Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs CA Union, 5h00 ngày 15/4: Cơ hội cho chủ nhà

相关文章
Soi kèo góc Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Thế trận căng thẳng
Hồng Quân - 12/04/2025 22:07 Kèo phạt góc2025-04-18Nhà sáng lập Caleb Davis Bradham do hoàn cảnh gia đình khó khăn đã phải tạm biệt giấc mơ trở thành bác sĩ để làm dược sĩ. Xuất thân y khoa đã khiến ông phát minh ra thứ đồ uống mà ông tin là "tốt cho dạ dày", và đặt tên là Pepsi-Cola, thuật ngữ trong y khoa mang nghĩa là "chứng khó tiêu".
Amazon - Dòng sông lớn nhất thế giới
Lần đầu ra mắt vào năm 1995, Jeff Bezos chọn tên là Cadabra, nhưng trợ lý của ông cho rằng nó nghe hao hao từ “xác chết” (Cadaver). Sau đó Jeff vẫn khá ưu tiên cho cái tên Relentless (tàn nhẫn). Business Insidercho hay nếu bạn vào trang Relentless.com thì vẫn sẽ được chuyển hướng tự động sang trang mua sắm Amazon. Cuối cùng, ý tưởng đặt tên công ty theo cảm hứng từ dòng sông lớn nhất thế giới đã được chọn, và nó hiện diện trên logo đầu tiên của hãng mua sắm trực tuyến khổng lồ này.
Adidas không phải là "All Day I Dream About Soccer"
Khá nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng Adidas có nghĩa là "All day I dream about Soccer" (Cả ngày tôi chỉ mơ về bóng đá).Thực tế, theo LA Times,Adidas vốn được đặt theo tên của người sáng lập Adolf Dassler, một cựu binh thế chiến I. Trở về, ông đã sáng tạo nên những đôi giày thể thao của riêng mình. Adidas đơn giản là từ kết hợp biệt danh của ông, Adi và thêm 3 chữ cái đầu của từ thứ hai trong tên ông.
IKEA khai sinh ở Thụy Điển, nhưng vô nghĩa trong từ điển nước này
Người sáng lập Ingvar Kamprad đã đặt tên cho cửa hàng của mình bằng cách kết hợp tên viết tắt của ông, IK với chữ cái đầu của trang trại và ngôi làng mà ông lớn lên ở Nam Thụy Điển: Elmtaryd và Agunnaryd. Cái tên IKEA ra đời như vậy.
ASOS ban đầu chính là AsSeenOnScreen
Trang trực tuyến bán lẻ của Anh được thành lập với tên ban đầu là AsSeenOnScreen vào năm 1999, mang ý nghĩa khách hàng có thể mua mọi thứ như trên màn hình. Trang asseenonscreen.com cũng ra đời sau đó. Tuy nhiên, từ viết tắt ASOS dễ đọc, dễ nhớ nhanh chóng lan truyền, gây được sự chú ý hơn. Do đó, trang web cũng rút gọn lại thành asos.com mang ý nghĩa nhận diện thương hiệu.
Gap ám chỉ khoảng cách các thế hệ
Nhằm cung cấp sản phẩm Jeans có chất lượng, ngay từ ban đầu cửa hàng đặt tên là Gap, nghĩa đen và bóng đều là ám chỉ sự cách biệt về phong cách, thời trang và tư tưởng của giới trẻ hiện đại với các bậc phụ huynh, những người đi trước.
McDonald's đặt theo tên hai anh em bán bánh burger
Người sáng lập của McDonald, Raymond Kroc, xuất thân là một người bán máy làm sữa. Ông gặp và ấn tượng với hai anh em Dick và Mac McDonald ngay lần đầu gặp mặt. Khi đó, anh em nhà McDonald có một cửa hàng burger tại California. Thích thú nhà hàng này, Raymond quyết định trở thành đại lý cho họ, thành lập nên chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại trên khắp nước Mỹ, và nhanh chóng bành trướng khắp thế giới. Raymond sau đó cũng mua bản quyền với cái tên McDonald.
Starbucks đặt theo tên nhân vật của Moby-Dick
Đồng sáng lập Starbucks là Gordon Bowker từng kể câu chuyện đi tìm cái tên cho thương hiệu của mình trong một cuộc phỏng vấn. Ông muốn nó bắt đầu bằng “st”, trong từ sức mạnh (strength). Tình cờ, ông nhìn trên một bản đồ vùng Cascades và Mount Rainier có một thị trấn cũ tên là Starbo. Hầu như ngay lập tức, nó khiến ông liên tưởng ngay đến người yêu đầu tiên của Melville có tên là Starbuck trong phim Moby-Dic. Thế là chúng ta có thương hiệu đồ uống quen thuộc ngày nay.
Zara ban đầu có tên là Zorba
Ấn tượng với bộ phim “Zobra the Greek” đã khiến Amancio Ortega đặt tên Zorba cho thương hiệu thời trang của mình. Tuy nhiên, trớ trêu là cửa hàng đầu tiên mở tại La Coruña vào năm 1975 đặt cạnh 2 quán bar tên là Zorba. Cuối cùng, Ortega phải sắp xếp lại các chữ cái, và Zara là từ tương đồng nhất và dễ nhớ nhất được tạo ra.
Nike là nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp
Nike được thành lập vào năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports. Sau đó người đồng sáng lập Bill Bowerman và Phil Knigh vốn xuất thân là vận động viên đã muốn chọn cái tên là “Dimension 6” (Cỡ 6). Cuối cùng, cái tên Nike được đề xuất do chính nhân viên đầu tiên của hãng, Jeff Johnson. Nike là tên riêng của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp, sở hữu sức mạnh tốc độ. Logo của Nike cũng thể hiện đôi cánh đang dang rộng nhằm ý nghĩa này.
'/>Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Inter Miami, 03h30 ngày 14/4: Lấy lại ngôi đầu
Linh Lê - 12/04/2025 23:12 Mỹ MLS2025-04-18Strategy Analyticscho biết Apple bán ra được 43,1 triệu chiếc iPhone trong quý II/2019, giảm 17% so với con số 52,2 triệu máy cùng kỳ năm ngoái (năm tài khóa).
Một số liệu đáng lo ngại khác của Apple là doanh thu từ iPhone đã giảm từ 38 tỷ USD trong quý II/2018 xuống còn 31 tỷ USD trong quý vừa qua. Giá trung bình của mỗi chiếc iPhone bán ra trong quý vừa qua cũng giảm còn 720 USD, so với mức 728 USD của năm ngoái, mặc dù hãng đã ra mắt chiếc iPhone đắt nhất, iPhone XS Max cuối năm 2018.
Những số liệu này cũng tương đồng với các số liệu do Counterpoint Researchcông bố. Theo báo cáo mới của công ty thống kê này, 4 mẫu điện thoại bán chạy nhất thế giới trong năm qua đều là iPhone, nhưng lại toàn là iPhone đời cũ. Cụ thể, iPhone X là điện thoại bán chạy nhất năm 2018, theo sau là iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone 7.
Nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới Samsung cũng suy giảm nhẹ về doanh số trong quý vừa qua. Theo IDC, Samsung bán được 71,9 triệu smartphone trong quý I, giảm nhẹ so với con số 78 triệu cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vẫn vững chắc ở vị trí số 1 và hơn 23% thị phần toàn cầu, khoảng cách giữa Samsung và Huawei đang thu hẹp lại.
Trong khi 2 gã khổng lồ công nghệ Mỹ, Hàn Quốc đều ghi nhận giảm doanh số thì Huawei lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của IDC, Huawei đã bán được 59,1 triệu smartphone trong quý I/2019, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Không phải Apple, chúng tôi tin rằng Huawei hiện là đối thủ lớn nhất mà Samsung cần phải đối mặt”, Shobhit Srivastava, nhà phân tích tại Counterpoint Researchnhận định.
Tuy nhiên, thành tích của Huawei có thể sớm "tan thành mây khói" khi Google vừa đình chỉ một số hạng mục hợp tác với hãng. Gã khổng lồ tìm kiếm yêu cầu Huawei bàn giao tất cả các sản phẩm phần cứng, phần mềm có liên quan tới Google.
Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm mang thương hiệu Huawei đã có mặt trên thị trường sẽ tiếp tục sử dụng bản Android hiện tại và không được cập nhật thêm. Các sản phẩm trong tương lai của Huawei, sẽ không có các dịch vụ Google như Gmail, YouTube, Google Play....
Việc không được cài đặt các dịch vụ của Google sẽ khiến cho smartphone của Huawei khó có thể cạnh tranh với điện thoại từ các nhà sản xuất lớn khác. Trang CNN nhận định việc này gần như dập tắt tham vọng trở thành "bá chủ" ngành smartphone của Huawei.
Trên thực tế, Huawei cho biết công ty đã chuẩn bị sẵn sàng cho lệnh cấm này từ nhiều năm trước. Ông Richard Yu, Giám đốc điều hành Huawei chia sẻ rằng hãng đã nghiên cứu hệ điều hành mới thay thế cho Android từ năm 2012 và sẽ tung ra vào mùa thu năm nay. Hệ điều hành này sẽ vẫn hỗ trợ các ứng dụng Android.
Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đã ký quyết định cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8. Tuy nhiên, với tình hình quan hệ Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra ngày càng căng thẳng, chưa rõ lệnh cấm với Huawei sẽ kéo dài đến khi nào. Scandal này đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng và niềm tin từ người dùng vào tương lai smartphone của hãng.
Trong khi Apple, Samsung và Huawei đang cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần, những cái tên gạo cội một thời như Sony, HTC hay LG lại hoàn toàn vắng bóng và không được nhắc đến. LG xuất hiện một cách mờ nhạt trong báo cáo của Counterpoint Researchvới 2% thị phần trong quý I/2019, tương ứng với 6,8 triệu thiết bị bán ra.
Từ vị thế của những ông lớn trên thị trường di động, Sony, LG và HTC đã nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, thị phần giảm dần và đứng trên bờ vực diệt vong.
Sony từng là một thế lực hùng mạnh trên thị trường điện thoại di động. Tại thời điểm 2007, liên doanh Sony Ericsson chiếm 9% doanh số toàn cầu. Sau khi mua lại toàn bộ cổ phần trong liên doanh và đổi tên thành Sony Mobile vào năm 2011, nhà sản xuất đến từ Nhật Bản vẫn nắm giữ 5% thị trường smartphone trong năm 2013 và hướng mục tiêu trở thành thương hiệu lớn thứ 3 toàn cầu vào năm kế tiếp.
Tuy nhiên, họ đã trượt dài kể từ thời điểm đó. Doanh số teo tóp dần, số lượng model phát hành và doanh số bán ra giảm theo thời gian. Thậm chí Sony Mobile đã bắt đầu rút khỏi một số thị trường có tính cạnh tranh cao như Đông Nam Á, Trung Đông.
Theo báo cáo tài chính gần đây, năm 2018 công ty này xuất xưởng 6,5 triệu chiếc điện thoại thông minh, giảm 50% so với con số 13,5 triệu máy trong năm 2017. Tuy nhiên, khoản lỗ trong năm 2018 tăng lên đến 870 triệu USD, cao hơn mức 247 triệu USD của năm 2017. Điều này cho thấy mảng kinh doanh điện thoại di động của Sony ngày càng đi xuống.
Đầu tháng 1, trang Slashgear đưa tin Sony sẽ sớm rút khỏi thị trường điện thoại di động ở Đông Nam Á và Trung Đông. Trên thực tế, hãng đã thu hẹp các hoạt động kinh doanh, đóng cửa một số cửa hàng chính thức tại Malaysia, Singapore.
Tháng 4, Sony đã đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone ở Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty cho biết sẽ không chấm dứt hoạt động kinh doanh điện thoại. Những chiếc smartphone vẫn sẽ được sản xuất tại một nhà máy ở Thái Lan.
LG là thương hiệu điện thoại lớn trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như Bắc Mỹ. Tuy nhiên sự sa sút liên tục trong những năm qua đang dần giết chết nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai Hàn Quốc. Nếu như năm 2014 LG Mobile lập kỷ lục doanh thu 3,19 tỷ USD thì 4 năm sau, con số tăng trưởng là âm 26%.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất trong quý I/2019, bộ phận LG Mobile đạt doanh thu 1,34 tỷ USD, lỗ 181 triệu USD. Khoản lỗ này cao hơn 30% so với quý I/2018 và là khoản lỗ hàng quý thứ 4 liên tiếp của bộ phận LG Mobile.
Tuy nhiên, hãng vẫn tiếp tục duy trì đều đặn việc ra mắt các sản phẩm cao cấp như LG G8 ThinQ hay gần đây nhất là mẫu V50 ThinQ. Mới đây theo Reuters, LG đang có kế hoạch đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone tại nhà Hàn Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam nhằm cải thiện lợi nhuận, cắt lỗ và tăng khả năng cạnh tranh.
“Chuyển nhà máy sang Việt Nam là một quyết định rất hợp lý. Nơi đây có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Điều này cho phép LG tối ưu chi phí sản xuất, từ đó giảm thiểu các khoản lỗ”, John Park, nhà phân tích tại Daishin Securities nhận định.
Tương tự Sony và LG, HTC từng là chú ngựa ô nổi bật trên thị trường smartphone. Năm 2011, nhà sản xuất Đài Loan đứng vị trí thứ 3 sau Samsung và Apple. Smartphone Android của HTC được đánh giá cao nhờ hiệu năng tốt và giá bán hợp lý. Tuy nhiên, những chiến lược kinh doanh sai lầm liên tiếp đã kéo HTC xuống đáy, thị phần hiện tại xấp xỉ bằng 0.
Giá trị của HTC đã tụt dốc không phanh trong những năm qua. Ở thời điểm 2011, mỗi cổ phiếu của hãng có giá 42 USD. Giờ đây, con số này nằm dưới 1,3 USD, tương đương 4% giá trị so với 8 năm về trước.
Gần nửa năm nay, nhà sản xuất Đài Loan chưa ra mắt bất cứ sản phẩm nào. Chiếc HTC Desire 12s mới nhất được hãng giới thiệu vào tháng 12/2018 thuộc phân khúc giá rẻ và chỉ được bán hạn chế tại một số thị trường.
Thảm trạng hiện tại của Sony, LG và HTC cũng là lời cảnh báo cho những nhà sản xuất smartphone khác. Họ đang phải giành sự sống trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Những "con cá mập" luôn chực chờ bên dưới để nuốt chửng thị phần béo bở trên thị trường di động.
Cả Samsung và Apple đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc trong những năm gần đây. Huawei, Vivo, Oppo và Xiaomi đã vươn lên một cách ngoạn mục nhờ chiến lược bán điện thoại cấu hình cao bằng mức giá siêu rẻ. Theo số liệu từ IDC, năm 2018, Xiaomi lẫn Huawei đều tăng trưởng lần lượt ở mức 33% và 32%.
“2 năm qua, thị trường smartphone đã chậm lại và cũng sẽ khó đạt được mức độ tăng trưởng hai con số như trước. Tại Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc, sự tăng trưởng chậm không chỉ được ghi nhận thông qua số liệu báo cáo mà có thể cảm nhận rất rõ ràng qua những biểu hiện bên ngoài. Đây chính là hiện thực của thị trường smartphone toàn cầu hiện nay”, ông DJ Koh, Giám đốc điều hành của Samsung Electronics trao đổi với Zing.vntrong một buổi phỏng vấn.
Thị trường di động đang dần trở nên bão hòa. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải liên tục làm mới bản thân trước khi bị đào thải. Tháng 4/2018, trao đổi với CNBC, ông DJ Koh cho biết công ty sẽ thay đổi chiến lược smartphone của mình ở phân khúc tầm trung để thu hút khách hàng.
Theo Koh, thay vì trang bị những công nghệ mới cho dòng sản phẩm Galaxy S và Note như trước, Samsung sẽ xem xét mang đến những tính năng tiên tiến cho các mẫu máy giá rẻ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Samsung bắt đầu gặp phải một số áp lực về kinh doanh trên toàn cầu.
"Trong quá khứ, chúng tôi theo đuổi chiến lược trang bị những công nghệ mới và khác biệt cho các siêu phẩm, sau đó mới đến dòng máy trung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thay đổi chiến lược của mình từ năm nay. Samsung sẽ trang bị những tính năng, công nghệ mới nhất cho dòng sản phẩm tầm trung trước", DJ Koh chia sẻ trong buổi phỏng vấn với CNBC.
Đến tháng 10/2018, Samsung bắt đầu “làm mới” bản thân với việc giới thiệu 2 chiếc điện thoại tầm trung Galaxy A7 và Galaxy A9 phiên bản 2018. Trang Cnet nhận định, đây là điều "điên rồ" nhất gã khổng lồ Hàn Quốc từng làm.
Với hai mẫu Galaxy A7 và A9 2018, công ty đã thay đổi hoàn toàn nhận định trên khi trang bị cho hai chiếc điện thoại một thiết kế độc đáo với mặt lưng có thể thay đổi màu sắc. Ngoài ra, chiếc Galaxy A9 cũng được tích hợp cụm 4 camera, điều chưa chiếc smartphone cao cấp nào của hãng có.
Nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới cũng đang cho thấy quyết tâm giành lại thị phần từ những thương hiệu Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2019, nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc liên tiếp ra mắt hàng loạt smartphone mới thuộc dòng M và A trải dài từ phân khúc giá rẻ, tầm trung cho đến cận cao cấp.
Mẫu Galaxy A50 ra mắt vào tháng 3 đã trở thành chiếc smartphone đầu tiên trong phân khúc tầm trung sở hữu cảm biến vân tay dưới màn hình. Đến tháng 4, hãng tiếp tục ra mắt 2 mẫu Galaxy A70 và A80, trong đó chiếc Galaxy A80 là mẫu máy đầu tiên trên thế giới được tích hợp camera xoay trượt.
Theo CNet, chiến lược mới của Samsung là hướng vào đối tượng khách hàng trẻ tuổi, mang đến cho họ một thiết bị có màn hình lớn, máy ảnh tốt để chụp hình đăng tải lên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cũng không ngần ngại thử sức với hàng loạt công nghệ mới như thiết kế màn hình đục lỗ Infinity-O, giới thiệu chiếc Galaxy Fold màn hình gập hay mẫu Galaxy S10 phiên bản hỗ trợ 5G.
“Tôi nghĩ công nghệ 5G và AI, cũng như điện thoại màn hình gập sẽ là những nhân tố sẽ đem đến thời kì ‘phục hưng’ cho thị trường di động trong thời gian tới”, ông DJ Koh nói với Zing.vn.
Thêm vào đó, với việc nằm ngoài cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Samsung đang nắm trong tay phần lợi khi cả hai đối thủ Apple và Huawei đang đều "bị thương". Trang SCMP nhận định, đây sẽ là cơ hội tốt cho Samsung gia tăng cách biệt, bảo vệ ngôi vương đang bị Huawei lăm le từ lâu.
"Samsung có nhiều sản phẩm trải dài mọi phân khúc giá. Với việc Google ngừng hợp tác với Huawei, người dùng sẽ cần những chiếc smartphone Android khác để thay thế và Samsung sẽ là hãng hưởng lợi nhiều nhất", Bryan Ma, phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường IDC chia sẻ.
Trước sức ép từ sự đổi mới của Samsung, các hãng di động Trung Quốc đang tập trung tấn công vào các thị trường có nhiều lợi thế như Ấn Độ, châu Âu. Theo báo cáo từ Counterpoint Research, thị phần của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tại Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục khi chiếm đến 66% trong quý I/2019.
Dù giảm 2% so với cùng kỳ năm trước nhưng Xiaomi vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 29% thị phần. Tiếp sau đó là Samsung với 23% thị phần và Vivo ở vị trí thứ 3 với 12% thị phần.
Counterpoint Researchcho biết việc tập trung vào các sản phẩm giá rẻ với chủ lực là dòng Redmi Note 7 đã giúp Xiaomi duy trì được vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, hãng đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất khác.
Samsung cho thấy tham vọng muốn dẫn đầu thị trường khi liên tục ra mắt các sản phẩm giá rẻ thuộc dòng Galaxy A và M tại Ấn Độ. Vivo cũng áp dụng chiến lược tương tự với dòng V15 để cạnh tranh với Xiaomi.
Trong số những cái tên xuất hiện trong báo cáo của Counterpoint Research, Realme được xem là cái tên đáng chú ý nhất. Thương hiệu này được thành lập vào năm 2018, nhưng đã nhanh chóng chiếm được 7% thị phần smartphone tại Ấn Độ ngày trong quý I/2019.
“Người dùng tại Ấn Độ đang nâng cấp smartphone của họ nhanh hơn so với người dùng tại các khu vực khác. Dự kiến, phân khúc tầm trung sẽ tiếp tục trở thành chiến trường cạnh tranh của các hãng sản xuất smartphone trong thời gian tới”, Tarun Pathak, Phó Giám đốc tại Counterpoint Researchchia sẻ.
Tuy nhiên, theo Counterpoint Research, các nhà sản xuất nội địa tại Ấn Độ đang gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với những thương hiệu đến từ Trung Quốc. Hãng nghiên cứu cho biết doanh số bán các mẫu smartphone nội địa ở mức thấp chưa từng có trong quý I/2019.
Bên cạnh Ấn Độ, các hãng smartphone Trung Quốc cũng cho thấy sự bành trướng tại một trong những thị trường khó tính hàng đầu là châu Âu. Theo số liệu từ Canalys, Samsung và Apple vẫn có thị phần lớn nhất châu Âu trong quý IV/2018. Tuy nhiên chỉ trong 1 năm, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh về cả số lượng máy bán ra lẫn thị phần.
Huawei hiện đứng vị trí thứ 3 tại châu Âu khi tăng trưởng 55,7% về số lượng máy bán ra trong năm qua, chiếm 23,6% thị phần. Xiaomi cũng tăng trưởng tới 62%, đạt 6% thị phần. Theo Canalys, nếu tính cả những thương hiệu khác như Oppo hay OnePlus thì smartphone Trung Quốc đang chiếm 32% thị phần tại châu Âu.
“Căng thẳng chính trị giữa chính phủ Mỹ và công ty Trung Quốc khiến cho người dùng châu Âu được lợi. Mỹ đang khiến cho các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào châu Âu. Đây là một thị trường lâu đời, thời gian thay thế thiết bị dài hơn, nhưng lại là lợi thế cho các công ty Trung Quốc. Xiaomi, Oppo, Vivo có thể cạnh tranh về giá so với các đối thủ, đồng thời vượt trội về tầm vóc so với các thương hiệu xuất xứ châu Âu”, ông Stanton cho biết.
Thị trường smartphone châu Âu đang dần nhỏ lại, khiến cho những hãng đứng đầu như Samsung, Apple mất thị phần. Doanh số và thị phần của Samsung, Apple đều suy giảm nhẹ.
Theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường IDC, sản lượng smartphone bán ra trên toàn cầu trong quý vừa qua đã giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trang Business Insidernhận định thị trường smartphone khó có thể phục hồi trở lại trong thời gian ngắn.
"Sự khác biệt giữa các thiết bị cũ và mới ngày càng ít. Điều đó khiến cho người dùng cân nhắc nhiều hơn và hạn chế nâng cấp smartphone của họ", Lee Ainslie người đứng đầu quỹ đầu tư Maverick Capital nhận định. Ông cho biết thêm "những tháng ngày vinh quang" của cuộc cách mạng smartphone đã qua đi.
Điều này đang thúc đẩy các nhà sản xuất thực hiện nhiều bước đi khác nhau nhằm chống lại sự trì trệ trên. Apple đã chuyển hướng kinh doanh, tập trung phát triển nhiều hơn mảng dịch vụ với Apple Music, iCloud và Apple Pay.
Trong khi đó, các nhà sản xuất như Samsung, Huawei lại chọn hướng đi khác bằng cách thay đổi điện thoại thông minh với nhiều công nghệ mới như 5G hay trang bị màn hình gập. Samsung đã ra mắt chiếc Galaxy S10 5G và mẫu Galaxy Fold màn hình gập. Huawei cũng có chiếc Mate X màn hình gập.
Theo Business Insider, những thay đổi này chưa đủ để khiến thị trường di động phục hồi. Người dùng sẽ cần chờ một khoảng thời gian nữa để có thể trải nghiệm 5G một cách hoàn hảo khi công nghệ này được phát triển rộng rãi hơn.
Trong khi đó, những mẫu máy như Samsung Galaxy Fold hay Huawei Mate X xem ra vẫn là sản phẩm ở thì tương lai.
Mark Newman, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Bernstein nhận định màn ra mắt của Fold chỉ là thử nghiệm cho sản phẩm smartphone siêu cấp trong bối cảnh thị trường đang dần bị thu hẹp. Ông cho rằng đây đơn thuần là show diễn công nghệ của Samsung, giúp người xem làm quen với việc smartphone có thể gập màn hình.
Theo Business Insider, AR được kỳ vọng sẽ trở thành cơn sốt mới thay thế cho ngành công nghiệp smartphone đang dần trở nên trì trệ. Apple, Facebook, Microsoft, Samsung, Magic Leap hay Google đều đang tập trung phát triển công nghệ thực tế tăng cường.
Microsoft và Magic Leap đã có những sản phẩm kính AR trên thị trường. Trong khi đó, nhiều thông tin rò rỉ cho rằng Apple đang phát triển một mẫu "kính thông minh" và sẽ ra mắt trong năm 2019.
Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng ứng dụng trong thực tế. Thêm vào đó, giá bán của các sản phẩm hỗ trợ AR đang quá cao trong khi bị hạn chế về tính năng. Theo Business Insider, với mức giá tới 3.500 USD, chiếc HoloLen 2 của Microsoft không thực sự được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
'/>'Vương quyền' di động 2019 về tay ai?
最新评论