Làm bạn với địch
Nhiều người hiếu kỳ tìm hiểu Foxconn mở rộng dây chuyền sản xuất như thế nào. Câu trả lời đơn giản: sự khát khao của Gou. Khi còn trẻ, Gou tìm được một việc tại công ty vận tải sau khi học quản trị kinh doanh tàu tại trường dạy nghề. Khi mở Foxconn năm 1974, ông không giới hạn hoạt động trong chuyên môn của mình mà thâm nhập vào các mảng mà ông tin là sẽ thành công, bắt đầu từ công tắc nhựa và nút bấm trên tivi, máy chơi game.
Khủng hoảng dầu hỏa những năm 1970 và suy thoái đã đánh gục công ty. Trong thời điểm khó khăn nhất, vợ của Gou thậm chí còn không có đủ tiền mua gạo nuôi con. Cha mẹ của bà phải cho Gou vay tiền để sinh sống qua ngày. Khi ấy, ông nhận thức sâu sắc rằng công nghệ đúc kim loại chính là con đường dẫn đến khác biệt hóa sản phẩm và tìm kiếm những sản phẩm có thể giúp mình cải tiến công nghệ trong khi vẫn thu được lợi nhuận.
Sau đó, Gou bắt đầu sản xuất giắc nối linh kiện và các thiết bị đầu vào/đầu ra trên máy tính cá nhân. Khi gia nhập thị trường vào khoảng năm 1983, ban đầu ông vẫn gặp khó khăn khi kiểm soát tỉ lệ sản phẩm hư hỏng. Nhằm phát hiện và xử lý tốt hơn, ông chuyển bàn làm việc đến gần bộ phận điều khiển tự động của nhà máy. Khi nhà sản xuất dây nối Toyo Tanshi – nay là Sumiko Tec – của Nhật Bản gặp rắc rối về tài chính, Gou đã nhanh chân đưa một số thành viên người Đài Loan về công ty mình.
Bỏ qua lòng tự trọng, ông thường xuyên tiếp cận tất cả người lạ như nhân viên của đối thủ và nhà cung ứng, để hỏi xin lời khuyên, theo một nguồn tin nội bộ Foxconn. “Làm bạn với địch” là một nét tính cách rất tự nhiên của Gou nhưng không mang tính hình thức. “Ông ấy biết rằng sẽ chẳng thể được ai giúp đỡ nếu chỉ tìm cách lợi dụng họ. Ông làm những việc nhỏ nhất từ mang trà khi họ bận, nói với họ về những gì ông ấy muốn và nhận thông tin cần thiết như ai là người quan trọng và khi nào họ xuất hiện”.
Ông ấy nói chuyện như thế nào và nói cái gì vẫn là một bí mật nhưng dường như không thay đổi nhiều kể từ khi bắt đầu. Gou sở hữu thần thái cuốn hút với mọi người. Khi ông trình bày, ông lấy đi sự chú ý của khán giả.
Khung sườn
" alt=""/>'Bộ mặt thật' của Terry Gou, ông trùm đế chế FoxconnHồi mới bắt đầu triển khai FPT Software, có lần khách Tây sang dạy cho quân của tôi một công nghệ mới. Sau cả buổi chiều vất vả dạy dỗ, tối đến khách hàng tâm sự: "Bọn tao không thể làm với chúng mày được. Quân của chúng mày dốt quá". Tôi tức lắm hỏi lại: "Mày mới dạy một buổi sao biết quân tao dốt?". "Thì dạy xong, tao hỏi có đứa nào có câu hỏi gì không? Không thấy thằng nào giơ tay. Chứng tỏ là chẳng thằng nào hiểu gì".
Thế là chúng tôi mất béng cái hợp đồng đấy. Vì không ông nào dám giơ tay hỏi. Ngẫm nghĩ lại thấy khách hàng hoàn toàn có lý. Tưởng sau nhiều năm, giới trẻ sẽ tiến bộ lên, ai ngờ càng ngày càng tệ.
Đi dạy, mỗi khi hỏi: có ai muốn hỏi hoặc có ý kiến gì không, tôi thấy các sinh viên tự nhiên cắm đầu xuống hết. Mà không chỉ sinh viên mới lớn, quen ngoan ngoãn nghe lời. Cả các học viên trưởng thành hơn, tự tin hơn, đã đi làm, học các loại MBA, hay khoá lãnh đạo cao cấp cũng thế.
Nghĩ tiếc anh em bỏ thời gian, bỏ tiền đi học, tôi thường yêu cầu học viên có những vấn đề nào cần quan tâm thì đăng ký trước, để mình có thể điều chỉnh bài giảng. Vậy mà không ít lần tôi phát cáu: đến đây chẳng hát thì hò, chẳng phải con cò ngóng cổ lên nghe. Các anh chị không có câu hỏi gì, thì tốt nhất giải tán lớp, tôi cũng đỡ phải dạy, các anh chị có thể đi chơi giao lưu.
Khi Thomas Edison hỏi thầy giáo ở trường rằng liệu có thể cho âm thanh vào một cái hộp không, tất nhiên câu hỏi đó là một câu “hỏi ngu” tuyệt đối theo nhận định của xã hội lúc bấy giờ. Những câu hỏi “ngu” đến mức người ta đã đuổi học Edison kèm lời nhắn cho mẹ cậu bé rằng tốt nhất nên để trò Thomas đi chăn lợn thì hơn. Nhưng cuối cùng, những câu hỏi ngu của cậu bé ấy lại trở thành tiền đề thay đổi lịch sử công nghệ.
" alt=""/>Cựu Tổng giám đốc FPT: “Hỏi ngu để trưởng thành”Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai công tác hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
Ban chỉ đạo gồm có 10 người, với Trưởng Ban là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng và Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng. Bên cạnh đó, tham gia Ban chỉ đạo còn có 8 thành viên là đại diện các Sở, ngành và doanh nghiệp: Giám đốc Sở TT&TT, Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Phó Tổng giám đốc VNPT Tô Mạnh Cường; Phó Tổng giám đốc Viettel Hoàng Công Vĩnh; Phó Tổng giám đốc MobiFone Nguyễn Đăng Nguyên và Tổng giám đốc EVN Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo này là chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong việc thực hiện triển khai công tác hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
Quyết định cũng nêu rõ, Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu của UBND thành phố. Trưởng Ban chỉ đạo được thành lập Tổ công tác giúp việc triển khai công tác hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban chỉ đạo và của Tổ công tác giúp việc sẽ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
" alt=""/>Lãnh đạo VNPT, Viettel, MobiFone tham gia Ban chỉ đạo hạ ngầm cáp tại Hà Nội