Quá khứ thăng trầm
Tháng 5/2012, Blizzard ra mắt game nhập vai đình đám Diablo III. Nhưng lỗi không thể truy cập “Error 37” đã biến màn chào sân sau 12 năm vắng bóng thành thảm họa. Những rắc rối khác cùng lúc xuất hiện, cụ thể như việc đấu giá vật phẩm ảo bằng tiền thật.
Trong những năm 2012 và 2013, các bản cập nhật đã khắc phục được một số lỗi hệ thống cũng như loại bỏ tính năng đấu giá. Diablo III bước chân vào đường đua những trò chơi được yêu thích.
Phải đến tháng 3/2014, khi Blizzard tung ra bản mở rộng Reaper of Souls, Diablo III mới thực sự trở thành game nhập vai truyền thông hay nhất. Reaper of Souls giúp doanh số của trò chơi vượt mức 30 triệu bản.
Từ 2014-2018, hãng chỉ sửa lỗi và bổ sung duy nhất DLC Rise of the Necromancer cho Diablo III.
Ngày 2/11/2018, tại BlizzCon, Blizzard thông báo hướng đi cho tựa game nhập vai ăn khách của hãng. Đáp lại 4 năm ròng rã, tràn ngập mong đợi của người hâm mộ về Diablo IV đầy bứt phá là quyết định ra mắt Diablo Immortal (phiên bản game trên di động) của hãng.
Bước đi khó hiểu này của đội ngũ marketing cũng như nhà điều hành nhanh chóng nhận lấy nhiều chỉ trích và nghi vấn từ người hâm mộ.
Nhà sản xuất Diablo đang nghĩ gì? Điều gì sẽ xảy ra với Diablo III trong tương lai? Diablo IV có được phát triển? Liệu có phải Diablo Immortal là dấu hiệu cho thấy Blizzard đang hạ thấp tiêu chuẩn của mình hoặc tập trung hơn cho thị trường di động thay vì PC?
Đội ngũ phát triển tan rã
Quay lại khoảng thời gian cuối năm 2013, việc hủy bỏ phiên bản mở rộng lần thứ 2 của Diablo III tạo ra cú sốc không nhỏ cho Nhóm 3 (đội ngũ phát triển Diablo). Mặc dù nhóm đã hoàn thành đến 50% dự án.
Nhóm cho rằng các nhà quản lý đã hoàn toàn từ bỏ Diablo III sau thất bại mở màn, mặc cho những nỗ lực cải thiện sau đó cũng như thành công mà Reaper mang lại.
Trong lúc những người hâm mộ Diablo III ăn mừng với sự trở lại mạnh mẽ của Reaper of Souls, Nhóm 3 giải thể. Các thành viên trụ lại tiếp tục cho kế hoạch ra đời của Diablo IV với tên mã Hades. Tuy nhiên, Hades chung kết cục với phiên bản mở rộng thứ 2, bị hủy bỏ không thương tiếc.
Sự xuất hiện gây tranh cãi của Diablo Immortal
Khi dự án Diablo IV vẫn còn chìm trong sương mù, Blizzard giới thiệu phiên bản Diablo Immortal dành cho di động.
Theo 11 nhân viên đang làm việc tại Blizzard, được phỏng vấn bởi trang Kotaku, làn sóng phát triển của game tại thị trường Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của Diablo Immortal.
Yếu tố Trung Quốc còn nằm ở cả khâu sản xuất. Nếu Nhóm 3 chịu trách nhiệm hoàn toàn cho dự án Diablo IV thì Diablo Immortal được tạo ra bởi bộ phận mới của Blizzard cùng công ty phần mềm NetEase (Trung Quốc).
Một vài nhân viên cũng nêu lên quan ngại về văn hóa doanh nghiệp bị thay đổi do sáp nhập với Activision. Vấn đề gây chú ý nhất là các nhà phát triển lâu năm tại Blizzard đồng loạt nghỉ việc
Tại cuộc họp thường niên của Blizzard đầu năm 2018, Giám đốc tài chính Amrita Ahuja cho biết một trong những mục tiêu của công ty trong năm tiếp theo là tiết kiệm kinh phí.
Theo đó, quyết định ra mắt Diablo Immortal sẽ đáp ứng mong muốn tiến vào thị trường game mobile nhộn nhịp ở Trung Quốc, Ấn Độ. Game sẽ mang lại nguồn lợi nhanh chóng với chi phí thấp (do tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường này không quá cao) cho Activision.
Điều này cộng với việc hủy bỏ hàng loạt dự án tâm huyết cho Diablo III tạo ra không ít sự bất mãn cho những nhà sáng tạo và phát triển game Diablo.
Tương lai nhiều nghi vấn
Theo xác nhận của nhiều nguồn tin nội bộ, dự án Fenris là kế hoạch khác cho Diablo IV. Fenris đề cập đến nhiều thay đổi. Đồ họa của game sẽ tập trung vào sự tăm tối. Cụ thể, các yếu tố đậm chất hoạt hình trong Diablo III sẽ bị thay thế bởi nét kinh hoàng của Diablo II nhưng hiện đại hơn.
Nhóm phát triển mong muốn Diablo mang tính xã hội hóa nhiều hơn với cảm hứng từ Destiny. Tiếp tục duy trì góc nhìn từ trên xuống như hiện tại hay đổi sang góc nhìn thứ 3 cũng là một trong các vấn đề được cân nhắc.
Dù được khởi động từ năm 2006, nhưng đến nay, Fenris vẫn ở giai đoạn đầu. Ít nhất phải đến năm 2020, dự án này mới được hoàn thành. Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể đưa ra bất kỳ lời khẳng định nào.
Sự tồn vong của Diablo IV (Fenris) vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ sau hàng loạt quyết định hủy bỏ các dự án của ban điều hành Blizzard. Bóng tối của thị trấn Tristram, nơi khởi đầu của mọi chiến binh, đang tăm tối như chính tiền đồ của Diablo.
Theo Zing
" alt=""/>Tương lai mờ mịt của DiabloThế nên, rất nhiều fan hâm mộ cho rằng Usopp của chúng ta là chỉ là "thánh xạo", năng lực có hạn nhưng thủ đoạn vô biên. Vậy chính xác thì Usopp chỉ là thùng rỗng kêu to hay có thực lực thật sự, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
- Vũ khí đầu tiên và khởi nguyên của Usopp chính là những màn nói khoác siêu hạng. Từ khi mới xuất hiện Usopp đã thường xuyên nói dối, kể những câu chuyện không tưởng về thế giới, có điều là những điều mà anh chàng nói đều đang từng bước trở thành sự thật khiến cho nhiều fan phải thắc mắc rằng phải chăng Usopp không hề nói dối mà khả năng của anh ta là tiên đoán được trước tương lai?
- Usopp có một đôi mắt rất tinh vi, khi cậu hầu như luôn là người phát hiện ra hay nhìn thấy những thứ “lạ” thường trước những thành viên khác.
- Vai trò của Usopp trong nhóm là xạ thủ, bách phát bách trúng và sở hữu haki quan sát siêu đỉnh, nhìn được rất xa,
- Usopp là 1 người đa tài, khéo léo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có vẻ như cậu đã thừa hưởng mọi kỹ năng điêu luyện và sự khéo léo từ người cha của mình (Yasopp).
- Usopp là một trong những thành viên đầu tiên ra nhập băng và đã bộc lộ là một "chiến lược gia" thiên tài biết phân tích sự việc khi chiến đấu.
- Trong mắt nhiều người dân ở Dressrosa, Usopp là "đấng cứu thế" dũng cảm đã giải phóng hàng vạn sinh linh khỏi kiếp "búp bê" tù đày.
- Usopp có kiến thức về lĩnh vực hoá học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất, sáng chế khi có thể tạo ra hàng loạt loại đạn cho ná; hoặc là những “Ngôi Sao” với phong cách riêng của mình, cũng đc coi là những loại đạn dược của cậu.
- Ở phía sau con thuyền Thousand Sunny, Usopp đã làm một vườn hoa nơi anh tạo ra khối lượng lớn Pop Green (Mầm Xanh Phát Nổ) – là hạt giống cũa những loại cây mang sức chiến đấu cao và cũng là vũ khí đầy quyền lực của anh.
- Usopp là người tính ra có sức khoẻ (sức mạnh) theo kiểu người thường nhất so với những thành viên còn lại, tượng trưng cho những người thường trong thế giới One Piece.
- Một điểm sở trường của Usopp nữa đó là cậu chạy rất nhanh. Trong các trận chiến, Usopp thường sử dụng chiến thuật vừa đánh vừa chạy.
- Usopp cũng là 1 hoạ sỹ tài năng được cho thấy từ đầu truyện khi cậu là người thiết kế lá cờ hải tặc của nhóm.
Và dưới đây là những thông tin thú vị về nhân vật Usopp:
- Usopp giống như Chopper và Franky, 3 ngày mới tắm một lần.
- Nếu không làm hải tặc Usopp thì Usopp sẽ thiết kế đồ họa.
- Nếu các thành viên của băng Mũ Rơm được sinh ra trong thế giới chúng ta thì Usopp là người châu Phi.
- Loại hoa đại diện cho Usopp là hoa cúc dại.
- Thức ăn yêu thích của Usopp là cá Pike (cá chó) từ đảo mùa thu.
- Usopp có cùng nhóm máu với Robin là S
- Nếu các thành viên băng hải tặc Mũ Rơm là một gia đình thì Usopp sẽ là con trai thứ 3 và anh cùng với Robin sẽ chịu trách nhiệm cắt tóc cho cả gia đình.
- Usopp từng được Oda dự định cho làm thuyền phó với một ngoại hình giống cha của anh hơn.
- Theo lời của tác giả Oda với Tanaka Mayumi, diễn viên nữ – người lồng tiếng cho Luffy trong phim hoạt hình thì “không cần biết ai sẽ gia nhập nhóm, ông vẫn luôn muốn Usopp là thành viên yếu nhất bởi vì nếu không thì tính cân bằng của câu truyện sẽ bi phá bỏ.”
- Tên của Usopp còn được đặt tên cho cả một con tàu lớn (Usoland).
Theo GameK
" alt=""/>One Piece: 'Thánh xạo' Usopp là thùng rỗng kêu to hay sở hữu tài năng thật sự?Lê Hoàng Uyên Vy
ESP Captital (Early stage partner), là một quỹ chuyên đầu tư vào các startup công nghệ tại Việt Nam hiện nay. Điểm đặc biệt của quỹ đầu tư này là họ đầu tư vào startup ngay từ giai đoạn ban đầu thành lập công ty.
Đáng chú ý điều hành ESP Capital tại Việt Nam là một cô gái rất xinh đẹp và nổi tiếng trong giới startup công nghệ. Cô gái này nằm trong danh sách 30 gương mặt trẻ của Forbes U30 tại Việt Nam và châu Á, từng giữ vai trò giám đốc trang thương mại điện tử Adayroi của Vingroup, Lê Hoàng Uyên Vy.
Dưới sự điều hành của Lê Hoàng Uyên Vy, ESP Capital đã giúp cho nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đã khởi đầu thành công, có thể kể đến như Wefit, Elsa, Lusxtay, Ecomobi, Uiza, Jobsgo và MindX. Ngoài ra, cô cũng đang đầu tư vào một startup liên quan đến công nghệ VR có tên gọi Xtreme Studio, trong đó có sản phẩm nổi tiếng là game thực tế ảo Top of Vietnam, chinh phục toà nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 ra mắt vào tháng 5/2019 vừa qua.
Lê Hoàng Uyên Vy cho biết, sở dĩ cô và ESP Capital chọn đầu tư vào giai đoạn đầu của startup công nghệ bởi lúc này cô nhận thấy rằng, ở Việt Nam có tới 3000 – 4000 startup công nghệ cần huy động vốn ngay giai đoạn ban đầu, tuy nhiên lại có rất ít quỹ đầu tư hỗ trợ cho họ lúc này. Đa số các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng chọn giai đoạn A, B (giai đoạn công ty bắt đầu mở rộng và tăng trưởng nhanh).
Là những người khởi nghiệp từ những năm 2010, đã từng xây dựng công ty và rời khỏi khi nó thành công, Lê Hoàng Uyên Vy và những người sáng lập ra ESP Capital nhận thấy rằng họ có sứ mệnh giúp đỡ cho các startup thế hệ mới sau này. Mặc dù, theo cô, đây là giai đoạn theo cô rất rủi ro, khi startup mới hình thành từ ý tưởng, nói chung là vẫn còn mơ hồ. Tuy nhiên, cô và ESP Capital chấp nhận đồng hành cùng họ để góp phần tạo nên các startup công nghệ thành công cho Việt Nam.
Theo Lê Hoàng Uyên Vy, để startup công nghệ thành công trong thời gian hiện nay, điều đầu tiên họ phải kiên nhẫn và phải làm rất nhiều. Có thể làm sai và sai nhiều, nhưng từ cái sai nhiều đó sẽ rút ra được bài học và kinh nghiệm để chọn ra được con đường đi đúng. Bên cạnh đó, startup công nghệ cần nhìn vào bức tranh lớn, không nên giới hạn chỉ trong phạm vi Việt Nam, cần mở rộng ra thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, trước hết phải chinh phục được thị trường trong nước đã sau đó sẽ tiến ra thế giới.
Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Việt Nam
![]() |
Anh Nguyễn Mạnh Dũng |
Anh Nguyễn Mạnh Dũng, hay giới startup công nghệ còn gọi là Shark Dũng khi anh đang ngồi trên ghế nóng chương trình Shark Tank, một chương trình truyền hình về khởi nghiệp.
Là người đại diện cho quỹ CyberAgent tại Việt Nam, anh đã kết nối và kêu gọi đầu tư cho rất nhiều startup công nghệ trong nước, anh được coi là “người đỡ đầu” cho các startup công nghệ thành công hiện nay như Tiki, Nhacuatui, Vicare, Jupviec, Vexere, CleverAds, Luxstay, Vatgia, Batdongsan, Bảo Kim, Foody…
Anh Nguyễn Mạnh Dũng cho biết, CyberAgent là một quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc một tập đoàn công nghệ của Nhật, cho nên ngay từ đầu họ ưu tiên đầu tư vào startup thuộc lĩnh vực công nghệ. Đến cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 họ quyết định mở rộng ra thị trường Đông Nam Á ngoài Nhật và Việt Nam là điểm đến đầu tiên của họ. Tại Việt Nam họ gặp anh và xem như đây là một cái duyên để anh bước vào lĩnh vực này.
Đến nay CyberAgent đã đầu tư khoảng 60 công ty tại thị trường Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chiếm một nửa trong số đó. Bên cạnh hỗ trợ về tài chính cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, CyberAgent còn tư vấn chiến lược, cũng như sản phẩm, kết nối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước…để giúp startup ngày càng phát triển hơn.
Theo anh Nguyễn Mạnh Dũng, ngay từ ban đầu khi tiến hành đi tìm kiếm và kết nối startup công nghệ để đầu tư anh đã gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lúc CyberAgent vào Việt Nam là đầu năm 2008, ngay sau đó là khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới lúc này chao đảo và Việt Nam cũng bị cuốn theo sự khủng hoảng đó. Lúc này các nhà đầu tư trên thế giới cũng tiến hành co cụm lại nên việc huy động vốn là rất khó khăn.
Anh Dũng nhớ lại, thị trường Việt Nam lúc đó rất bi đát, khi nói về khởi nghiệp hay quỹ đầu tư mạo hiểm nhiều người cũng không hiểu. Thực tế lúc đó nhiều người chưa đánh giá cao thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ, nó vẫn còn rất mới, chưa được nhiều quan tâm. Anh đi huy động vốn đầu tư tại Việt Nam thì chưa có ai hay quỹ đầu tư nào làm việc này, trong khi đó đi huy động vốn nước ngoài lại gặp khó do khủng hoảng ở trên. Một điều nữa là các startup công nghệ lúc ấy cũng không hiểu việc anh và CyberAgent đang làm, thậm chí là nghi ngờ, bởi đang khủng hoảng kinh tế như thế tự nhiên có một người mang tiền về đầu tư vào công ty của mình.
Tuy nhiên, lúc đó anh nghĩ nếu không có ai làm và không làm bây giờ thì đợi đến bao giờ, nên đã quyết định đi hỗ trợ và đầu tư vào các startup công nghệ trong nước. Điều anh rất vui là đến năm 2013-2014 mọi thứ đã trở nên khởi sắc và đến năm 2017 các quỹ đầu tư công nghệ vào Việt Nam nhiều hơn và truyền thông cũng bắt đầu nói về khởi nghiệp nhiều hơn và tích cực hơn.
" alt=""/>Những người chắp cánh cho khởi nghiệp công nghệ Việt