Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hà Tây, đi làm từ năm 1994, cô Quy hiện đã có 25 năm trong nghề. Cô Quy bắt đầu tiếp nhận lớp 9B từ đầu năm học này.
“Đây là lớp có rất nhiều học sinh bướng, nghịch ngợm, hiếu động và phá phách nếu không muốn nói một số em hầu như các giáo viên vào đều khẳng định không thể dạy được”.
Thông thường, sau khi học sinh mắc khuyết điểm, cô Quy sẽ thông báo tới gia đình và mời phụ huynh đến trường trao đổi.
Ngoài động viên, nhắc nhở, cô Quy cũng áp dụng các hình phạt như quét lớp, quét sân trường hay đi nhặt cỏ ở các bồn hoa.
Cô Quy cảm thấy bất lực với học sinh của lớp, dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nhưng không mấy hiệu quả.
“Có nhiều giờ giáo viên bộ môn cũng phản ánh không thể dạy được. Nói chuyện có, tâm sự có! Nhưng các em vẫn không nghe”.
Đặc biệt, trong lớp có 5 học sinh dù đã được cô giáo nhắc nhở nhiều lần nhưng ý thức và sự tiến bộ rất chậm.
Tháng 1/2019, cô Quy đã phải mời các phụ huynh đến trường họp để nói chuyện về phương pháp giáo dục.
Cũng trong cuộc họp ấy, hình phạt quỳ được chính các phụ huynh đề xuất và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư".
Cô Quy cho hay dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm", nhưng cô vẫn đồng ý với nhóm phụ huynh này vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”.
“Trong buổi gặp, phụ huynh chia sẻ dù có bảo ban nhưng con cũng không nghe và tha thiết đề nghị cô phạt cháu quỳ ở trên lớp nếu không ngoan. Họ đưa ra hướng như vậy vì muốn các con sẽ không phải đi nhặt cỏ hay ra ngoài trường nắng, bị bẩn mà vẫn được viết bài, nghe giảng và có thể tiến bộ”.
Trước kia các phụ huynh đề nghị cô cho các con dọn vệ sinh.
“Nhưng tôi cũng nói với các phụ huynh không giáo viên nào muốn phạt học sinh cả. Phạt học sinh để tôi được cái gì? Thực lòng tôi không hề muốn điều đó. Nhưng các phụ huynh đề nghị đều là người trong địa phương, ở xung quanh nhà tôi. Người ta cứ tha thiết đề nghị giúp như thế nên tôi đồng ý giúp đỡ họ để mong các cháu tiến bộ”.
Cô Quy khẳng định chỉ làm điều này khi phụ huynh đề nghị và cũng chỉ với những học sinh được bố mẹ “nhờ vả”. Nhóm này gồm 5 phụ huynh, trong đó có mẹ của nam sinh quỳ trong bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội.
“Phụ huynh tha thiết đề nghị phạt như thế cho con tiến bộ chứ không phải do tôi đưa ra. Tôi biết đây là việc không nên làm nhưng đây là phụ huynh đề nghị. Còn những học sinh khác, tôi không phạt như vậy”.
Cô Quy kể trước khi thực hiện điều này, cô đã từng thông báo với tất cả học sinh trong lớp về những yêu cầu của phụ huynh khi con họ mắc khuyết điểm.
Theo lời cô, những học sinh bị quỳ như vậy sau một thời gian đã tiến bộ trông thấy. “Chỉ bị 1, 2 lần là các cháu tiến bộ luôn”.
![]() |
Nói về việc áp dụng hình phạt bắt học sinh quỳ trong lớp, cô Quy cho hay bản thân bất lực dù đã áp dụng đủ các phương pháp giáo dục. |
Cô giáo 25 năm trong nghề cho hay, người phát tán thông tin hình ảnh là phụ huynh của N. - một học sinh nghịch ngợm ở lớp. N chưa từng bị cô phạt quỳ bao giờ.
“Em ấy cũng rất hay mắc khuyết điểm. Khi phạt trực nhật trên lớp, em không chịu làm. Tôi nói, nếu không trực nhật, cô sẽ phạt hình phạt như các bạn. Em bảo bố mẹ không bắt mình như thế và tôi yêu cầu em đứng ở góc lớp. Tuy nhiên, em không đứng và tự ý bỏ ra ngoài”.
Cô Quy cho hay hình ảnh "học sinh quỳ gối" được xác định chụp vào khoảng cuối tháng 1, nhưng không biết vì lý do gì mà đến lúc này mới được phát tán.
Nút thắt của sự việc có lẽ là khi N. ở trong diện không được xét tốt nghiệp THCS.
N. là học trò thường xuyên bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học. Trong những buổi họp phụ huynh, bố mẹ em cũng không có mặt mà để bà nội đi hộ.
“Sau đó, tôi phải tổ chức một cuộc họp nữa nhưng bố mẹ em vẫn không lên. Hết học kỳ 1, tôi thông báo cháu xếp học lực yếu nhưng bố mẹ không đi họp nên cũng không nắm được thông tin đó. Đến nay, kết quả cuối năm học sinh này không đủ điều kiện để được xét tốt nghiệp (vì nghỉ quá 45 buổi, tổng kết hai môn Văn và Toán đều dưới trung bình – PV) thì xảy ra sự việc này”.
“Đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng đây là bài học xương máu. Hiện nay, tôi cũng chưa định hướng ra được sẽ viết những gì trong bản tường trình” - cô Quy nói.
Thanh Hùng – Thúy Nga
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Thược, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho rằng "đây là sự việc đáng buồn".
" alt=""/>Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: “Tôi bất lực mới phải làm dù biết là sai”Nằm trong danh sách các dự án chậm tiến độ, Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh ở số 131 Thái Hà là dự án đã được Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát. Cơ quan này cũng kiến nghị thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai..
Tọa lạc trên khu phố vàng có vị trí đắc địa giữa Thủ đô, Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh ở số 131 Thái Hà do Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng làm chủ đầu tư.
Trên diện tích 6.745m2 ngay mặt đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) dự án được khởi công từ năm 2008, bao gồm các căn hộ có diện tích từ 105m2 đến 124m2 với giá bán cao ngất ngưởng khoảng 40 triệu đồng/m2.
Toàn cảnh dự án 131 Thái Hà - một trong nhiều dự án mà Sở Xây dựng kiến nghị TP Hà Nội thu hồi giấy phép đầu tư nếu chủ dự án không đủ năng lực. |
Theo GPXD số 45 GP/SXD được Sở Xây dựng Hà Nội cấp ngày 3/2/2005, dự án có quy mô 1 tầng hầm, 11 tầng nổi, 1 tum thang mái và phòng kỹ thuật tòa nhà.
Cuối năm 2010, sau khi thi công tầng hầm và 11 tầng nổi thì chủ đầu tư tạm dừng thi công. Báo cáo số 6015/SXD-TTr có nêu, ngày 27/5/2015 chủ đầu tư đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc cấp giấy phép quy hoạch số 2068/GPQH, có quy mô 16 tầng sử dụng chính gốm 8 tầng dịch vụ và văn phòng, 8 tầng dành cho chức năng căn hộ ở. Thêm 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái – kỹ thuật và 2 tầng hầm.
Dự kiến hoàn thiện vào năm 2010 nhưng đến nay chung cư hạng sang này đã lỡ hẹn gần 5 năm với hình hài một cao ốc hoang và trở thành nỗi ám ảnh với người dân sống tại đây.
Ghi nhận của PV Vland ngày 5/8, dự án vẫn không có dấu hiệu thi công. Chủ đầu tư dự án mới dừng thi công phần thô đến hết tầng 11, một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện xong, tại tầng 1 của tòa nhà có treo biển “Vang nhập khẩu”. Đặc biệt, dù không được thi công nhưng một cẩu trục tháp vẫn gắn tại công trình điều này khiến nhiều người dân ở đây lo lắng.
Một cư dân sống trong khu vực này cho biết: "Dự án bỏ hoang lâu ngày nhưng vẫn còn ngổn ngang những thanh trụ bao quanh, chiếc cần cẩu treo lơ lửng trên tòa nhà. Mỗi lần đi qua ngang tòa nhà tôi cũng thấy rùng mình. Nhất là những ngày mưa giông vừa qua ở Hà Nội".
Tại văn bản 6015/SXD-TTr Sở Xây dựng Hà Nội gửi UBND TP Hà Nội, trong 5 dự án tại khu vực trung tâm trong đó có dự án 131 Thái Hà mà Sở rà soát, kiểm tra thì việc chậm tiến độ do các nguyên nhân xuất phát từ chủ đầu tư như: bị đình chỉ thi công, do hoàn thiện hồ sơ pháp lý, do nguồn vốn, do năng lực tài chính của chủ đầu tư…
Trao đổi trên báo chí, ông Nguyễn Chí Tâm – Chủ tịch UBND phường Trung Liệt cho hay: Dự án ở số 131 Thái Hà đã tạm dừng thi công nhiều năm nay. Mới đây, Sở Xây dựng cũng đã xuống kiểm tra dự án, phường cũng cử cán bộ đi theo đoàn để kiểm tra. Nguyên nhân dự án chậm là do suy thoái kinh tế, chủ đầu tư không bố trí vốn kịp nên dự án không hoàn thiện.
Thông tin tìm hiểu, Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng là chủ đầu tư dự án được cấp giấy phép kinh doanh ngày 22/12/2005, ngành nghề chính là hoạt động xây dựng chuyên dụng, trụ sở đăng ký cũng tại 131 Thái Hà.
Giữa Thủ đô, trên những mảnh đất đắc địa, những công trình hạng sang được quy hoạch kỳ vọng mang đến cho phố phường khang trang nhưng lại trở thành những cao ốc “ma” khiến cho bộ mặt đô thị trở lên lem nhem, nhếch nhác.
Những hình ảnh PV Vland ghi lại tại xây dựng của dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh ở số 131 Thái Hà ngày 5/8/2015:
Một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện xong, tại tầng 1 của tòa nhà có treo biển “Vang nhập khẩu”. Xung quanh dự án là cảnh hàng quán bủa vây nhếch nhác Một số tầng đã hoàn thiện tầng thô và có cửa sổ Cẩu trục tháp gắn tại công trình lơ lửng giữa khu dân cư. |
Tọa lạc trên khu phố vàng của Thủ đô, công trình không hẹn ngày về đích làm cho bộ mặt đô thị trở lên lem nhem, nhếch nhác. |
Hồng Khanh
Cận cảnh nhà hát trăm tỷ nằm phơi mưa nắng" alt=""/>Chung cư hoang giữa đất vàng Thủ đôVinaPhone tích cực hỗ trợ người dân chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G
Để thuận tiện cho khách hàng khi nâng cấp lên điện thoại 4G, VinaPhone thiết kế các gói cước hấp dẫn tặng kèm theo điện thoại 4G miễn phí (0 đồng) cho khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn các gói cước khác nhau phù hợp với nhu cầu và các dòng điện thoại. Bên cạnh đó, VinaPhone cũng triển khai các chương trình hợp tác liên kết với chuỗi cửa hàng như Thế giới Di động, Điện máy Xanh… để hỗ trợ khách hàng nâng cấp máy.
Hiện nay VinaPhone đang cung cấp miễn phí 05 dòng máy điện thoại 4G cho khách hàng, cùng với các gói cước hấp dẫn chỉ từ 57.500đ/tháng (trong 06 tháng). Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, ngoài các thiết bị Smartphone 4G, VinaPhone cũng cung cấp các máy 4G cơ bản (Feature Phone) với giá 0đ để các khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản trên mạng 4G (gọi điện, nhắn tin) dễ dàng sử dụng máy, đảm bảo liên lạc thông suốt.
Bên cạnh chương trình ưu đãi tặng máy, các khách hàng nâng cấp điện thoại 4G còn được tặng 30GB data, được quyền đăng ký các gói cước ưu đãi với giá hấp dẫn, được tặng gói truyền hình MyTV dùng cho điện thoại di động SmartPhone với 125 kênh truyền hình, miễn phí data khi truy cập và xem ứng dụng MyTV…
Để gia tăng trải nghiệm số cho khách hàng, người dân, VinaPhone còn tặng thêm dịch vụ Chữ ký số điện tử để sử dụng trong các giao dịch trực tuyến như kê khai giao dịch cá nhân, giao dịch qua mobile banking,…
Theo Bộ TT&TT, việc tắt sóng 2G sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số và chính phủ số. Về phía người dân sẽ có thêm nhiều trải nghiệm, lợi ích với các dịch vụ số hóa mới như: cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID, thực hiện các thủ tục, giấy tờ hành chính trên cổng dịch vụ công, thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt trên các nền tảng ứng dụng của ngân hàng và các ví điện tử (VNPT Money), cài đặt ứng dụng Selfcare của nhà mạng (My VNPT), cài đặt và sử dụng các ứng dụng OTT nghe gọi phổ biến như Zalo, Viber… Đặc biệt là tiện ích đọc báo, cập nhật thông tin trực tuyến, xem TV trực tuyến, truy cập mạng xã hội... ngay trên điện thoại của mình.
Để được hỗ trợ chi tiết cách thức chuyển đổi lên máy điện thoại 4G và được tư vấn các ưu đãi tốt nhất, khách hàng liên hệ với VinaPhone qua: Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18001091 Các điểm giao dịch của VinaPhone tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc Fanpage: VNPT-VinaPhone Tham khảo các chính sách ưu đãi của VinaPhone tại: http://vnpt.com.vn |
Ngọc Minh
" alt=""/>Để không bị gián đoạn liên lạc thời điểm tắt sóng 2G