực, sức khỏe bà xuống dốc nhanh chóng. Theo chị Thắm, sau nhiều lần ra vào viện, nghệ sĩ Hoàng Lan quyết định xin ở nhà hẳn vì số tiền khám chữa bệnh đã gần như hết. Nữ nghệ sĩ hiện nằm một chỗ, phần lưng bị hoại tử, các cơ tay chân bị co quắp, không duỗi thẳng được. Do ảnh hưởng chứng bệnh parkinson ngày càng nặng, bà cũng nói chuyện khó khăn hơn.
"Mỗi tháng tiền viện phí, sinh hoạt của chị Hoàng Lan tầm 40 triệu, gồm thuốc thang, tã, sữa... Trước đó, số tiền mạnh thường quân quyên góp được gửi ngân hàng rút ra mỗi tháng để chi trả nhưng đến nay đã vơi gần hết. Thân mang bệnh trong người nhưng phải đau đáu chuyện tiền bạc, chị ấy xuống sức rất nhanh", chị Thắm kể.
Hiện Hoàng Lan thuê một căn chung cư ở quận 11 (TP.HCM). Vì để tiết kiệm chi phí, nữ nghệ sĩ dự tính tìm căn trọ khác với mức giá rẻ, khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ trọ đều từ chối vì biết hoàn cảnh bệnh tật của bà. Họ sợ nữ nghệ sĩ không may chuyển biến xấu, nhỡ qua đời sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Nghệ sĩ Phi Phụng, Phương Dung đến thăm Hoàng Lan. Trưa 10/11, nghệ sĩ Phi Phụng và Phương Dung cũng đến thăm Hoàng Lan khi hay tin. "Chị Hoàng Lan khóc, nói rằng kiếp trước chị mang nghiệp nặng nên bây giờ bệnh tật kéo dài không hết", nghệ sĩ Phương Dung kể. Dù biết Hoàng Lan ngại sự hỗ trợ của mọi người, nhóm nghệ sĩ bàn với nhau vẫn đăng thông tin kêu gọi quyên góp với hy vọng chung tay giúp bà vượt cảnh ngặt nghèo.
Hoàng Lan đổ bệnh từ năm 2011, sau khi đóng xong phim Cổng mặt trời. Chứng suy thận khiến bà mệt mỏi, hai chân bắt đầu đứng không vững. Năm 2016, bà mắc thêm chứng bệnh Parkinson, cột sống, giãn tĩnh mạch,... Những biến chứng từ căn bệnh khiến mắt phải nữ nghệ sĩ bị hỏng và phải nằm một chỗ suốt nhiều năm qua.
Trước đó, nhiều nghệ sĩ, mạnh thường quân đã tổ chức quyên góp kinh phí giúp Hoàng Lan. Nghệ sĩ Phi Phụng kêu gọi được gần 150 triệu đồng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cùng một vài người bạn quyên góp được số tiền 90 triệu đồng. Các đồng nghiệp như Quyền Linh, Trịnh Kim Chi, anh em Lý Hùng - Lý Hương cũng trực tiếp đến trao tiền và thực phẩm... Tuy nhiên số tiền quyên góp cũng nhanh chóng vơi đi do chi phí chữa trị bệnh quá tốn kém.
Hoàng Lan xúc động hội ngộ khán giả truyền hình trong chương trình 'Ký ức vui vẻ' năm 2019. Nghệ sĩ Hoàng Lan sinh năm 1959 tại một tỉnh miền Tây Nam bộ. Bà trở thành diễn viên đoàn kịch nói Cửu Long Giang khi mới 17 tuổi. Sau nhiều năm lăn lộn trên các sân khấu, Hoàng Lan ghi dấu trong lòng khán giả phía Nam với các vai diễn như Hai Mưa Nắng, Lan Xì - po, má mì, chủ quán cơm tù... trong chương trình Trong nhà ngoài phốnhững năm 2000. Ngoài ra, nữ nghệ sĩ từng ghi dấu ấn với khán giả bằng những vai diễn trong các phim Cô thư ký xinh đẹp, Cổng mặt trời, Sóng gió cuộc đời...
Thúy Ngọc
'Cuộc sống nghệ sĩ Hoàng Lan còn tính từng ngày'
Sau 2 lần phẫu thuật cột sống, Hoàng Lan bị hoại tử lưng, vết lở ngày càng to và tay chân sưng phồng. Các nghệ sĩ đến thăm không khỏi xót xa khi chứng kiến tình cảnh hiện tại của bà.
" alt="Nghệ sĩ Hoàng Lan bệnh nặng nhưng xin ra viện bởi không còn tiền" />Nghệ sĩ Hoàng Lan bệnh nặng nhưng xin ra viện bởi không còn tiền Bảng báo giá này gồm 19 hạng mục vật tư, cho thấy chiếc xe phải thay toàn bộ cánh cửa trước bên trái, với chi phí gần 60 triệu đồng cho nguyên cánh cửa và hơn 71 triệu đồng cho khung tapi cửa. Ngoài ra là chi phí vật tư cho các phụ tùng có liên quan, như cơ cấu khóa cửa, khung nhựa trong tapi, ốp bệ tay tapi cửa, bản lề...
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe sang, đặc biệt là chi phí chính hãng, luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, gây bàn tán sôi nổi.
Hóa đơn trên đặc biệt gây chú ý hơn vì mới đây ở Thái Nguyên đã xảy ra một vụ va chạm hi hữu giữa xe máy với ô tô hạng sang Mercedes-Benz S400 đang mở cửa, dẫn tới hậu quả cánh cửa xe sang bị gãy.
Theo đó, chiếc Mercedes-Benz S400 đã chạy lùi lại một đoạn, sau đó tài xế để cửa xe mở khá lâu mà chưa ra ngay, đúng lúc có người đi xe máy lao tới, đâm gãy cửa ô tô.
Nhiều ý kiến cho rằng các hạng mục sửa chữa, thay thế của chính hãng thường vượt xa nhu cầu thực tế, một phần do nếu được bảo hiểm chi trả thì chủ xe có xu hướng muốn thay mới, làm mới, thay vì "chắp vá", tận dụng các bộ phận vẫn còn sử dụng được.
Khi được hỏi ý kiến về mức chi phí trên, một số người làm gara sửa chữa ô tô bên ngoài cho biết, cần phải xem thực tế mới có thể đưa ra báo giá chính xác. Theo đánh giá chủ quan của người này dựa trên hình ảnh chiếc xe sau va chạm trong tình huống trên, ước tính chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng có thể dao động ở mức hơn 100 triệu đồng.
Đương nhiên, khi xe có bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ chọn phương án khắc phục và xử lý sự cố theo cách tốt nhất, kéo theo chi phí cao. Thông thường, các hợp đồng bảo hiểm ô tô sẽ có tùy chọn (trả thêm phí) điều khoản bổ sung "Bảo hiểm sửa chữa xe tại Gara Chính hãng" và "Không tính khấu hao thay mới".
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nam thanh niên chạy xe máy tông gãy cửa Mercedes S400 đang đỗ bên đườngNữ tài xế chưa bước ra khỏi xe nhưng để cửa hé mở thì bất ngờ chiếc xe máy do một nam thanh niên điều khiển lao đến, tông gãy cửa chiếc Mercedes-Benz S400." alt="Chi phí sửa Mercedes S400 bị gãy cửa bằng cả chiếc Kia Morning cũ" />Chi phí sửa Mercedes S400 bị gãy cửa bằng cả chiếc Kia Morning cũ- Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Mansoura, 22h30 ngày 4/2: Đẳng cấp chênh lệch
- Tranh cãi tình huống xe tải tông vào 'ninja' đang sang đường: Ai đúng ai sai?
- 30 năm sưu tầm món đồ lạ, ông lão Sài Gòn sống đời an nhiên
- Trúng số nhưng giấu chồng, người phụ nữ mất số tiền lớn
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- Phan Đăng Hoàng mang tranh Lê Thị Lựu đến Milan Fashion Week
- 10 mẹo tiết kiệm gây tranh cãi của chuyên gia nổi tiếng Nhật Bản
- Người đàn bà lăng nhăng gặp họa vì thách thức tình địch
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Le Havre, 23h15 ngày 2/2: Dìm khách xuống đáy
Nguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:48 Pháp ...[详细] -
Khai tử xe động cơ đốt trong: Trăm mối lo của người dùng
". Trân trọng mời quý độc giả, người dùng xe, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu tham gia gửi bài viết tới email: [email protected]. Các bài viết sẽ được đăng tải và bình chọn bởi độc giả. Bài viết tốt nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn từ ban Ô tô - xe máy.Tóm lược vấn đề:
Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh).
Lộ trình có mục tiêu như sau:
Đến năm 2040, sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.
Để thực hiện lộ trình trên, Thủ tướng giao:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ liên quan...
- Bộ Tài chính xây dựng, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi hỗ trợ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh...
- Bộ Công thương chủ trì phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; sản xuất, cung ứng điện, năng lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu trong nước; mở rộng phối trộn, cung ứng nhiên liệu sinh học; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông; Bộ Giao thông vận tải đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch...
Dưới đây là tổng hợp từ phản hồi của độc giả:
Hàng chục triệu chiếc xe chạy xăng dầu sẽ "vứt" ở đâu?
Bày tỏ quan điểm của mình với VietNamNet, độc giả Dương Trung Kiên (Hà Nội) cho rằng, với lộ trình trên, chúng ta chỉ có khoảng trên dưới 20 năm nữa để thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông cũng như "sắm" cho bản thân và gia đình những chiếc xe mới phù hợp với tiêu chuẩn "xanh-sạch".
"Tôi nghĩ, vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường hay phát thải ra không khí,... không phải là điều mà nhiều người quá quan tâm. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc bản thân mình sẽ phải thải bỏ những chiếc ô tô, xe máy thế nào; đồng thời lo việc mua xe gì, bao nhiêu tiền trong những năm sắp tới. Áp lực sẽ đè nặng lên người dân bởi ai cũng phải thay xe, nhưng tiền ở đâu ra mới là quan trọng.", anh Kiên nói.
Độc giả Hoàng Minh cũng bình luận: "Hãy hình dung trong vòng 20 năm nữa mỗi các gia đình Việt Nam đều phải sắm ít nhất 1 phương tiện chạy điện mới. Sẽ có thêm hàng chục triệu ô tô xe máy chạy điện, đồng thời một lượng xe tương tự sử dụng động cơ đốt trong phải "vứt đi". Như vậy có phải là sự lãng phí lớn cho toàn xã hội không?".
Tương tự, độc giả Phạm Văn Tráng đặt vấn đề: "Một chiếc xe động cơ đốt trong dùng 20-30 năm vẫn chạy rất tốt, vậy mà mua vài năm đã phải bỏ đi thật uổng. Rồi những xe này biết để ở đâu, thải bỏ thế nào và việc xử lý ra sao? Việc thải bỏ lượng xe cũ khổng lồ như vậy có chắc là không gây ô nhiễm không?".
"Công nghệ đang thay đổi từng ngày mà chúng ta không thể đứng ngoài được. Trong những năm tới, tôi tin rằng thế giới và Việt Nam sẽ có nhiều cách chuyển đổi đơn giản hơn động cơ cho xe, từ chạy xăng dầu sang xe chạy điện. Ví dụ như vẫn giữ lại toàn bộ phần thân vỏ và chỉ thay thế động cơ.", độc giả Trinh Văn Vũ có góc nhìn 'tươi sáng' hơn về việc này.
Xe điện là tất yếu, nhưng cần khắc phục nhiều nhược điểm
Độc giả Thuận Thiên nêu quan điểm: "Điện hoá đang là xu hướng toàn cầu, nếu chậm chân tương lai Việt Nam có thể trở thành nơi tiêu thụ rác thài công nghiệp và thế hệ tương lai sống trong môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, cần có kế hoạch cụ thể để điện hoá phương tiện nào trước phương tiện nào sau, đô thị nào trước đô thị nào sau."
Cùng chung góc nhìn, độc giả Trịnh Minh Hiếu cho rằng, các nước châu Âu đã có lộ trình này từ lâu và hạn cuối để đưa mức phát thải CO2 về '0' là năm 2050. Thậm chí nhiều thành phố còn đặt ra mốc "khai tử" xe chạy xăng dầu vào năm 2040 chứ không phải 2050 như Việt Nam.
"Tất nhiên, chúng ta đi sau các nước về công nghệ và mức sống nhưng việc có lộ trình như vậy là điều rất tốt để người dân chuẩn bị và thay đổi thói quen. Thời gian tới, các hãng xe điện cũng phải khắc phục các vấn đề như công nghệ pin, hệ thống trạm sạc, độ an toàn,... để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lớn của người dân", anh Hiếu nói.
Độc giả Đoàn Dũng nêu ý kiến: "Ủng hộ Chính phủ có lộ trình xa như vậy, người dân và các hãng xe còn có kế hoạch mua sắm, sử dụng xe. Nhưng cũng mong Chính phủ quan tâm đến năng lượng sạch, nhất là điện sạch. Chứ đốt than làm điện để chạy xe thì quá tội."
"Thế lộ trình phát triển năng lượng điện đến năm 2050 như thế nào? Cái này mới cần phải có trước để đảm bảo an ninh năng lượng cho hàng chục triệu phương tiện chạy điện", độc giả Nguyễn Như Bốn nêu ý kiến.
"Theo tôi biết, EU cam kết phát triển mạng lưới đạt 1 triệu trạm sạc vào năm 2025 và 3,5 triệu trạm sạc vào năm 2030. Việt Nam cũng cần quan tâm đến kế hoạch ngắn và trung hạn trước. Ví dụ cần làm rõ vào năm 2030 phải có bao nhiêu trạm sạc, đủ sức đáp ứng cho bao nhiêu xe. Khi hướng toàn dân sang sử dụng xe điện là điều rất khác so với việc một vài người sử dụng như hiện nay", độc giả Vũ Minh bình luận.
Với góc nhìn từ một người mua xe, độc giả Bình Nguyễn viết: "Để hiện thực hoá lộ trình trên thì vai trò của các hãng sản xuất ô tô, xe máy rất quan trọng. Ngoài các mẫu xe sang, cần phải có các loại xe điện bình dân giá rẻ cho người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận. Như vậy mới mong xoá bỏ hoàn toàn xe ô tô động cơ đốt trong một cách triệt để".
"Làm thế nào để đến năm 2040, xe điện tiện lợi hơn, đi được xa hơn và quan trọng nhất là giá xe điện rẻ bằng một nửa xe chạy xăng dầu thì lúc đó người dân sẵn sàng chuyển sang xe điện ngay", độc giả Hoàng Anh chia sẻ.
Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! Loạt ô tô được đồn đoán sẽ khai tử tại Việt Nam Bộ ba mẫu xe xăng của VinFast, Hyundai Kona cùng với Ford EcoSport được cho là sẽ khai tử tại thị trường Việt trong năm 2022.
" alt="Khai tử xe động cơ đốt trong: Trăm mối lo của người dùng" /> ...[详细] -
Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?
Lái xe trên đường cao tốc có khó hơn đi đường phố hoặc đường quốc lộ, tỉnh lộ hay không? (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp) Dưới đây là bài viết của độc giả Vũ Văn Hùng (53 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về cho VietNamNet nêu quan điểm xung quanh vấn đề này:
Cá nhân tôi không dám phán xét việc đề xuất đưa nội dung lái xe ô tô trên đường cao tốc vào nội dung học lái xe là đúng hay sai, cần thiết hay không, bởi các cơ quan hữu quan chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, xin mạn phép đưa ra một vài góc nhìn.Tôi từng nhiều năm lái xe cho một số doanh nghiệp nhà nước, từ xe con, xe đưa đón cán bộ, thậm chí cả xe tải,… được đặt chân đến hầu hết các tỉnh của 3 miền đất nước.
Nếu chia các loại đường của Việt Nam chúng ta thành 3 loại chính là đường phố (trong đô thị, khu đông dân cư), đường trường (các loại quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…) và đường cao tốc thì đa số cánh lái xe chúng tôi cho rằng, chạy đường cao tốc là dễ nhất.
Lý do là đường cao khá đẹp, rộng rãi, ít giao lộ và không có xe máy (trừ một số tuyến được gọi là cao tốc nhưng vẫn cho xe máy chạy chung tôi không tiện nêu tên). Lái xe trên đường cao tốc thường chỉ cần chú ý đi đúng làn, đúng vận tốc cho phép và giữ đúng khoảng cách là đã đảm bảo an toàn đến trên 90% rồi.
Chưa kể, các xe ô tô con đời mới hiện nay rất hiện đại, có trang bị nhiều tính năng hỗ trợ người lái như cruise control, giữ làn đường, cảnh báo va chạm, bản đồ,… nên thực sự lái xe trên cao tốc rất nhàn.
Trong khi đó, đi đường trường như đường nông thôn, đường đèo dốc,... có tính phức tạp cao nhất, lái xe luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm, xung đột giao thông lớn, nhiều phương tiện cắt ngang, hay thậm chí cả động vật như bò, chó,… bất chợt chạy ra đường. Còn đi đường phố thì tất nhiên là rất mệt, nhất là khi phải nhích từng mét do tắc đường.
Vậy, lái xe ở cao tốc khó hay dễ?
Nói lái xe trên cao tốc nhàn nhất nhưng không có nghĩa là lái xe trên cao tốc là “dễ" nhất, bởi đường cao tốc được thiết kế đi với tốc độ rất cao, mọi sai lầm, bất cẩn có thể không có cơ hội sửa sai, thậm chí trả giá đắt bằng cả mạng sống. Do vậy đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý nhất định.
Tôi lấy ví dụ như đi trên cao tốc, nếu lái xe với tốc độ chậm thì nên sang làn bên phải, nhường làn bên trái ngoài cùng cho những xe có tốc độ cao hơn. Hay khi nhập làn vào cao tốc cần nhập vào từ làn ngoài cùng bên phải, rồi quan sát và tăng tốc dần,...
Quay trở lại với việc đề xuất bắt buộc người học lái ô tô phải được thực hành trên đường cao tốc trước khi cấp giấy phép lái xe, tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt giúp những học viên nắm được những kỹ năng cơ bản khi đi trên cao tốc. Tuy vậy, đề xuất này lại thiếu khả thi trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất, đường cao tốc với lưu lượng phương tiện lớn và tốc độ cao tuyệt đối không phải là "bãi thử" cho những tay tập lái còn chưa được cấp bằng. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Còn để các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe bỏ kinh phí để tự xây dựng một đoạn đường vài chục km theo chuẩn đường cao tốc chỉ để học viên tập lái là điều không thể.
Thứ hai, đi trên cao tốc tất nhiên phải trả thêm tiền, bao gồm tiền xăng xe, tiền phí đường bộ,... khi bổ sung thêm học phần này vào chương trình đào tạo lái xe sẽ cộng thêm không ít chi phí, tạo gánh nặng lớn lên học viên mà chưa biết hiệu quả đến đâu.
Hơn nữa, như tôi nói ở trên, với 3 loại đường chính thì đường trường có tính phức tạp cao, dễ xảy ra tai nạn nhất. Khi học lái xe, chúng ta đã được thực hành trên loại đường này thì việc thực hành trên loại đường “nhàn chân” hơn như cao tốc là không cần thiết.
Và thứ ba, khi học lái xe, học viên luôn được dạy các bài đi chậm rồi mới đến đi nhanh. Nếu đi chậm trong bãi tập hoặc các đoạn đường trường (dù là ít ỏi) còn chưa thạo, chưa xử lý tốt thì việc dạy ngay học viên đi với vận tốc trên dưới 100 km/h chẳng khác nào "chưa học bò đã lo học chạy".
Mặt khác, trong khi chương trình học lái xe mới đây đã có phần mô phỏng tình huống trên ca-bin rồi, nên chăng kết hợp các tình huống lái xe cơ bản trên cao tốc như nhập làn, chuyển làn, vượt xe,... trên các phần mềm này, vừa thiết thực lại vừa giúp học viên có thêm kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, lái xe là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, thậm chí những người được gọi là "tài già" như chúng tôi vẫn không thể nói rằng mình lái tốt và chủ quan được.
Do vậy, tôi nghĩ các trung tâm tổ chức bổ túc thêm cho học viên về kỹ năng đi trên cao tốc sau khi được cấp bằng sẽ là phù hợp hơn thay vì bắt buộc một cách khiên cưỡng, gây tốn kém mà hiệu quả không cao.
Độc giả Vũ Văn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?" /> ...[详细] -
Thu Trang hôn Tiến Luật giữa phố, ra Hà Nội xem concert 'Anh trai' ủng hộ chồng
Được biết đến như một trong những cặp đôi vàng của showbiz Việt, Thu Trang và Tiến Luật không chỉ có cuộc sống gia đình viên mãn mà còn gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp nghệ thuật. Thu Trang, Tiến Luật vui đùa bên nhau:
Ảnh: NVCC
Thu Trang lên tiếng khi bị nhắc tên trong ồn ào với Minh DựThu Trang cho biết mối quan hệ giữa cô và Minh Dự vẫn bình thường. Cô không hiểu vì sao xảy ra chuyện ồn ào." alt="Thu Trang hôn Tiến Luật giữa phố, ra Hà Nội xem concert 'Anh trai' ủng hộ chồng" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Jubail, 20h15 ngày 4/2: Khách ‘tạch’
Hư Vân - 04/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'
Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi của mỗi cá nhân cả cộng đồng và xã hội, văn hóa có sức mạnh to lớn - nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức và nhân cách con người. Là bộ phận cấu thành đặc sắc của văn hóa, văn học nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với đời sống, đấu tranh quyết liệt giữa cũ và mới, giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa tích cực và tiêu cực.
VietNamNet giới thiệu loạt bài phỏng vấn những chính khách, nhà nghiên cứu văn hoá về kỳ vọng của họ để thông điệp từ Hội nghị này sẽ trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Và đúng 75 năm sau sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao ấy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương có những chia sẻ với VietNamNet trước thềm Hội nghị.
Ông Nguyễn Thế Kỷ. - Hội nghị Văn hoá toàn quốc dự kiến tổ chức vào 24/11 tới, trước thềm hội nghị, ông có suy nghĩ gì?
Trước hết tôi muốn nói một điều mà một số cơ quan báo chí khi nêu về hội nghị này, nói rằng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ ba là không đúng, không phải 60, 70 năm mới tổ chức một hội nghị văn hoá đâu.
Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tổ chức vào 24/11/1946. Hội nghị thứ hai là giữa tháng 7/1948. Sau đó, do điều kiện kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nên Đảng, Nhà nước ta không sử dụng hình thức tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc như vậy nữa. Nhưng chúng ta còn rất nhiều hội nghị văn hoá, văn nghệ; nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về Văn hoá văn nghệ. Do đó, không nên gọi đây là hội nghị thứ ba.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào ngày 24/11 năm nay đúng vào thời khắc đất nước ta, sự nghiệp văn hóa của ta đang đứng trước một thời cơ, một bước ngoặt lớn - chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ hơn; chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tâm thế mới, khát vọng mới. Trong rất nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội, có lĩnh vực văn hoá. Chúng ta đã có quá trình 75 năm xây dựng, phát triển văn hóa, con người, giờ nhìn lại, đánh giá toàn diện để kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của con người, văn hoá Việt Nam, bổ sung thêm những nội dung, nội hàm mới về khoa học, dân chủ, nhân văn…
Chúng ta đã nghe các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý, các chuyên gia nói về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, văn hoá số, truyền thông số… Những nền tảng công nghệ rất mới, rất hiện đại tác động vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội và mỗi con người. Chúng ta có cách nhìn mới, thông minh hơn, xa rộng hơn để ứng xử, để hành động, để sáng tạo, kể cả trong lĩnh vực phát triển văn hoá, con người.
Chúng ta cũng đã vận hành rất sâu, đồng bộ, mạnh mẽ cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế thị trường nói chung bao giờ cũng có mặt tích cực và mặt hệ lụy kèm theo. Mặt tích cực là làm cho nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung có nhiều không gian, dư địa để phát triển, có thêm cả sức sống mới, nhiều nguồn lực mới, nhiều sáng tạo mới. Nhưng bên cạnh đó, có những sản phẩm văn hoá có thể bị biến thành món hàng để kiếm lợi một cách thuần tuý, chỉ tính đến giá trị kinh tế mà không quan tâm đến yếu tố xã hội và con người, từ đó nảy sinh những mặt tiêu cực.
Rõ ràng đây là thời kỳ mà chúng ta đang ở trong bước chuyển mới, cả thời cơ và cả thách thức. Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này một mặt là để triển khai nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhưng thực ra không chỉ có thế mà cao hơn là nhận thức sâu sắc, toàn diện và đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, chính sách của Nhà nước về văn hoá, đưa sự nghiệp văn hóa bước sang giai đoạn mới cao hơn, nhanh và bền vững hơn.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh như vũ bão, nếu không chú ý đúng mức đến vị trí, vai trò của văn hóa sẽ có thể gây ra những hệ lụy như thế nào thưa ông?
Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, quá trình số hoá tác động đến mọi lĩnh vực, mọi nhà, mọi người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Đương nhiên cuộc cách mạng này sẽ đưa ra nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển ở nhiều lĩnh vực nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong báo chí, truyền thông là vấn nạn tin giả, thông tin, hình ảnh, sản phẩm văn hóa xấu độc, là những ứng xử không đúng mực, phản cảm, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân.
Chúng ta phải thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Giới trẻ cũng phải có những chuẩn mực giá trị của mình. Có lẽ chúng ta phải xây dựng một hệ giá trị bằng những từ ngữ hàm súc, cô đọng, khái quát. Phải có những thang giá trị cho những nhóm người trong xã hội. Cái chung chi phối cái riêng, cái riêng làm giàu cho cái chung. Từ đó, chúng ta mới phát triển văn hoá và xây dựng con người một cách tốt đẹp và bền vững được.
Nếu chúng ta phát triển chính trị, kinh tế, xã hội mà không có chiều sâu văn hoá, không có hệ điều tiết bằng văn hóa, không coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không tạo dựng cho mình một bản lĩnh, một "sức đề kháng" văn hoá tốt, chúng ta sẽ bị những sản phẩm văn hoá tiêu cực, độc hại tác động, thậm chi lấn lướt. Giới trẻ của ta, các bạn có nhiều ước mơ, hoài bão, háo hức đổi mới, ưa chuộng điều mới lạ. Có những cái mới có giá trị thực nhưng cũng có những cái mới chỉ hàm chức những giá trị ảo. Thậm chí trên mạng có những người xăm trổ, ăn nói tục tĩu, hành vi phản cảm nhưng cũng kéo được một lượng người vào a dua, tán thưởng, đó là những hệ luỵ rất dễ thấy.
Hệ luỵ lớn nhất là khi chúng ta đánh mất bản chất, bản sắc văn hoá dân tộc, đi ra thế giới mà không có "căn cước văn hoá" của dân tộc mình, đất nước minh thì dễ bị hoà tan, bị xâm thực. Lịch sử dân tộc ta đã nói lên một cách sinh động và thuyết phục điều này. Chúng ta bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm bị các thế lực ngoại bang xâm lăng, nô dịch. Nhưng cuối cùng, sức mạnh văn hoá Việt Nam đã giúp chúng ta không chỉ tồn tại mà chiến thắng và vững vàng.
Việc chúng ta tạo cho mình một bản sắc, bản lĩnh văn hoá, có nguồn sức mạnh nội sinh thì văn hoá mới thực sự vừa là động lực, mục tiêu để phát triển bền vững đất nước, cùng với đó là phát triển con người. Con người vừa là sản phẩm của văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Nền văn hoá của chúng ta là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính chất dân chủ, khoa học, tiên tiến, nhân văn.
- Theo ông, văn hóa có sức mạnh đặc biệt như thế nào với hệ giá trị con người trong thời kỳ mới?
Văn hoá là hệ giá trị, là thước đo, là chuẩn mực để điều tiết mọi hoạt động của toàn xã hội và từng con người. Chúng ta nhìn vào những thang giá trị chung của văn hoá, con người Việt Nam để rèn luyện, phấn đấu đạt được những giá trị đích thực, bền vững, lâu dài. Hệ giá trị mới của quốc gia, của văn hóa Việt Nam hiện nay là đất nước độc lập, thống nhất, con người tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng, cùng phát triển; trong xã hội thì người thương người, tôn trọng, hiếu kính tổ tiên; kế thừa, phát huy các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, nhất là các di sản và giá trị đã được UNESCO công nhận ở tầm cỡ thế giới.
Khi chúng ta xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay, thì đó là những giá trị đã được xây dựng, vun đắp, rèn giũa, hun đúc hàng nghìn năm. Đó là lòng yêu nước, là tình đoàn kết, sát cánh bên nhau trong phòng chống giặc dã, thiên tai; là dũng cảm, cần cù, tài trí, hiếu học, sáng tạo; là đức tính khiêm nhường, sự hoà hiếu, nhân văn, khoan dung… Từ những chuẩn mực như thế, mỗi người soi vào đó để thấy tình yêu đất nước, quê hương, với cộng đồng, với con người, với thiên nhiên của mình như thế nào, từ đó điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình. Những giá trị ấy có ý nghĩa như những khuôn mẫu để mọi người noi theo.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương - Vậy theo ông, đầu tư cho văn hoá trong thời đại mới phải bắt đầu từ đâu?
Cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư cho văn hoá thực chất là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người thực chất là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, đầu tư cho tương lai vững chắc. Do vậy chúng ta phải chăm lo cho con người, vì con người, từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người". "Trồng người" là bồi đắp những giá trị vật chất, tinh thần cho con người. Con người Việt Nam mới không chỉ có nhận thức, ý thức, tri thức, trình độ, năng lực mà còn phải có thể chất, có tâm hồn, có đạo đức, ngày càng phải khoẻ mạnh hơn. Muốn đi với thế giới, làm chủ thế giới, ngoài tài năng, bản lĩnh, phương pháp, còn phải có sức khoẻ. Đầu tư cho con người là đầu tư tất cả mọi thứ. Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường, các hoạt động khác.
Để chấn hưng văn hóa, xây dựng con người, cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hoá một cách chuyên nghiệp hơn, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có tình yêu, khát khao để đưa văn hoá đất nước đi lên.
-Ông kỳ vọng về hội nghị Văn hoá toàn quốc sắp tới?
Hội nghị được tổ chức trực tuyến và trực tiếp, làm trong phòng Diên Hồng của tòa nhà Quốc hội, với khoảng trên 500 đại biểu tham dự trực tiếp, được nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố, ban, bộ, ngành, đoàn thể trực thuộc Trung ương và có thể kết nối đến các huyện, quận.
Hội nghị văn hóa toàn quốc là dịp để chúng ta nhìn về văn hoá một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, có chiều sâu và đầy đủ hơn. Từ đó, chúng ta xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hoá và con người cho nhiều năm sắp tới. Do đó, tôi mong trước hết về mặt nhận thức, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các cấp, ngành và người dân một lần nữa quán triệt sâu sắc hơn đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa.
Thứ hai là từ việc chúng ta nhận ra những mặt mạnh, mặt ưu điểm để phát huy; nhận rõ và đầy đủ ưu điểm, thành tựu và khắc phục những hạn chế, yếu kém, đưa việc phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ tới sẽ có những bước đi mạnh mẽ, vững chãi hơn. Tôi cũng muốn qua hội nghị, chúng ta quan tâm hơn đến việc thể chế hoá những đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước bằng pháp luật, cơ chế. Nghị quyết của Đảng là những quan điểm, đường lối nhưng muốn đi vào đời sống phải thể chế hoá bằng những chính sách.
Văn hoá là một mặt trận, tác động của văn hoá trong đời sống rất lớn. Muốn xây dựng nền văn hoá vững mạnh, chúng ta phải có những con người phù hợp với những bước đi mới của dân tộc. Đó là những người làm văn hoá có năng lực, trình độ, đạo đức, từ cấp cao đến cấp cơ sở. Muốn làm được phải chú ý đến khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Tình Lê
Bài 3: Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cần trở thành những tấm gương sáng
Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cườngBộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử." alt="'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'" /> ...[详细] -
Mẹ chồng nàng dâu tập 341: Mẹ chồng viết thư, gửi gắm tâm tình cho con dâu
Mẹ chồng Kiều Oanh và con dâu Ngọc Khánh đến với chương trình Mẹ chồng nàng dâutrong một lần về thăm Việt Nam. Chương trình Mẹ chồng nàng dâusố 341 chia sẻ câu chuyện của MC Ngọc Khánh và mẹ chồng Vương Kiều Oanh, cả hai hiện sống ở Mỹ.
MC Ngọc Khánh tên thật là Trần Ngọc Nguyên Khánh, là gương mặt nổi bật trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Cô từng tham gia nhiều cuộc thi sắc đẹp và đạt các danh hiệu cao. Hiện tại Ngọc Khánh đang là MC, doanh nhân và giảng viên dạy xây dựng phong cách ở Mỹ. Ngoài ra, Ngọc Khánh còn được biết đến là em dâu của hoa hậu Hà Kiều Anh.
Bà Oanh cho biết, trước khi Khánh về làm dâu, bà đã biết cô từ lâu. Lần đầu bà gặp cô là cách đây hơn 10 năm khi cùng sinh hoạt trong hội nghệ sĩ tại Mỹ. Lần đó, nhóm đi dã ngoại, Khánh làm MC, hướng dẫn, giúp đỡ mọi người rất nhiều trong chuyến đi.
Lúc đó, bà đã nghĩ: "Cô gái này dễ thương, xinh đẹp, nhiệt tình mà còn vui vẻ, giá mà con mình lấy được người như thế này thì thích quá”.
Ngọc Khánh sau đó làm bạn với con trai bà Oanh trong 2 năm rồi mới bước vào quan hệ yêu đương. Chỉ nửa năm sau đó, 2 người làm lễ ăn hỏi nhưng đám cưới thì bị hoãn đến bây giờ vì ngày đó vướng dịch Covid-19. Đến nay, cặp đôi đã có 2 bé gái sinh đôi 3 tuổi rưỡi.
Trong suốt 5 năm làm dâu, Ngọc Khánh thừa nhận mẹ chồng luôn quan tâm, yêu thương cô, thậm chí có những thời điểm cô cảm thấy mình bị “ngợp” vì bà quan tâm con dâu quá kỹ.
Ngọc Khánh chia sẻ, cô vốn sống tự lập. Ở Mỹ, cô cũng sống một mình, không sống cùng người thân nên khi về làm dâu, cô khó thích nghi với cách chăm sóc của mẹ chồng. Cô nhớ, một lần phải mổ u, mẹ chồng nằng nặc mời con dâu sắp cưới sang nhà để bà tiện chăm sóc.
Ban đầu, cô ngại ngùng không sang, ngày nào bà cũng mang cơm 3 lần sang nhà cô cách nhà bà 30-45 phút lái xe. Có những hôm bà sắp sẵn đồ ăn ra đĩa, nếu con dâu ngủ thì viết giấy để lại dặn dò. Nghĩ lại những tình cảm mẹ chồng dành cho mình, Ngọc Khánh cảm thấy rất biết ơn và thương mẹ.
Sau khi về làm dâu, cô thừa nhận hai mẹ con có nhiều điểm hợp nhau như thích nấu ăn, thích không khí gia đình, thích cách bà chăm sóc rất nhẹ nhàng... Tuy nhiên, không dễ dàng như cô nghĩ, về làm dâu rồi những “bất ổn” mới nảy sinh.
“Thời điểm đó, em bị ngợp với quá nhiều sự quan tâm. Tính em thì xưa nay có chuyện gì chỉ muốn chia sẻ giữa 2 vợ chồng, chứ không muốn chia sẻ quá nhiều người nhưng mẹ lại muốn em chia sẻ nhiều hơn. Rồi vì bà quá thương con nên khi em ốm nghén, bà cứ nói nghỉ làm đi, về đây mẹ chăm. Em thì nghĩ ‘sao bà biết mình yêu nghề vậy mà lại nói mình nghỉ làm?’… Đã có lúc em nghĩ mẹ không thương em” – Ngọc Khánh chia sẻ.
Về phía bà Oanh, bà biết thời kỳ thai nghén, con dâu rất mệt mỏi vì mang thai đôi, người lại nhỏ xíu nên rất muốn được chăm sóc con. Nhưng ở góc nhìn của bà, Ngọc Khánh có vẻ không muốn mở lòng đón nhận. Có những khi bà gọi điện thoại, con dâu không nghe máy, không làm thế nào để liên lạc được nên bà rất lo lắng.
Nhưng bà vẫn luôn im lặng, không trách móc con vì biết phụ nữ mang thai rất mệt mỏi, hoóc-môn lại thay đổi. “Tất cả đều phải ưu tiên cho bà bầu” – bà chia sẻ.
Trong quá trình nuôi con, chăm cháu, hai mẹ con đôi khi có những hiểu nhầm khiến bà Oanh cảm thấy tổn thương. Tuy nhiên, là người tâm hướng Phật, quan điểm của bà là tất cả mọi chuyện đều có thể qua đi theo thời gian. Bà chỉ giữ lại những chuyện vui, và bỏ qua hết những chuyện buồn. Còn Ngọc Khánh thì càng thấy thương mẹ chồng nhiều hơn sau quãng thời gian bà giúp chăm 2 bé sinh đôi. “Hai bé sinh non 7 tháng nên nuôi rất khó. Nhưng mẹ cứ âm thầm chăm sóc như vậy khiến mình thương vô cùng”.
Chiêm nghiệm lại khoảng thời gian “bất ổn” giữa mẹ chồng nàng dâu, Ngọc Khánh bất ngờ lên tiếng xin lỗi mẹ chồng, nước mắt nghẹn ngào: “Đầu tiên, con muốn xin lỗi mẹ. Con biết con là một nàng dâu cứng đầu và đã làm mẹ buồn nhiều lắm. Ngoài ra, con rất cảm ơn những gì mà mẹ đã cùng con trải qua”.
Cuối chương trình, bà Oanh bất ngờ gửi gắm tâm tình đến nàng dâu Ngọc Khánh qua bức thư tay đầy xúc động khiến ai cũng rưng rưng.
Giờ đây khi đã làm mẹ 2 con, Ngọc Khánh càng thấm thía tình cảm, sự quan tâm thầm lặng mà mẹ Oanh dành cho cô. Qua những trải nghiệm của chính mình, nữ MC nhắn nhủ đến khán giả: “Đôi khi mình thương mà mình không nói ra là thiệt thòi cho cả hai. Mình không mở lòng thì mọi người sẽ không hiểu. Khi chúng ta đã chọn gia đình là nơi để về thì nên nghĩ nhiều về cảm xúc của mọi người trong gia đình chứ không chỉ nghĩ cho cảm xúc của bản thân mình được”.
Mẹ chồng bán hàng rong sành điệu bất ngờ, chiều chuộng con dâu hết mực
30 năm buôn bán vất vả, bà Nhung tự lập về tài chính, chưa từng nhờ vả các con. Ngược lại, bà không chỉ giúp các con chăm cháu, cơm nước, mà còn chi tiền cho gia đình đi du lịch." alt="Mẹ chồng nàng dâu tập 341: Mẹ chồng viết thư, gửi gắm tâm tình cho con dâu" /> ...[详细] -
Thế hệ ứng viên không vâng lời
Theo dữ liệu được thu thập bởi công ty tư vấn Enchanting vào năm 2021, 91% người tìm việc tích cực điều tra lịch sử và tin tức tiêu cực của công ty. 90% người được hỏi cho biết danh tiếng của công ty sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển của họ.
Ứng viên sử dụng kỹ năng tìm kiếm trên Internet để điều tra công ty dựa vào các nền tảng như Tianyancha, Maimai, Zhihu... Điều này phá vỡ truyền thống đơn phương lựa chọn nhân tài của các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những yêu cầu mới và cao hơn đối với nhà tuyển dụng.
Zhao Hao, giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Châu Âu, cho rằng đối với các doanh nghiệp, "dòng chảy ngược" của thế hệ Gen Z cũng như một thách thức, truyền đi một tín hiệu quan trọng về phía doanh nghiệp.
Công ty không phải gia đình
Tuyển dụng ngày nay ngang bằng với bán việc làm. Các doanh nghiệp cần tích cực suy nghĩ về nhu cầu của giới trẻ, nhiệt tình hơn để "bán vị trí" mình cần cho Gen Z để có thế hệ nhân tài mới.
Gen Z đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bộ phận nhân sự của các công ty. Trước đây, ứng viên quan tâm nhiều hơn đến mức lương, lộ trình thăng tiến và tăng bậc lương.
Hiện nay, người trẻ có cách tiếp cận khác, không chỉ chú tâm vào văn hóa doanh nghiệp mà còn chú ý đến chiến lược phát triển của công ty và phong cách lãnh đạo.
Những điều Gen Z chú ý thường là các điểm nổi bật mà hầu hết công ty còn thiếu, cũng là những hướng phát triển tiềm năng thường bị ban lãnh đạo bỏ qua. Hành vi của các nhân viên trẻ giống như đang sàng lọc công ty phù hợp, nhưng thực tế, họ đang điều hướng doanh nghiệp bứt phá để thành công trong cuộc chiến giành nhân tài.
Ví dụ, mọi người thường cho rằng mức lương cao mà các ông lớn ngành công nghệ đưa ra là yếu tố quan trọng thu hút người trẻ. Thực tế, cuộc khảo sát của Zhaopin năm 2021 cho thấy 3 lý do chính cho sự phổ biến của các công ty công nghệ là các cá nhân đơn giản, hạnh phúc trong công việc và địa vị xã hội. Lương cao chỉ xếp giữa danh sách.
Gen Z chú ý nhiều hơn đến sự khác biệt giữa các cá nhân có thể cảm nhận trực tiếp, chẳng hạn cấp trên có đóng vai trò như một "người thầy" hay không, liệu có sự tôn trọng của những người đi trước và đồng nghiệp đủ hòa đồng.
Báo cáo khảo sát do Maimai đưa ra cho thấy hơn một nửa số người được hỏi tin rằng công ty không dành cho họ sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ, và hơn 30% không có cảm giác thân thuộc với tập thể.
Trước đây, các công ty thường rao giảng khẩu hiệu "Hãy xem công ty như gia đình", nhưng bây giờ Gen Z đáp lại thẳng thừng "Công ty không phải nhà của tôi".
Thái độ rõ ràng này được phản ánh trong tỷ lệ thay đổi công việc cao, mức độ tương tác thấp và tần suất nhảy việc cao của các nhân viên Gen Z.
Cuộc đua giành giật nhân tài
Đối với các công ty không thể trả lương cao, họ có thể bù đắp bằng cách đưa thông tin hiệu quả trong các quảng cáo tuyển dụng và phỏng vấn, đánh vào nhu cầu của ứng viên.
Một nghiên cứu năm 2022 của Viện Tâm lý học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cũng cho thấy những nhân viên Gen Z trước tiên mong muốn sự tôn trọng và tự do trong công việc, tiếp theo là không gian phát triển và thăng tiến cá nhân, cuối cùng là cảm xúc gắn bó.
Các phần thưởng vật chất trực tiếp như tiền lương, tiền thưởng thường không phải mối quan tâm hàng đầu. Trên các diễn đàn công khai như Weibo và Douban, nhiều người trẻ có đồng quan điểm, và nhiều người cho biết họ quan tâm nhiều hơn đến giá trị cá nhân có được khẳng định hay không.
Cuộc khảo sát năm 2022 của The Paperphát hiện các yếu tố "thành phố lớn", "thành công" và "nhà máy lớn" có tầm quan trọng giảm nhanh nhất trong tâm trí Gen Z.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty mới thành lập, nhấn mạnh vào mục tiêu giúp nhân viên đạt được sự phát triển bản thân, nâng cao giá trị cá nhân trong tuyển dụng có thể mang lại ấn tượng ban đầu tốt hơn.
Thay vì hỏi "Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?", thông điệp "Tại sao bạn nên tham gia với chúng tôi?" có sức thuyết phục hơn đối với người tìm việc.
Ngoài cạnh tranh để tìm kiếm nhân tài, việc đào sâu những gì Gen Z coi trọng trong "dòng chảy ngược" cũng có thể mang đến cho các công ty những ý tưởng quản lý mới, từ bỏ các quy định lỗi thời và bắt kịp xu hướng thời đại.
Yêu cầu của thế hệ Z đối với doanh nghiệp thiên về tình cảm và tinh thần, đồng thời suy nghĩ của họ cũng nhấn mạnh đến sự cá nhân hóa và tôn trọng các cá nhân.
Để không bị ứng viên đánh giá thấp, nhiều công ty phải cố gắng ngăn chặn thông tin xấu bị phát tán, thậm chí cấm nhân viên đăng bình luận về doanh nghiệp mình trên mạng.
Tuy nhiên, Gen Z là thế hệ lớn lên trong không gian mạng. Họ có thể tìm kiếm mọi thông tin, từ bình luận xấu, đến các thông tin chuyên sâu như nền tảng đầu tư của doanh nghiệp.
Trừ khi công ty không thể để lại bất kỳ thông tin tiêu cực nào trên Internet, một khi bị đào bới, nó sẽ tạo thành hiệu ứng "quả cầu tuyết", ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp.
Đối với các công ty, câu hỏi quan trọng hơn trong giai đoạn này là suy nghĩ xem họ sẽ phát triển như thế nào. Không phải tất cả người tìm việc thuộc Gen Z đều chỉ đề cao giá trị bản thân và các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Mỗi nhóm người phù hợp với các công ty khác nhau. Có sự lựa chọn hai chiều giữa công ty và người tìm việc, ảnh hưởng hai chiều giữa công ty và nhân viên.
Công ty nên biết kiểu nhân viên nào phù hợp với quỹ đạo phát triển của doanh nghiệp. Trong khi cố gắng tìm hiểu nhu cầu của Gen Z, ban lãnh đạo cũng phải có cái nhìn dài hạn hơn, hiểu các vấn đề xã hội và cơ hội tiềm năng đằng sau hiện tượng này.
Theo Zing
" alt="Thế hệ ứng viên không vâng lời" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên
Hư Vân - 03/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Hẹn ăn trưa tập 387: Cô gái bật khóc phát hiện người yêu cũ mất vì ung thư
Hai người tham gia chương trình. Thế Quảng làm việc trong lĩnh vực thiết kế thời trang chuyên nghiệp hơn 10 năm. Để phát triển kinh tế, anh mở một cửa hàng kinh doanh đồng phục bệnh viện, học sinh... tại Quận 8, TP.HCM. Đồng thời, anh đang làm huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Năm 2018, Quảng lập gia đình. Nhưng cả hai đều vi phạm những giới hạn mà họ cùng thống nhất trước khi về sống chung nhà. Vì thế, cuộc hôn nhân của anh tan vỡ sau 15 tháng.
Thu Thủy cảm thấy "'hơi áp lực vì Quảng đã có gia đình và ly hôn. Nhưng em nghĩ họ có nhiều lí do để không đến với nhau được lâu dài. Nếu hai người hợp nhau thì vẫn có thể tiến tới với nhau được".
"Chuyện gãy đổ hôn nhân không phải là vấn đề, quan trọng là sau đổ vỡ đó họ hoàn thiện bản thân như thế nào", MC Tô Nhi A nói.
Thu Thủy đang làm kế toán tại công ty may ở Thủ Đức, TP.HCM. Bố cô mới mất năm ngoái, vì thế cô băn khoăn sau khi kết hôn có thể vẫn được sống cùng mẹ hay không.
Quảng là con út trong gia đình có 4 anh chị em. "Bố mẹ tôi 84 tuổi vẫn khỏe, tự chăm sóc nhau ở quê. Trước giờ, bố mẹ không can thiệp cuộc sống riêng của con nên không bắt phải về quê sống cùng", Quảng chia sẻ về việc sau kết hôn vợ anh sẽ không bị áp lực phải về quê.
Thủy trải qua 2 mối tình. Mối tình đầu là từ thời đại học với một người làm trong ngành công an. Do đặc thù công việc, người yêu dành nhiều thời gian cho công việc, lễ Tết phải đi trực nên không có thời gian nhiều cho Thủy. Chuyện tình của hai người không sâu sắc, rời rạc, kéo dài hơn 1 năm thì dừng lại.
Sau đó, Thủy có mối tình 3 năm với một người làm trong lĩnh vực thiết kế thời trang. Anh này rất yêu chiều cô. Cả hai chưa bao giờ cãi nhau, giận nhau, nhiều lần cùng nhau về nhà bố mẹ hai bên chơi.
Bỗng nhiên một ngày người yêu của Thủy nói: “Thôi chúng ta dừng lại đi. Chúng ta không hợp nhau”. Sau đó, anh chặn mọi phương thức liên lạc với cô.
Đột ngột bị chia tay, Thủy hụt hẫng. "Chúng em không cãi nhau hay mâu thuẫn gì mà anh lại đối xử với em như vậy. Em cũng không hỏi lại vì sao, em nghĩ anh có người mới rồi nên cũng không liên hệ luôn", Thủy nhớ lại.
Sau đó, cô không dám mở lòng với người mới. Cô trở nên hoài nghi bản thân, không dám quen ai vì không biết mình có khuyết điểm gì và sợ phải đối diện với đổ vỡ một lần nữa.
Hơn 2 năm sau, Thủy tình cờ gặp lại mẹ bạn trai cũ. Cô vẫn lịch sự tiến tới chào hỏi. "Bác ấy rơm rớm nước mắt nói “Thằng Tâm mất vì ung thư rồi”, Thủy nghẹn ngào không cầm được nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc ấy.
Cô choáng váng khi biết tin người yêu cũ của mình đã mất mà không ai cho cô biết tin. Ba năm trước, người yêu phát hiện bị ung thư nhưng giấu cô. Tự anh chịu đựng một mình, chiến đấu với bệnh tật nhưng không qua khỏi.
"Em cảm giác anh đó vẫn thương em, không muốn em phải khổ nên chủ động chia tay", Thủy nói trong làn nước mắt.
Câu chuyện tình yêu buồn đã trôi qua 5 năm, nhưng Thủy vẫn rất xúc động khi nhớ lại. Cô xin lỗi khán giả khi không kìm nén được cảm xúc kể lại chuyện cũ.
MC Tô Nhi A hỏi cảm nghĩ của Quang về người con gái mình chuẩn bị quen lại nặng tình như Thủy.
Quảng nói: "Đối với một người luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà họ đã có thì rất trân quý. Càng trân quý hơn khi người đó còn cảm xúc nghĩa là họ sẽ có trái tim biết yêu thương nhiều hơn”.
Quảng cũng chia sẻ, anh giờ đây đã là một phiên bản khác so với trước đây. Anh mong muốn tìm được người bạn đời đủ bao dung, biết lắng nghe để hiểu về quá khứ và chấp nhận khó khăn sẽ đến trong tương lai. Với Quảng, vẻ đẹp bên trong mới quan trọng, còn vẻ đẹp bên ngoài có thể tái sinh. Vì thế, anh không quá quan trọng ngoại hình của bạn gái.
Sau khi tiếp xúc nói chuyện về quan điểm sống, Thủy cảm nhận Quảng là người trưởng thành, chững chạc nghiêm túc. Quảng thấy Thủy là người có trái tim ấm áp, điều đó thể hiện trên gương mặt cô ngay khi anh được nhìn trực tiếp.
Khi cùng nhau ăn trưa, hai người có những trao đổi thẳng thắn xoay quanh hôn nhân gia đình, xử lý ghen tuông sao cho thật văn minh. Cả 2 thống nhất tôn trọng quyền riêng tư của nhau, không tự ý dùng điện thoại của nhau.
Sau những thử thách của ban tổ chức, cả hai người chơi đã cùng nhau bấm nút, đồng ý cho nhau một cơ hội tìm hiểu tiếp nối nhân duyên.
Cô gái cao như người mẫu tìm bạn trai có thu nhập hơn 60 triệu đồng/thángCô gái cao 1m75 đến từ Đồng Nai tham gia chương trình Hẹn ăn trưa với mong muốn tìm được bạn trai có chiều cao tương xứng và có thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/tháng." alt="Hẹn ăn trưa tập 387: Cô gái bật khóc phát hiện người yêu cũ mất vì ung thư" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Al Hudod vs Zakho, 18h30 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
Song Hye Kyo dọa rạch miệng Lim Ji Yeon trong'Vinh quang trong thù hận phần 2
Trailer kích thích sự kỳ vọng của khán giả cho hồi kết được phát hành ngày 10/3 tới. Phần 2 của Vinh quang trong thù hậnsẽ hoàn thành kế hoạch báo thù cuối cùng mà Dong Eun đã dành cả đời để chuẩn bị.
Poster chính thu hút sự chú ý của khán giả với câu từ đầy bình thản của nhân vật chính: "Chào mừng đến với địa ngục của ta". Hội thủ phạm bạo hành Dong Eun thời thơ ấu và các nạn nhân khác của họ, những người bị mắc vào cái bẫy báo thù do chính Dong Eun giăng lưới, cùng đứng trong một khu rừng phủ đầy hoa loa kèn ám chỉ Vườn địa đàng - biểu tượng của thiện và ác.
Sự trơ trẽn của những kẻ thủ ác không cảm thấy tội lỗi hay sám hối, chỉ biết nghi ngờ lẫn nhau một cách mù quáng vì mục đích cá nhân khiến người xem phải sôi máu. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về việc liệu Dong Eun có trả thù thành công hay không khi đoạn trailer ẩn ý rằng các nạn nhân giờ đây phải đối mặt với thử thách.Vinh quang trong thù hậnphần 2 sẽ được chiếu trên Netflix ngày 10/3 nhưng vẫn chưa rõ có bao nhiêu tập.
Song Hye Kyo đáng sợ gấp bội trong phần 2 'Vinh quang trong thù hận'Cơn thịnh nộ của nhân vật Dong Eun do Song Hye Kyo đóng dữ dội hơn nhiều trong 'Vinh quang trong thù hận 2', báo hiệu màn trả thù đáng sợ hơn phần 1." alt="Song Hye Kyo dọa rạch miệng Lim Ji Yeon trong'Vinh quang trong thù hận phần 2" />
- Nhận định, soi kèo PSIS vs Dewa United, 19h00 ngày 3/2: Khó cho cửa dưới
- Hộp số tự động 6 cấp là giải pháp tối ưu để giảm phát thải ra môi trường
- Thời hạn bằng lái xe ô tô B1 có lợi hơn B2
- Những quốc gia nào cấm Thuyết tiến hóa Darwin trong chương trình học?
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
- Thực hư khách sạn 'đẹp siêu thực' nằm giữa vịnh Hạ Long
- Tội ác của kẻ rũ bỏ vợ con vì tình trẻ