Nhận định, soi kèo PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4: Cơ hội của đội khách

Ngoại Hạng Anh 2025-04-27 15:27:44 5253
ậnđịnhsoikèoPSGvsNicehngàyCơhộicủađộikhálịch thi đấu vòng loại euro   Phạm Xuân Hải - 25/04/2025 05:25  Pháp
本文地址:http://play.tour-time.com/news/31e396687.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4

Hồng Diễm trong vai Phương. 

Phương có một gia đình hoàn hảo với Hoàng - người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con, tài giỏi, đang chuẩn bị lên vị trí Tổng Giám đốc một tập đoàn nhà nước. Phương và Hoàng có 2 người con chăm ngoan, biết quan tâm đến bố mẹ. Bà Giang (NSND Như Quỳnh) - mẹ Hoàng là một người mẹ chồng rất tâm lý, luôn thấu hiểu con. Có một gia đình êm ấm là thế nhưng rồi biến cố ập đến với Phương vào lúc cô không ngờ nhất. 

Một clip được phát tán rộng rãi trên mạng ghi lại cảnh ân ái của Hoàng với một cô gái trẻ xinh đẹp khiến các hợp đồng làm ăn của Hoàng gặp trục trặc. Hoàng phá sản, thậm chí phải bán nhà trả nợ. Cho rằng mình bị gài bẫy, Hoàng tự thân điều tra và khi anh vừa lờ mờ tìm ra manh mối, cô gái trong đoạn clip ân ái đó lại bị sát hại. Hoàng lập tức trở thành nghi can giết người, mất hết tất cả.

 Việt Anh trong vai Hoàng - chồng của Phương. 

Cay đắng khi bị chồng phản bội, suy sụp vì mất niềm tin, hoang mang vì chồng có thể ngồi tù, những đứa con không còn bố bên cạnh…, Phương tưởng chừng sắp gục ngã. Nhưng với sự giúp đỡ của Nguyệt và Quân, Phương vực dậy, từ một người nội trợ suốt hơn chục năm trở lại với công việc luật sư. Trong hình ảnh một cô luật sư đầy lý trí nhưng cũng đầy cảm xúc, Phương làm lại từ đầu, tìm lại niềm tin, tìm lại giá trị bản thân, tìm ra sự thật và biết được phần nào nỗi ẩn ức của người chồng bị gài bẫy. 

Tập 1 Hành trình công lýlên sóng tối thứ 2, ngày 10/10 giới thiệu về các nhân vật. Trong mắt gia đình, bạn bè, Phương có một gia đình hạnh phúc với Hoàng – người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con, tài giỏi, đang chuẩn bị lên vị trí Tổng Giám đốc một tập đoàn có tiếng. Mọi chuyện tưởng chừng như hoàn hảo với cặp đôi với mỗi sáng Hoàng ôm hôn vợ trước khi ra khỏi nhà đi làm.

Còn Phương, một nữ luật sư tình cờ bắt gặp cảnh Cường (Doãn Quốc Đam) cãi vã và động chân động tay với vợ. Cường rất hung hăng bất chấp sự can ngăn của Phương. 

Cuộc sống diễn ra bình yên cho đến khi vợ chồng Phương - Hoàng nhận tin bé Thư - cô con gái thứ 2 bị suy tim.

Cùng với đó, Hoàng thì có bữa tối lãng mạn với Hà (Huyền Trang) trong ngày diễn ra sự kiện của công ty, khi Hà tâm sự về nỗi đau khổ của cô khi phải cố quên người mình yêu. Đây cũng là khởi nguồn cho một đêm nóng bỏng của Hoàng và Hà, kéo theo biến cố sau này với gia đình anh. 

Diễn biến chi tiết tập 1Hành trình công lý lên sóng lúc 21h30 tối 10/10 trên VTV3.

">

Hành trình công lý tập 1: Biến cố bắt đầu tìm đến Phương và Hoàng

Vợ chồng ông Lãnh tại chương trình Tình trăm năm.

Tại chương trình Tình trăm năm, bà Hồng kể: “Lúc đó, tôi được nhiều gia đình đến xem mắt nhưng ba mẹ, anh chị đều không ưng. Vậy mà sau khi gia đình ông Lãnh đến, anh chị tôi đều hối thúc ba mẹ gả tôi cho ông ấy.

Thấy vậy, mẹ tôi nói sẽ trả lời nhà trai sau 7 ngày. Một tuần sau, ba mẹ hai bên lại gặp nhau và quyết định 20 ngày sau sẽ tổ chức đám cưới cho chúng tôi. Vậy là chúng tôi trở thành vợ chồng chỉ sau 27 ngày quen biết”.

Sau đám cưới, cả hai trải qua đêm tân hôn trên chiếc giường được quây bằng tấm ri đô và giá treo quần áo. Một tuần sau, ông Lãnh rời nhà đi dạy học ở ngôi trường cách nhà hơn 50km.

Bà Hồng ở lại, nếm trải nỗi nhớ chồng, sự hà khắc đến nghẹt thở của bố mẹ, em chồng. Bà kể: “Ba mẹ và em chồng tôi khó lắm. Ba chồng nói với tôi: “Người ta làm quần quật mà còn không ăn cơm trưa. Còn mày, mày làm gì mà đòi ăn cơm trưa".

Nghe ba nói vậy, tôi không dám ăn cơm trưa nữa. Mỗi ngày, tôi chỉ ăn 2 bữa sáng, chiều thôi. Dẫu vậy, mỗi bữa, tôi cũng chỉ dám ăn một ít rồi lui vào bếp vì sợ ba và em chồng không vui”.

Chứng kiến cảnh vợ bị ức hiếp, ông Lãnh xót xa nhưng không dám ra lời. Đêm thấy vợ đói, ông lén đi mua mì gói rồi dùng nước trong bình thủy pha cho vợ. Pha xong, hai vợ chồng rón rén bưng ra giàn bầu ăn để không bị bố mẹ phát hiện.

Cưới nhau 2 năm, bà Hồng sinh con đầu lòng. Thế nhưng khi chưa kịp vui, bà đã phát hiện chồng ngoại tình, qua lại với người tình cũ.

Bà Hồng bùi ngùi kể lại việc chồng ngoại tình.

Hạnh phúc bất ngờ

Bà kể: “Sinh xong, tôi xuất viện, ông ấy ra bến xe mua vé. Nhưng ông đi mãi mà không thấy về. Sốt ruột, tôi ra bến xe tìm thì thấy ông ấy đang ngồi nói chuyện với người yêu cũ. Tim tôi thắt lại nhưng cũng đến gần hỏi: “Mình về được chưa anh?”.

Thấy vậy, ông ấy đứng dậy, chia tay bạn gái, theo tôi ra xe về nhà. Thời đó chưa có điện thoại nên cả hai chưa hẹn hò dễ như bây giờ. Nhưng sau đó ít năm, liên lạc dễ dàng, cả hai qua lại thường xuyên hơn. Thế rồi ông ấy ngoại tình suốt mười mấy năm”.

Khi ngoại tình, ông Lãnh vẫn chăm sóc gia đình, vợ con chu đáo. Tuy vậy, mỗi khi được nhân tình liên lạc, ông đều lấy cớ bỏ nhà đi. Bà Hồng biết chuyện nhưng không thể níu kéo, đành nhìn chồng đến tìm tình cũ.

Sau hơn 10 năm ngoại tình, ông Lãnh quyết định quay về với vợ con. 

Chồng có nhân tình bên ngoài, một mình bà Hồng chạy vạy, tất tả nuôi 3 đứa con ăn học. Ngoài làm ruộng, bà buôn thúng bán bưng để có tiền trang trải cuộc sống.

Mỗi lúc nhớ chồng, đau lòng vì bị phản bội bà chỉ biết khóc hoặc chạy ra đồng làm việc. Bà tâm sự: “Suốt hơn 10 năm ông ấy ngoại tình, tôi đau khổ lắm nhưng chỉ biết khóc. Tôi chỉ biết tự an ủi mình là đã có 3 đứa con gái xinh đẹp, ngoan hiền nên phải cố gắng.

Tôi cứ chịu đựng như vậy rồi nghĩ nếu còn thương mình, ông ấy sẽ quay về. Nếu không, tôi sẽ chia tay chứ không biết cách nào để níu kéo chồng”.

Sau hơn 10 năm chịu cảnh chia sẻ chồng với người phụ nữ khác, bà Hồng chán nản và thôi nghĩ về việc chồng sẽ quay về. Lòng bà cũng nguội lạnh và không còn thương yêu ông Lãnh nữa.

Hiện, ông bà có cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn bên con cháu.

Thật bất ngờ, sau nhiều năm chạy theo mối tình từ thời học sinh, ông nhận ra không đâu bằng gia đình, vợ con của mình. Ông Lãnh trở về, mong được hàn gắn, tìm lại hạnh phúc với vợ.

Lúc này, ông Lãnh đã lên chức ông ngoại và có hơn 10 năm lỗi lầm, ông vẫn được vợ con tha thứ, đón nhận.

Từ đó, ông hết mực yêu thương, chăm sóc vợ. Cả hai trải qua những tháng ngày tuổi già quây quần bên nhau cùng con cháu. Cuối chương trình, ông Lãnh gửi đến vợ lời xin lỗi chân thành.

Ông nói: “Anh xin lỗi đã làm khổ em suốt mười mấy năm vừa qua. Chúng ta lớn tuổi rồi mong rằng em tha lỗi cho anh và mình hàn gắn lại để cùng lo cho con, cho cháu”.

Chuyện tình của cặp đôi 'chồng luôn khuyên vợ đi lấy chồng mới'

Chuyện tình của cặp đôi 'chồng luôn khuyên vợ đi lấy chồng mới'

Liệt nửa người, anh Tùng đầu hàng số phận, khuyên vợ đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng, tình yêu của chị Nhanh đã kéo anh khỏi vũng bùn tăm tối, tiếp động lực khiến anh trở nên yêu đời.">

Tình trăm năm tập 143: Người phụ nữ nhẫn nhịn hơn 10 năm cảnh chồng ngoại tình

Võ Tấn Phát ra mắt drama “Một nén nhang cục súc" với thông điệp “Chiếc sừng vô dụng". 
Mục tiêu của sản phẩm lan tỏa thông điệp sừng tê giác thực sự không có công dụng chữa bệnh. Chúng bị thổi phồng giá bán khiến loài động vật này bị săn bắt trái phép dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Trong tập 1, Võ Tấn Phát và Minh Dự tiếp tục vào vai cặp vợ chồng Cục - Súc, vì lo sợ mắc bệnh sinh lý nên tới gặp thầy pháp Huỳnh Lập. 
Nhận được lá bùa có 3 ký tự S, T và hình tam giác, cả hai cùng bà hàng xóm Kim Đào đã hiểu lầm thầy pháp ngụ ý bày cách uống sừng tê giác để hết bệnh. Bệnh không hết, Võ Tấn Phát càng thêm nặng. 
Trước tình cảnh này, thầy pháp Huỳnh Lập đã tới tận nhà vợ chồng Cục - Súc để giải thích về việc sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh, việc sử dụng sừng tê giác cũng là việc làm tiếp tay cho tình trạng săn bắt tê giác, đẩy giá sừng tê lên cao và khiến tê giác đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Vẫn phong cách hài hước, cài cắm những thông điệp cuộc sống ý nghĩa, khán giả đón nhận diễn xuất và thông điệp của phim.
Võ Tấn Phát cho biết ngoài những giá trị giải trí, anh mong mang lại nhiều hơn những giá trị về cộng đồng và xã hội.
Qua tập phát sóng đặc biệt, Võ Tấn Phát cùng Huỳnh Lập và Minh Dự mong góp phần thay đổi suy nghĩ về việc săn bắt sừng tê giác.
“Một nén nhang cục súc” là web drama kết hợp 2 series “Gia đình cục súc” của Võ Tấn Phát và “Một nén nhang” của Huỳnh Lập. 

Thư Hồ

">

Võ Tấn Phát, Minh Dự, Huỳnh Lập ra mắt web

Soi kèo góc PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4

- Hơn 20 năm trước, một người phụ nữ hành nghề chèo đò đã cứu 34 người thoát chết kỳ diệu. Hành động dũng cảm của bà từng được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động cùng nhiều bằng khen cao quý. Nhưng ít ai ngờ về số phận của bà 20 năm sau...

Những cánh tay vô vọng chới với

Một ngày đầu tháng giêng năm 1996, sương mù dày đặc che kín đỉnh núi. Trên mặt hồ Sông Rác vang lên tiếng la hét thất thanh khi con thuyền chở 84 người dân đi đốn củi bị chìm. Trong không gian hỗn độn chỉ còn thấy những cánh tay vô vọng chới với giữa biển nước mênh mông...

Giữa tháng 4/2018, chúng tôi tìm về thôn Thượng Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh sau 22 năm, thời điểm con thuyền chở 85 người dân bị chìm giữa đáy hồ Sông Rác.

{keywords}
Bà Hệ giờ đây đã già, sống với chồng trong căn nhà nhỏ chật hẹp.

Ở xã Kỳ Phong hỏi đến nhà bà Nguyễn Thị Hệ không ai là không biết, không ít người còn nhớ như in ngày bà đã cướp khỏi tử thần 34 tính mạng trong thảm nạn chìm thuyền năm xưa.

Bà Hệ năm nay ngoài 70 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, lưng bà oằn xuống theo những năm tháng chèo đò. Bà cùng người chồng thương binh sống trong ngôi nhà vỏn vẹn gần 30m2, xây dựng từ hàng chục năm trước.

Hỏi chuyện cứu 34 mạng người trong vụ chìm đò năm xưa, khuôn mặt bà trở nên buồn bã. Những giọt nước mắt của người đàn bà từng một thời lam lũ với sông nước lăn dài trên gò má, bà bảo: “Tôi ân hận suốt mấy chục năm qua vì không cứu được nhiều người hơn. Hơn 30 mạng người nằm lại dưới lòng hồ luôn làm tôi day dứt không thôi”. Dường như trong ký ức của bà còn vẫn còn ám ảnh bởi những bàn tay chới với dưới mặt hồ Sông Rác năm 1996.

Bà Hệ vốn người ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 18 tuổi, bà tham gia dân quân du kích chống Mỹ cứu nước. Sau 6 tháng xông pha với bom đạn, bà trở về lấy chồng và định cư ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh hành nghề chèo thuyền trên hồ Sông Rác kiếm sống. Khách qua sông của bà chủ yếu những người dân miền xuôi ở các xã Kỳ Phong, Kỳ Tiến… đi kiếm củi trong các khu rừng thuộc huyện Kỳ Anh.

{keywords}
Ông Trung, chồng bà Hệ, là thương binh 3/4.

Nhớ lại buổi sáng định mệnh trên hồ Sông Rác, bà Hệ Sáng kể, ngày 4/1/1996, khi đang ăn cơm với người con trai đầu Nguyễn Văn Thực (SN 1973) để chuẩn bị lên thuyền đi làm, bà nghe trên sông văng vẳng tiếng người kêu cứu.

Vội bỏ bát đũa, bà cùng con trai chạy ra bến thuyền thì chứng kiến cảnh con thuyền của anh Hồ Văn Di (trú xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) chở 84 người đang dần chìm xuống dưới lòng hồ.

Không một chút đắn đó, bà cùng người con trai nhanh chóng nổ máy đưa thuyền hướng về phía người dân gặp nạn. Lúc này mặt sông dày đặc sương, tiếng người kêu khóc thảm thiết.

“Tôi đưa thuyền đến nơi thấy hàng chục người đang chới với giữa lòng hồ. Tôi vội dùng cây sào dài dí xuống mặt nước để những người gặp nạn bám vào, sau đó kéo từng người một đưa lên thuyền”, bà Hệ nhớ lại.

Trong số 84 người có mặt trên chiếc thuyền, 54 người được cứu sống. Trong đó chính tay bà Hệ cứu sống 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người khác vĩnh viễn bỏ mạng dưới đáy hồ Sông Rác.

“Họ là những người dân sống ở các xã quanh đây thường xuyên lên thuyền qua hồ để vào núi kiếm củi. Rất nhiều người là khách quen của tôi, người lớn có, học sinh có, họ chết thật đau lòng”, bà Hệ nhớ lại.

Nữ anh hùng trong lòng dân

Sau 22 năm, ký ức về vụ chìm thuyền vẫn còn là nỗi kinh hoàng của những người may mắn thoát chết trên hồ Sông Rác. Trong tâm khảm của những người được cứu sống, họ luôn ghi lòng tạc dạ công lao nữ “anh hùng” chèo đò năm xưa.

Anh Bùi Ngọc Anh (trú xã Kỳ Phong), người được chính tay bà Hệ cứu sống năm xưa, nhớ lại, sáng ngày 4/1, anh đến bến hồ Sông Rác rồi lên thuyền anh Di để vào rừng kiếm củi. Trên thuyền có tất cả 84 người, họ đều là phu củi lâu năm và đi lại đều đặn trên thuyền.

{keywords}
Anh Bùi Ngọc Anh, một trong 34 người được bà Hệ cứu sống trong thảm nạn chìm đò năm xưa.

“Thuyền ra đến giữa hồ bất ngờ rung lắc mạnh, nước ập vào thuyền rất nhiều. Những người trên thuyền bắt đầu hoảng loạn. Một số nhảy xuống hồ, số khác bám vào mạn thuyền bị nước nhấn chìm trong tích tắc”, anh Anh nhớ lại.

Khoảng cách từ nơi gặp nạn cách bờ 500m, thời điểm thuyền chìm lúc 7 giờ sáng, sương vây kín mặt nước nên không thể phân biệt được hướng của bờ để bơi vào. Lòng hồ sâu, nhiều người biết bơi nhưng mất phương hướng nên bơi toán loạn thành ra kiệt sức rồi chết đuối.

Trong khi chới với giữa dòng nước dữ, anh Anh may mắn tiếp cận được gần thuyền của bà Hệ, rồi được bà cứu lên thuyền đưa vào bờ an toàn. Sau đó, anh nhập viện vì bị vết cắt ở chân.

“Tôi và 33 người khác không được bà Hệ cứu kịp thời chắc bỏ mạng giữa lòng hồ 22 năm trước rồi. Bà ấy là ân nhân cứu tôi khỏi tử thần, công ơn ấy không bao giờ quên được”, anh nói.

{keywords}
 Ông Trần Văn Chính vẫn nhớ như in hành động cứu người của bà Hệ.

Để rõ hơn về câu người đàn bà cứu 34 mạng người năm xưa, chúng tôi tìm đến những người có chức trách ở xã Kỳ Phong thời điểm năm 1996, họ đồng thời cũng là người trực tiếp chứng kiến và cứu nạn trong vụ chìm thuyền.

Tiếp chúng tôi, ông Trần Văn Chính cho hay, thời điểm xảy ra vụ chìm thuyền ông giữ chức Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an xã Kỳ Phong.

Ông kể, sáng ngày 4/1/1996, ông vừa đến trụ sở thì được người dân chạy lên báo thuyền anh Di chở theo hàng chục người bị chìm ở trên hồ. Ông tức tốc tới hiện trường thì bà Hệ và một số người dân đang cứu người dười hồ đưa lên bờ.

“Thuyền bà Hệ cứu được 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người chết chúng tôi cũng huy động thuyền bè vớt được trong ngày gặp nạn. Những người tử vong sau đó đều được người thân đưa về quê an táng”, ông Chính nói.

Theo ông Chính, tai nạn thảm khốc xảy ra hơn 20 năm qua nhưng hành động cứu người của bà Hệ người dân ai cũng rõ. Sau khi cứu thành công 34 mạng người dưới lòng hồ Sông Rác, bà Hệ được Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư khen ngợi, biểu dương, đồng thời dành tặng cho gia đình bà số tiền 5 triệu đồng.

Cùng trong năm 1996, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 cho bà Hệ vì đã có hành động dũng cảm cứu người trên hồ Sông Rác…

(Còn tiếp)

Cuộc tháo chạy của người phụ nữ khỏi phòng sếp lớn

Cuộc tháo chạy của người phụ nữ khỏi phòng sếp lớn

“Tôi nhớ rất rõ câu chuyện ấy bởi đó là một trong số những ca hiếm hoi về quấy rối tình dục nơi công sở tôi tư vấn. Thay vì đối mặt, nạn nhân thường chọn cách im lặng”, Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn An Chất chia sẻ.

">

Buổi sáng định mệnh của người phụ nữ cứu 34 người chìm đò

{keywords}Người dân Đức được thuê ô tô điện miễn phí

Theo công bố của hãng xe Renault, mẫu xe điện compact Renault ZOE được trang bị động cơ điện công suất100 kW, có thể chạy được quãng đường 245 dặm (394 km) cho một lần sạc đầy. Xe cũng được trang bị một số tính năng cơ bản như màn hình cảm ứng trung tâm kích thước 10 inch, tự động đỗ xe, đèn pha LED.

Đã có 3000 khách hàng liên hệ đại lý của Renault và có khoảng 300 người sắp ký kết hợp đồng.
Ông Wolfgang Huber, Trưởng nhóm bán xe điện Renault cho biết: “Nếu có thêm nhân viên kinh doanh, chúng tôi còn bán được nhiều xe hơn”.

Ngoài Renault ZOE, giá thuê các mẫu xe điện khác cũng rẻ đi đáng kể. Đơn cử, bạn chỉ tốn số tiền khoảng 30 USD (gần 800 nghìn) là đã có thể thuê được chiếc MINI Cooper SE vi vu trong vòng 1 tuần.
Người ta thường nói trên đời này chả có cái gì là hoàn toàn miễn phí cả, tuy nhiên câu nói này chưa chắc đã đúng ở Đức.

Ngân Vũ (Theo Thenextweb, Roadandtrack)

Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video từ cam hành trình về Ban Ô tô xe máy qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Cô gái "thấp lùn" đỗ xe Honda SH gây bão mạng, sự thật bất ngờ

Cô gái "thấp lùn" đỗ xe Honda SH gây bão mạng, sự thật bất ngờ

Hình ảnh một cô gái nhỏ bé đỗ xe Honda SH phải đứng hẳn xuống đường để giữ thăng bằng đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội 3 ngày qua, đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn về “mốt” đi xe SH của phụ nữ.

">

Người dân Đức được thuê ô tô điện miễn phí

Tôi không cao siêu gì cả. Tôi thường tự hỏi bản thân: "Mình cãi vã để làm gì? Mình và ông ấy có định ly dị không?". Hồi trẻ tôi đã luôn nghĩ vậy, giờ trót ăn ở với nhau cả đời, còn gì nữa mà giận với hờn! 

Có lẽ, tôi an phận, không "đứng núi này trông núi nọ". Tôi quen ông năm 18, 19 tuổi. Sống với ông, tôi thấy vui vui, nhẹ nhàng, vậy là đủ. Hai người sai chỗ nào sửa chỗ đó.  

Có người hỏi: Sống với nhau lâu vậy không chán à?Ô, đã là duyên nợ sao lại chán! Hạnh phúc là do chúng ta tạo ra. 

Chúng tôi không có con. Nhiều người nói chúng tôi làm vợ chồng mà như người đi tu. Tôi thuận theo ý Trời, số sao thì mình theo vậy. 

Sơn Tuyền và ông xã đi đâu làm gì cũng có nhau.

- “Thuận theo ý Trời”, nghe có phần chua chát, phải không chị?

Tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Bạn có 10 con chưa chắc đã hạnh phúc. Tôi tin mỗi người mỗi số, mỗi niềm hạnh phúc khác nhau, chỉ là chúng ta không nhận ra và giữ lấy. 

Không phải cứ người khác buồn vì không có con thì tôi buồn theo. Đời vô thường, đâu ai biết ngày mai của mình ra sao. Tôi biết đủ với những gì đang có nên hạnh phúc. Chúng ta chỉ sống một đời thôi mà, sao phải khổ như vậy?

Tôi học được cách buông bỏ để tâm luôn nhẹ nhàng. Trong đời, bạn sẽ có nhiều cái được và không được. Chúng ta hay bỏ qua cái được, nghĩ nhiều về cái không được. 

Tôi luôn tự nói với mình: "Thôi, không sao cả, không được thì thôi, mình làm cái khác", thế là nhẹ nhàng, khỏe re. Tôi rèn nếp suy nghĩ này cho mình từ trẻ. 

Trong nghề, tôi chỉ làm việc của mình, không tị nạnh đồng nghiệp. Cái gì không phải của mình mãi mãi không thuộc về mình. Ai thành công, mình mừng cho họ. Vì thế mấy chục năm qua, tôi hiếm thấy đồng nghiệp ghét mình.

Tuổi 62, Sơn Tuyền đi diễn không vì cát-sê.

- Cuộc sống của chị ở Mỹ ra sao?

Tôi sống rất bình thường. Trừ năm 2020 bùng dịch ở Mỹ, nhịp sống của tôi mấy năm nay vẫn đều đặn, không có gì xáo trộn hay thay đổi. 

Tôi thường dậy lúc 8h. Khoảng 10h, tôi rời giường uống nước ấm và tập thể dục khoảng 30 phút. Tôi tự nấu những món mình thích, chủ yếu là đồ chay. Ông xã lần nào ăn cũng khen ngon! (cười)Tôi ăn ít nhưng không bỏ bữa nào, mỗi ngày uống 2 lít nước đun sôi để nguội.   

Buổi tối, tôi thường nghe nhạc, nhất là các bài mới mà khán giả yêu cầu. Vốn bài của tôi khá nhiều nhưng không đồng nghĩa cả đời mình chỉ hát đi hát lại những bài đó. Sau đó, tôi thiền một chút rồi đi ngủ lúc 23 - 0h. Mỗi ngày của tôi đều như vậy, đến cuối tuần lại xách vali đi diễn. 

Sơn Tuyền bên chị gái - danh ca Thanh Tuyền. 

Mỗi ngày tập gym 4 tiếng, trái tim 'trẻ mãi không già'

- Nghe đơn giản quá, không giống cuộc sống của một danh ca mà mọi người thường đồn đoán về chị? 

Tuổi này, tôi khác xưa nhiều. Tôi cũng từng mê shopping như bao cô gái trẻ nhưng giờ hào hứng nữa. Niềm vui của tôi hiện tại là tập gym, đi hát và mang niềm vui đến mọi người. Tôi đi hát cho thỏa đam mê chứ không vì cát-sê. 

Tôi không phải suy nghĩ làm sao để giữ danh tiếng nữa. Tất cả những gì tôi còn là kỷ niệm với khán giả trong mấy chục năm qua. Họ nhớ và vẫn muốn nghe Sơn Tuyền hát, vậy thôi. Còn khỏe, tôi còn hát, bao giờ không khỏe nữa thì thôi... 

Thời đỉnh cao, tôi bị "tật" sợ PR. Báo chí liên hệ phỏng vấn, tôi đều để ông xã trả lời thay. Tôi PR giúp đồng nghiệp thì hăng, đến phiên mình lại ngại. Kỳ quá phải không! Nếu chịu lăng xê, biết đâu tôi "dữ dội" hơn bây giờ? (cười)Tôi về Việt Nam diễn hay làm từ thiện đều âm thầm, không muốn kể lể trên mặt báo. 

- Sự nghiệp chị vẫn “dữ dội” mà. Đâu dễ để một ca sĩ nhạc trẻ chuyển hướng Bolero trở thành danh ca như chị? 

Đúng là ít ai còn nhớ gốc của tôi vốn là nhạc trẻ, nhạc Mỹ. Sau đó, tôi hát Bolero nổi tiếng, bán đĩa "chạy" quá nên chuyển sang dòng này. Tôi mặc áo dài, thay đổi cử chỉ cho nền nã hơn. Nhưng bản tính thích vui nhộn, sôi động trong tôi vẫn vậy!

Tôi đã đi từng bước trong suốt hành trình dài ấy. Tuổi xuân và kỷ niệm là những thứ theo mình cả đời. Tôi luôn nhớ về tuổi trẻ một cách trân trọng, nhẹ nhàng, không hối tiếc gì cả.

Lạ là, tôi thay đổi ngoại hình, tuổi tác già đi nhưng trái tim vẫn vậy. Tôi không cố "trẻ hóa" bản thân. Mỗi khi ra sân khấu, tôi rất tận hưởng không khí bên khán giả, đồng nghiệp. Tôi song ca luôn hòa đồng, hòa hợp với các em, các cháu. Nghệ thuật không phân biệt tuổi tác, bạn không có lý do gì để tạo khoảng cách thế hệ trên sân khấu cả.

Đời thường giản dị và trẻ trung của danh ca 62 tuổi.

- Lối sống khoa học phải chăng là bí quyết để chị trông trẻ hơn tuổi thật?

Mỗi chiều, tôi dành 3 - 4 tiếng ở phòng gym. Tôi đi bộ 1 tiếng, tập các bài thể hình 30 - 45 phút, bơi 45 phút - 1 tiếng, thời gian còn lại tôi xông hơi và thư giãn.  

Nhờ tập luyện, cơ thể tôi luôn khỏe mạnh, tinh thần tích cực. Mỗi 6 tháng, tôi lại đi kiểm tra sức khỏe một lần. Bác sĩ ngạc nhiên vì tôi ngoài 60 tuổi nhưng sức khỏe rất tốt, không mắc các bệnh tuổi già như cao huyết áp, tiểu đường,...

Tôi tập gym cho khỏe chứ không để nhìn trẻ hơn. May mắn, việc tập luyện mang đến tôi cả hai. (cười) Mấy lần đi diễn, tôi được khán giả nhỏ tuổi hơn gọi mình bằng "em". 

Tuổi 62, tôi hát khỏe hơn cả hồi trẻ. Trời cho tôi giọng hát nhưng tôi không phải luyện thanh mỗi ngày, chỉ tập gym thôi đấy! 

Thời xưa, tôi khá lười, vào phòng gym tập quờ quạng 30 phút rồi về. Tôi không biết ngày mai Trời có gọi mình đi không? Nhưng còn sống ngày nào, tôi phải giữ gìn sức khỏe và thể trạng như bây giờ. 

Sơn Tuyền nhớ Việt Nam.

- Điều gì chưa trọn vẹn với chị? 

Lúc ba mẹ còn sống, tôi ngoan ngoãn, nghe lời, làm ba mẹ vui. Khi ba mẹ mất, tôi không còn gì luyến tiếc từ đó đến nay. Tôi đã sống một đời dài khá đủ đầy, trọn vẹn với gia đình, người quen và khán giả. Vậy thì dù ngày mai phải ra đi, tôi nghĩ mình không còn gì chưa mãn nguyện. 

Gia đình tôi có 17 anh chị em, tôi thứ 8. Mọi người hay gọi tôi là “cô Tám” vì thế. Ngày xưa ba mẹ mất, chị Hai Thanh Tuyền như ba mẹ của các em. Chúng tôi thương chị Hai từ xưa đến giờ vẫn vậy. Lạ là suốt sự nghiệp, chị em Thanh Tuyền - Sơn Tuyền chỉ hát chung đôi lần. Vì chuyện này, vài người không hiểu lại đồn này nọ... Ngoài đời, tôi và chị Hai thường xuyên hỏi han nhau. 

Hai năm chưa về, tôi rất nhớ Việt Nam, nhớ khán giả. Tôi cũng nhớ quê nhà Đà Lạt, một vài anh chị của tôi vẫn ở đây. Số khác ở Mỹ, Pháp, Đức,... Gia đình chúng tôi khá đặc biệt, 17 anh chị em ai cũng hát hay nhưng chỉ 2 người đủ duyên nổi tiếng.

Sơn Tuyền hát 'Biết đến bao giờ' (sáng tác: Lam Phương)

Sơn Tuyền và chị gái Thanh Tuyền song ca bài 'Không' (sáng tác: Nguyễn Ánh 9)

Gia Bảo

">

Sơn Tuyền U60 không con cái: Chồng tôi già nhưng vẫn lãng mạn với vợ

友情链接