当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Saint 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
Theo quy định, mỗi CĐV chỉ được đăng ký nhận 2 vé xem qua ứng dụng của BTC.
Trước đó, vào sáng 22/4, Liên đoàn bóng đá Campuchia (FFC) phân phối vé các trận Indonesia - Philippines, Campuchia - Timor Leste. Đây là trận mở màn của đội chủ nhà tại SEA Games 32, nên không bất ngờ khi có hàng nghìn người dân xếp hàng từ sáng sớm chờ lấy vé miễn phí.
Tại SEA Games 32, U22 Campuchia nằm ở bảng A cùng Indonesia, Myanmar, Philippines và Timor Leste. Trong khi đó, bảng B bao gồm U22 Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Lào.
Bảng A thi đấu tại sân Olympic có sức chứa khoảng 70.000 chỗ ngồi, trong khi bảng B của U22 Việt Nam thi đấu trên sân Prince có sức chứa khoảng 15.000 chỗ ngồi. Trận chung kết và tranh HCĐ diễn ra trên SVĐ quốc gia Morodok Techo.
" alt="Cháy vé trận U22 Việt Nam"/>TIN BÀI LIÊN QUAN
Anh bất ngờ trình bằng chứng khí Sarin ở Syria" alt="Xem loạt chiến hạm Nga đang 'che chắn' Syria"/>'Cần bình tĩnh xem cái gì phù hợp và cái gì phi lý?'
Trao đổi với VietNamNet, TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu về quản trị công và chính sách, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần nhìn nhận đây là một nỗ lực sáng tạo của nhà trường, nhằm tạo ra một không khí mới mẻ, khác lạ và có thể giúp sinh viên cảm thấy hứng khởi trong ngày lễ tốt nghiệp.
Theo ông Đáng, nếu Bộ GD-ĐT không cấm thì mỗi trường đại học có quyền sáng tạo và khi sáng tạo thì có thể bị dư luận phản ứng.
“Việc phải đối diện với dư luận phản ứng cũng là chuyện hết sứ bình thường với bất cứ điều gì còn quá mới. Dư luận cũng không đồng nghĩa với tất cả mọi người trong xã hội, mà có thể là một nhóm người không đồng tình điều này”.
Ông Đáng cho rằng, một số bình luận cho rằng đây là sự màu mè, diêm dúa là quan điểm chủ quan. “Dù hiệu trưởng có chuẩn bị thêm quyền trượng là một điểm mới, không phổ biến lắm ở Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng nếu xét rộng ra trên thế giới thì trong các buổi lễ tốt nghiệp của các trường đại học thì người dẫn đầu bao giờ cũng có quyền trượng như vậy và đơn thuần chỉ mang tính biểu tượng cho tri thức. Tuy nhiên, nhà trường có thể lắng nghe và có điều chỉnh cho phù hợp với góc nhìn của người Việt”, ông Đáng nói.
Ông Đáng cũng dẫn chứng ở lễ tốt nghiệp thạc sĩ khóa học của bản thân năm 2007 tại Đại học Queensland (Australia), các giáo sư đạo mạo nhất trường cũng xếp hàng dài và giáo sư đi đầu cũng mang theo quyền trượng và chỉ là mang tính biểu tượng quyền lực, tri thức. Ông Đáng cho rằng, những điều này cũng khiến buổi lễ tốt nghiệp trở nên trang nghiêm và thú vị hơn hẳn.
Vì vậy, theo ông Đáng không có gì đáng ngại. Vấn đề là nhà trường cần bình tĩnh lắng nghe, để xem cái gì phù hợp và cái gì là phi lý.
Cũng cần xem có các quy định cấm trong việc sáng tạo trang phục lễ tốt nghiệp. Nếu Bộ GD-ĐT không có quy định nào cấm, thì trong phạm vi tự chủ, nhà trường hoàn toàn có thẩm quyền được phép sáng tạo.
“Cần xem trang phục, lễ nghi có vi phạm các quy định hành chính của Nhà nước, của trường. Thứ hai là có gì sa đà hay trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam.
Ví dụ lễ tốt nghiệp thường mặc áo, đội mũ đạo mạo thì trường nào đó lại cho sinh viên mặc quần áo rách chỗ nọ, chỗ kia, hay quần đùi chẳng hạn,… là trái với thuần phong mỹ tục. Còn trang phục kín đáo, lịch sự mà chỉ khác nhau về thiết kế thì chúng ta cũng cần chấp nhận”.
Theo ông Đáng, nhà trường cũng nên phản hồi với các lập luận rõ ràng và vững chắc để bảo vệ sự sáng tạo, đổi mới của mình.
“Nhà trường cần nói rõ cơ sở nào để đưa ra thiết kế này. Thậm chí nhà trường có thể tuyên bố rõ quan điểm như tạo ra một nét mới cho lễ tốt nghiệp, trang trọng hơn, ý nghĩa hơn hoặc để sinh viên thấy được, cảm nhận được ý nghĩa của việc học, giá trị của tri thức. Các quy định của Nhà nước cũng không cấm trường làm theo một mẫu nào cả. Và những sáng tạo vẫn tuân thủ những giá trị văn hóa của Việt Nam, đó là đề cao tri thức, sự học, chỉ có điều cách thể hiện khác”.
Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, với những điểm chưa hợp lý, nhà trường cũng cần nghiên cứu kỹ và điều chỉnh cho những năm tới.
'Đều muốn khẳng định giá trị của mình'
TS Vũ Trọng Nghĩa, Trưởng phòng truyền thông Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay: “Trang phục tốt nghiệp là một phần quan trọng trong nghi thức, hoặc nghi lễ tốt nghiệp cho người học. Nghi lễ tốt nghiệp (có nơi gọi là lễ trao bằng tốt nghiệp) có từ nhiều nguồn gốc khác nhau cả ở châu Á và châu Âu. Ở châu Âu thường xuất phát từ nghi thức của các trường đào tạo có liên quan đến các giáo hội và thường là một trong những nghi thức theo khuôn mẫu của các giáo hội (vì đa số các trường học trước đây ở châu Âu có nguồn gốc từ giáo hội). Một số quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… thì nghi lễ này có thể xuất phát từ đạo Khổng, theo nghi lễ của Khổng giáo.
Hiện nay, nhiều trường cũng đề cao việc trao bằng tốt nghiệp cho người học để vinh danh và đánh dấu ngày lễ quan trọng nhất này đối với người học bằng những nghi lễ trang trọng và trang phục tốt nghiệp”.
Cũng theo ông Nghĩa, do nhiều nguồn gốc thành lập cũng như quan niệm khác nhau về ngành đào tạo, nên trang phục tốt nghiệp của các trường học hiện nay ở Việt Nam chưa có tiêu chí hay cơ sở nào làm căn cứ.
“Mỗi trường thường tự thiết kế, thuê tư vấn thiết kế cho mình những trang phục khác nhau. Thiết kế của những trang phục này đôi khi còn phụ thuộc vào người đứng đầu tổ chức, đơn vị cả về màu sắc, kiểu dáng”.
Tuy nhiên, hầu hết, thông qua các nghi lễ và trang phục tốt nghiệp, các trường đều muốn khẳng định giá trị, đẳng cấp của cơ sở đào tạo của mình. Thông qua đó, các trường cũng chuyển tải các thông điệp trong từng giai đoạn về cơ sở đào tạo tới công chúng.
Ông Nghĩa cho hay, các trang phục tốt nghiệp của Trường ĐH Kinh tế quốc dân ở các bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được thiết kế phù hợp với đặc thù của mỗi bậc đào tạo. Mục tiêu của Trường khi thiết kế các trang phục này là đảm bảo sự trang trọng cho người học trong ngày lễ tốt nghiệp, đồng thời cố gắng mang được màu sắc của ngành nghề đào tạo, đúng với bộ nhận diện thương hiệu của trường và bản sắc văn hóa của Việt Nam.
“Trang phục cho cử nhân được thiết kế trên nền tảng các màu cơ bản theo logo - màu nhận diện của trường. Tuy nhiên nhà nên hướng tới thiết kế đơn giản, không lòe loẹt”, ông Nghĩa nói.
Vụ hiệu trưởng cầm quyền trượng: Trường đại học có quyền sáng tạo?
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie cho hay, một vấn đề mà cả trường tư lẫn trường công đều cần suy ngẫm khi bàn về chuyện vận hành một nhà trường đó là chuyện nhà vệ sinh.
“Nhà vệ sinh ở các trường học là một vấn đề khá bức xúc. Có những lúc lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo thành phố phải vào cuộc chỉ vì nhà vệ sinh trường học là một “thảm họa”. Giải quyết việc này nói khó cũng đúng, mà nói dễ cũng không sai. Việc đầu tiên là khi thiết kế xây trường, nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, số lượng đủ nhiều, trang thiết bị hiện đại và chất lượng”.
Nhà vệ sinh trường học phải thường xuyên đảm bảo “sáng, sạch, đẹp và thơm”.
Ông Khang cho hay, như Trường Marie Curie, tổ vệ sinh có đến 20 nhân viên được tập huấn nghiệp vụ, phân công khu vực rõ ràng và có giám sát hằng ngày. Nhưng đổi lại, mức lương trả họ cũng tương đối khá.
“Nhà vệ sinh của trường chúng tôi là điểm đến thú vị của học sinh”, ông Khang khẳng định.
“Tôi được biết nhiều trường lúng túng ở khâu vận hành, không đủ nhân lực, không đủ tiền thuê nhân viên, nhà vệ sinh không có tiền để bảo trì, không có tiền để mua giấy vệ sinh”, ông Khang nói vì vậy, những người đứng đầu nên tạo cơ chế để giải quyết vấn đề kinh phí vận hành nhà vệ sinh ở các trường học.
Theo ông Đam, có nhiều vấn đề mà ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng vào yếu kém của mình mới có thể tìm ra câu trả lời.
Phó Thủ tướng nêu lên một vấn đề mà theo ông “dù có đau cũng phải nói”: “Tại sao chúng ta cứ loay hoay câu chuyện thi cử. Không chỉ thi THPT mà thi cử nói chung, kiểm tra, rồi dạy thêm, học thêm; hay hệ lụy nữa là chuyện sách tham khảo... Bởi rất đơn giản vì chúng ta chưa thực sự trung thực ngay trong giáo dục.
Tại sao chúng ta cứ phải khổ sở trong câu chuyện tuyển sinh đại học, dù bây giờ đã nhẹ hơn rất nhiều so với trước.
Tại sao ở các nước phát triển, phần lớn các trường đại học đều cho sinh viên vào học tự do? Bởi họ trung thực, khách quan. Sinh viên có thể vào học thoải mái, nhưng học không được sẽ bị đánh giá, từ đó có thể bị lưu ban hoặc phải chuyển ra ngoài. Còn đất nước mình tại sao không được như vậy, bản chất vấn đề do chúng ta chưa trung thực”.
Cùng đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện làm sao để thực chất việc dạy và học để phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mỹ” cho học sinh.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến “mỹ”, bởi khi một tâm hồn đẹp, chắc chắn sẽ hướng thiện. “Nhiều trường cũng đã có giảng dạy về mỹ thuật nhưng thiếu giáo viên và nhiều nơi phản ánh với tôi thực ra là chưa thực học. Rất nhiều người trong đó có tôi không biết cách đọc một đoạn nhạc. Giờ nhiều trường có đưa vào dạy nhưng các cháu học xong vẫn không đọc được, tức là hình thức”.
Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát thực chất các quy định về dạy thêm, học thêm, kiểm tra - cho điểm, sách tham khảo,... để đảm bảo việc không bằng cách này cách khác dẫn tới việc học sinh “phải tự nguyện”, xin để được học thêm, xin để được tổ chức lớp học, xin được đóng góp theo kiểu biến tướng.
“Phải kiên quyết làm. Tôi đề nghị các lãnh đạo các tỉnh kiên quyết rà soát trên địa bàn để thực hiện dứt khoát việc này”, ông Đam nói.
Phó Thủ tướng: 'Chúng ta chưa thực sự trung thực trong giáo dục'