TIN BÀI KHÁC
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Cần Thơ thông tin cho báo chí về vụ châm nâng lương trước thời hạn cho giáo viên |
Giáo viên cầu cứu
Trong đơn cầu cứu của tập thể giáo viên các trường THPT trực thuộc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ gửi báo chí, trình bày: nhằm động viên khuyến khích kịp thời công chức, viên chức và người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08 ngày 13/7/2013 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Căn cứ vào Thông tư này, hàng năm Sở Nội vụ đều có công văn hướng dẫn thực hiện.
Cụ thể, năm 2019, Sở Nội vụ đã có công văn số 2735 ngày 16/12/2019 về việc thực hiện xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2019, do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ.
Trong công văn nêu rõ về điều kiện, tiêu chuẩn để thực nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc. Thời hạn gửi hồ sơ về Sở Nội vụ trước ngày 31/3/2020.
Theo đó, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cũng đã có công văn số 2855 ngày 8/11/2019 về việc nâng bậc lương thường xuyên năm 2020 và nâng bậc lương trước hạn, trong đó nêu thời hạn nộp hồ sơ xét nâng bậc lương trước hạn về Sở chậm nhất ngày 10/12/2019.
Các đơn vị trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT đã nộp đầy đủ hồ sơ về Sở theo đúng quy định. Tuy nhiên, đến nay đã gần cuối năm 2020 mà tập thể giáo viên chưa nhận được thông báo từ Sở GD&ĐT về kết quả xét nâng bậc lương trước thời hạn.
"Vậy theo hạn định của Sở Nội vụ là ngày 31/3 hết hạn, chúng tôi có được nâng bậc lương trước thời hạn không, trong khi theo chúng tôi được biết Sở GD&ĐT TP không tiến hành họp xét và trình văn bản, hồ sơ qua Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt?", đơn trình bày của các giáo viên nêu.
Thừa nhận sai sót
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, thực hiện công văn số 2735 của Sở Nội vụ TP về việc thực hiện xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2019 do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, Sở GD-ĐT có công văn 2855 ngày 8/11/2019, về việc nâng lương thường xuyên năm 2020 và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị thuộc sở.
Đến ngày 25/3, Sở GD-ĐT đã tập hợp đủ số lượng hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước hạn của 154 công chức, viên chức đơn vị trực thuộc.
Sau đó, Phòng Tổ chức cán bộ đã tiến hành kiểm tra, rà soát thành phần và tính hợp lệ hồ sơ của các đơn vị gửi về Sở.
![]() |
Ông Hùng khẳng định, việc nâng lương của các giáo viên mặc dù trễ nhưng vẫn phải được thực hiện |
“So với các năm trước đây số lượng hồ sơ gửi về Sở khá nhiều, trong đó phải có đầy đủ hồ sơ chi tiết. Phòng Tổ chức cán bộ đã tiến hành phân loại, xem tính hợp lệ của các hồ sơ. Đồng thời hướng dẫn cho các đơn vị điều chỉnh, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ.
Tuy nhiên, số lượng nhân sự của Phòng Tổ chức cán bộ ít (6 người), đồng thời phải phân công nhiệm vụ để chuẩn bị nhân sự cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường trung học phổ thông và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Chính vì vậy, đến ngày 14/5, Phòng Tổ chức cán bộ mới tham mưu lãnh đạo Sở họp rà soát, kiểm tra kết quả việc xét nâng lương trước hạn của các đơn vị trực thuộc”, ông Hùng nói.
Vẫn theo ông Hùng, tại cuộc họp xét, các thành viên tham gia rà soát đã phát hiện ra hồ sơ vẫn còn sai sót, trong đó quan trọng nhất là quy chế xét đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện tại.
Chính vì vậy, lãnh đạo Sở đề nghị Phòng Tổ chức cán bộ nghiên cứu các văn bản quy định của các cấp có thẩm quyền để tham mưu lại quy chế xét nâng lương trước hạn mới thay thế quy chế đã ban hành năm 2013, đồng thời tiếp tục rà soát để yêu cầu các đơn vị điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
“Bên cạnh đó, khi đối chiếu với các quy định thì Giám đốc Sở đã phát hiện Phòng Tổ chức cán bộ trình xét duyệt trễ. Theo quy định Thông tư 08 của Bộ Nội vụ, việc xét duyệt nâng lương trước thời hạn phải hoàn thành trước quý I.
Trong cuộc họp hôm đó, Giám đốc Sở đã đồng ý với các thành viên góp ý là đề nghị Phòng Tổ chức cán bộ có văn bản gửi các cơ quan chức năng xin hướng dẫn xử lý vấn đề này như thế nào, vì đây là chuyện liên quan đến chính sách của các giáo viên”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, Giám đốc Sở đã phê bình và yêu cầu Phòng Tổ chức cán bộ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để có ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo.
Đến ngày 9/6, Phòng Tổ chức cán bộ mới trình được quy chế với căn cứ pháp lý mới để Giám đốc Sở ký ban hành.
Ngày 17/9, hồ sơ xét nâng lương trước hạn của công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở đã hoàn thiện gửi Sở Nội vụ tiếp tục xem xét theo thẩm quyền.
Sở GD-ĐT TP Cần Thơ nhìn nhận việc hướng dẫn, tập hợp hồ sơ, tham mưu trình hồ sơ để lãnh đạo Sở tiến hành rà soát và lập hồ sơ gửi các cơ quan có liên quan của một số cá nhân, tập thể được phân công nhiệm vụ là chưa đáp ứng được thời gian theo quy định.
“Việc chậm trễ trong rà soát, thực hiện các thủ tục nâng lương trước hạn đã làm cho giáo viên có liên quan cảm thấy bức xúc, lo lắng, vì đây là quyền lợi của họ nhưng bị kéo dài, đã hết thời gian nâng lương nhưng vẫn chưa có quyết định. Các giáo viên lo lắng là đúng. Việc sơ sót của các cá nhân, tập thể trong việc tham mưu vấn đề này là có thật.
Cụ thể, việc hướng dẫn của Phòng chuyên môn thuộc Sở chưa rõ ràng dẫn đến việc các đơn vị làm hồ sơ chưa chất lượng, còn sai sót và chậm trễ. Chậm trễ này làm giáo viên bức xúc, cũng như làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục đào TP, đặc biệt là Giám đốc Sở", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, được sự hỗ trợ của Sở Nội vụ, sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Chủ tịch UBND TP, Sở GD -ĐT TP khẳng định: "chế độ của giáo viên là phải đảm bảo, còn sai sót của các cá nhân sai tới đâu xử lý đến đó.
“Việc nâng lương của các giáo viên mặc dù trễ nhưng vẫn phải được thực hiện đúng quy định, không bỏ sót một giáo viên nào cả" - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP Cần Thơ nói.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết Sở GD-ĐT phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến vụ bổ nhiệm loạt cán bộ chưa đúng quy định.
" alt=""/>Hơn 150 giáo viên bị 'quên' nâng lương: Sở GDĐây là một trong những cơ sở đào tạo nghề thành công trong việc triển khai mô hình 9+. Mô hình này đào tạo song hành học nghề và văn hóa, sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể tiếp tục học liên thông lên bậc cao đẳng, đại học và rút ngắn được thời gian đào tạo.
![]() |
Học sinh khoa Hàn trong giờ thực hành. |
Đến từng nhà, xuống từng địa bàn tuyển sinh
Năm 2017, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Yên Thế sáp nhập, chuyển nguyên trạng tổ chức bộ máy, biên chế, học viên, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc về Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. Từ đó, quy mô trường được mở rộng hơn. Đặc biệt, trường hoạt động theo phương thức tự chủ về tài chính.
Từ năm 2016 đến nay, trường đã tuyển sinh và đào tạo hơn 2.000 học sinh. Các lĩnh vực trường đào tạo gồm: Điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, hàn, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy nông nghiệp, chăn nuôi gia súc - gia cầm, thú y, may thời trang.
![]() |
Mô hình đào tạo nghề 9+ đã và đang thu hút học sinh. |
Trong đó, một số nghề được nhiều học sinh theo học nhằm đón đầu nhu cầu của thị trường lao động như: Điện Công nghiệp, Công nghệ ô tô.
Vài năm trở lại đây, kết quả tốt nghiệp nghề hệ Trung cấp của trường đạt từ 98% - 100%. Trong đó năm 2020 là 100%. Kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt 98-100%. Tuyển sinh hàng năm đều vượt chỉ tiêu, năm 2020 là 111,1%.
Hiện, trường có tổng số 1.500 học sinh theo học. Để đạt được số lượng này, Ban giám hiệu nhà trường cùng các cán bộ giảng dạy đưa ra các phương án tuyển sinh hấp dẫn nhằm thu hút học sinh đăng ký.
Bà Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chúng tôi đưa cán bộ xuống từng trường THCS, qua từng cụm dân cư tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh, để thông tin về nhà trường cũng như những ưu thế của chương trình 9+ đến được từng phụ huynh học sinh”.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế |
Thông qua tư vấn tuyển sinh trực tiếp như vậy tại các trường THCS, các bậc phụ huynh học sinh rất yên tâm tin tưởng nhà trường, ủng hộ sự lựa chọn của con em mình.
Lý do khiến chương trình đào tạo 9+ thu hút được học sinh là học phí thấp, có nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương. Mười tám tuổi ra trường, học viên có trong tay bằng nghề và có thể tham gia lao động với kỹ năng nghề thành thạo.
Sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đi làm chiếm khoảng 80%, còn lại 20% các em có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng với thời gian học khoảng 15 tháng là có bằng cao đẳng.
Theo bà Hồng, chương trình này có nhiều tính ưu việt, thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo sau THCS của Nhà nước, định hình rõ cho học sinh con đường đi ngay từ khi tốt nghiệp THCS.
Chương trình đào tạo nghề kết hợp học văn hóa được xem là giải pháp hữu hiệu, mở ra một “cánh cửa” mới cho rất nhiều học sinh có cơ hội học tập và đào tạo nghề ngay từ khi còn rất trẻ.
Nữ hiệu trưởng đánh giá, mô hình này là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số 4.0. Nhiều bạn trẻ sau khi kết thúc chương trình THCS đã chủ động đăng kí theo học mô hình đào tạo 9+ ở các trường trung cấp và cao đẳng. Hiệu quả của mô hình 9+ được thể hiện rõ hơn qua số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại hệ thống giáo dục nghề nghiệp tăng từ 5% vào cuối năm 2014, lên 15% vào cuối năm 2019.
Đặc biệt, từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thì cơ hội lựa chọn học nghề theo mô hình 9+ rộng mở hơn, theo đó người học có thể đăng ký học ở nhiều trình độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học để có bằng kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành.
Hiệu quả tích cực
Theo thông tin từ nhà trường, với mô hình 9+, sau khi tốt nghiệp, nhiều học viên của Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế đã có việc làm ổn định. Một số có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Như trường hợp anh Nguyễn Đức Hiếu (Đông Sơn, Yên Thế, Bắc Giang). Hiếu tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô K7 và được doanh nghiệp lớn về ô tô tuyển dụng vào làm với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng. Anh Hiếu cho biết, anh không còn làm tại doanh nghiệp vì có kế hoạch phát triển một gara ô tô và tiếp tục học, nâng cao tay nghề hơn nữa.
![]() |
Nghề công nghệ ô tô được xem là đón đầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. |
Một học sinh khác của trường cũng khá thành đạt là Dương Văn Thắng (Xuân Lương, Yên Thế, Bắc Giang). Anh Thắng học nghề hàn tại trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. Ra trường với bằng nghề, anh không xin vào làm tại các doanh nghiệp mà tự mở một xưởng cơ khí tại nhà. Thu nhập trung bình mỗi năm của anh là 200 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí.
Nhiều giáo viên của Trường đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và dạy giỏi các cấp. Hiện nay, 100% cán bộ, giáo viên của Trường có trình độ đại học, trong đó hơn 20% cán bộ, giáo viên là thạc sĩ.
Hàng năm, trường tổ chức các Hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm phát động phòng trào cũng như khuyến khích ý thức tự bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên.
Học sinh Ninh Thị Phượng (SN 2004) đang theo học nghề điện tại trường chia sẻ, sau khi học hết lớp 9, cô quyết định đi học nghề điện tử dân dụng vì thấy phù hợp với bản thân và thị trường lao động.
![]() |
Học sinh Ninh Thị Phượng - khoa Điện tử dân dụng. |
“Gia đình em thuộc hộ nghèo của xã. Mẹ em bị bệnh, phải điều trị thuốc hàng tháng. Em thấy học theo mô hình 9+ là con đường ngắn nhất để đi làm. Khi bạn bè cùng tuổi còn đi học hoặc chưa tìm được việc, em đã có thể có bằng nghề, việc làm và thu nhập để nuôi mẹ", Phượng chia sẻ.
Phượng cũng cho biết, chương trình học văn hóa tại đây không bị áp lực nhiều bài vở. Các thầy cô dạy rất dễ hiểu, kiến thức và kỹ thuật không quá khó, chương trình học cũng vừa sức.
Quang Sơn
" alt=""/>Hiệu quả từ mô hình 9+ ở Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế