

“Một tờ báo nào đó từng nói tôi bỏ học năm 13 tuổi. Thực ra thì tôi đã ngừng học từ khi mới 12. Tôi là một cô gái Đài Loan điển hình. Cha mẹ tôi không có giáo dục tốt và tôi cũng không được dạy theo cách thông thường. Tôi trưởng thành với thói quen không giao tiếp với bất kỳ ai”, Thư Kỳ nhớ lại.
16 tuổi, cô bỏ ngôi nhà ở Đài Loan để đến Hong Kong lập nghiệp, đổi tên Thư Kỳ. Đây cũng là lúc cô và cha mẹ rơi vào quan hệ căng thẳng.
“Tôi và gia đình gần như cắt đứt quan hệ từ ngày đó. Tôi bỏ đi, cha mẹ tức giận nhưng không ngăn cản. Gia đình tôi không có thói quen nói lời ngọt ngào dành cho nhau”, cô nói về ký ức thủa xưa.
Đến Hong Kong không lâu, Thư Kỳ đã lọt mắt xanh một số tạp chí khiêu dâm. Vì cần tiền trang trải cuộc sống bản thân, muốn thể hiện cái tôi với gia đình nên cô ký hợp đồng mẫu ảnh nóng.
“Tuổi thơ trong tôi là sự túng thiếu và đổ vỡ. Tôi bị ám ảnh bởi cái đói. Sau này, tiền kiếm được tôi đều chi cho đồ ăn đầu tiên, ăn nhất định phải ăn”, Thư Kỳ nói.
Giai đoạn năm 1996 - 1997, cô đưa ra quyết định táo bạo là nhận lời đóng phim cấp ba. Thập niên 1990 cũng là giai đoạn phim cấp ba lũng đoạn thị trường phim ảnh Hong Kong, doanh số lớn dù bị chê thấp kém.
Từ bị xã hội đen theo đuổi đến sự thăng hoa
Thư Kỳ luôn nói mình may mắn. Cô khi ấy với mái tóc tết hai bên thôn quê, tự nhận mình ngây thơ đến độ ngu ngốc lại chưa qua đào tạo diễn xuất nhưng trụ vững ở showbiz.
 |
“May mắn của tôi là vừa đóng phim đã có doanh thu tốt. May mắn lớn nhất nữa là lúc nào cũng gặp quý nhân trên con đường sự nghiệp”, cô tâm sự về mối lương duyên với đạo diễn Vương Tinh.
Đạo diễn Vương Tinh là người có công lớn với sự nghiệp Thư Kỳ. Chính ông giúp cô ghi điểm và thành danh ở tuổi thiếu nữ.
Đạo diễn gạo cội cho biết khi ông trò chuyện với Thư Kỳ và mở hướng phát triển trong tương lai thay vì mãi đóng phim cấp ba, cô rất ngập ngừng. Nữ diễn viên kể về việc bị xã hội đen Đài Loan ép đóng phim cấp ba nhiều năm nên không dám tính chuyện xa xôi.
“Tôi đã phải tìm người đưa đi gặp mặt và nói chuyện thẳng thắn với một số băng nhóm. Cuối cùng, các bạn đã thấy Thư Kỳ tỏa sáng như thế nào trong ngành điện ảnh”, Vương Tinh nói trên QQ.
Sự nghiệp với nữ diễn viên trẻ sau đó như trải trên thảm nhung. Cô đóng chính trong Người vận chuyển, Phi thành vật nhiễu, Tây du hàng ma thiên, Nhiếp Ẩn Nương. Thư Kỳ được tôn vinh tại giải Kim Mã, LHP châu Á, Hoa Biểu, Giải thưởng của Hiệp hội phê bình điện ảnh Thượng Hải. Cô còn là nghệ sĩ Hoa ngữ may mắn được mời vào ghế giám khảo LHP Cannes.
Đã có lúc, người ta tin rằng cô thật sự quá may mắn. Nhưng họ đâu biết may mắn với cô được trả bằng sự nỗ lực trong nhiều năm, vô vàn đổ vỡ tình cảm và cả sự khinh rẻ của xã hội.
Những vai diễn trong Ngọc nữ tâm kinh và Sắc tình nam nữ giúp Thư Kỳ được biết đến trong ngành giải trí. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bị khinh miệt. Người ta xếp cô vào hạng “rẻ tiền” khi sẵn sàng đóng phim cấp 3.
Nước mắt giữa công viên
Năm 2012, Chân Tử Đan và Triệu Văn Trác rơi vào cuộc tranh cãi về hợp đồng làm phim. Thư Kỳ đưa ra quan điểm cá nhân trên Weibo. Cô đề cao Chân Tử Đan, khen đàn anh là người chuyên nghiệp trong nghề. Câu chuyện tưởng vô thưởng vô phạt đã khiến Thư Kỳ hứng đủ mọi miệt thị.
Trên trang cá nhân, hàng nghìn ý kiến comment cô nên câm lặng vì không đủ tư cách nhận xét Chân Tử Đan hay Triệu Văn Trác. Lý do của hàng loạt ý kiến chỉ trích: “Cô chỉ là sao phim cấp ba”.
Đâu chỉ vậy, hàng chục tấm ảnh khỏa thân của Thư Kỳ trong quá khứ bị phát tán cùng thời điểm. Dù bận rộn với lịch quay, Thư Kỳ kể cô đã khóc khi đọc từng bình luận.
Cô cặm cụi xóa hơn 1.000 bài đăng ảnh nhạy cảm, lời lẽ thóa mạ. Cô lặng lẽ xóa toàn bộ các bài đăng của mình trước đó. Ký giả Sina bần thần khi bắt gặp Thư Kỳ ngồi gục ở công viên và ôm mặt khóc nức nở.
Cô buồn bã tâm sự trên trang cá nhân, tự gọi mình bằng ngôi thứ ba “cô ấy”. Lời giãi bày từ đáy lòng Thư Kỳ khiến người ta hiểu chưa bao giờ nữ diễn viên nổi tiếng thực sự sống trong bình thản cho quá khứ xa vời.
“Tôi biết cô ấy, cô ấy lười biếng. Cô ấy cũng nóng tính, thích cãi lộn nữa, và đôi khi tự cho mình là đúng. Cô ấy có nhiều khuyết điểm. Nhiều lúc, tôi tự hỏi sau gần 20 năm qua, cô ấy có thể tồn tại giữa showbiz này”, cô viết.
Cô trăn trở: “Thế giới này dù mưa gió bão bùng cũng sẽ có lúc tan. Mặt trời chói chang nào có dài lâu, rồi bóng tối sẽ ập đến. Chúng ta đừng chỉ trích, chửi rủa nhau nữa. Cuộc sống này chỉ tốt đẹp bằng sự ấm áp, yên bình, áp đảo đi nỗi đau đang thường trực ở mọi nơi”.
Hạnh phúc cùng mong manh
Thư Kỳ đã khóc khi nói: "Tôi muốn quên và cố gắng nhưng chưa ai cho tôi cơ hội”. Người đẹp ở tuổi tứ tuần chưa bao giờ nghĩ rằng hai năm thời thiếu nữ đeo bám cô suốt cuộc đời. Chuyện tình cảm lận đận, trắc trở từng khiến cô muốn tự tử.

Cô có nhiều người đàn ông vây quanh nhưng không tìm thấy hạnh phúc chân thành, tốn giấy mực nhất là mối tình với Lê Minh. Năm 1998, cô gặp gỡ và yêu Lê Minh sau khi đóng chung trong Hạnh phúc pha lê. Hai người tưởng như kết hôn lại bất ngờ chia tay sau 5 năm hẹn hò. Báo chí cho hay Lê Minh không dám kéo dài mối quan hệ vì sợ ảnh hưởng sự nghiệp.
Mối tình trong bóng tối với Trương Chấn và Vương Lực Hoành cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Gia đình nhà họ Trương cùng Vương đều không thoải mái nếu một nữ diễn viên cấp ba trở thành dâu con.
Hôm 3/9/2016, Thư Kỳ công bố tìm thấy hạnh phúc bên Phùng Đức Luân. Trên các trang mạng Trung Quốc, Phùng Đức Luân trở thành nam thần hoàn hảo trong mắt dư luận. Anh dũng cảm yêu và mang đến hạnh phúc cho nữ diễn viên từng mang tiếng “sao cấp 3”, điều nhiều tài tử không làm được.
Nhưng nguồn tin trong giới cho biết Thư Kỳ không thực sự hạnh phúc bên Phùng Đức Luân. Trên trang cá nhân, nhiều lần nữ diễn viên đề cập đến sự đau khổ vì nửa kia khoét sâu nỗi đau quá khứ.
“Là người, ai cũng có ưu điểm và mang theo cả khuyết điểm. Nhưng nếu ai đó cứ mãi nhắc về khuyết điểm của người khác, cố tình khoét sâu vết thương lòng, ưu điểm lại coi như chưa từng có thì đó là lúc không thể bên nhau nữa rồi”, cô viết.
Sau đó nữ diễn viên còn đăng tải những trạng thái thể hiện sự bất lực. Gần nhất, cô tâm tư: “Nếu như thường xuyên đau khổ, tự khiến bản thân tổn thương thì còn tiếc gì nữa mà không chia tay”.
Đâu phải phụ nữ cứ cởi áo là thành công
Những người bênh vực Thư Kỳ cảm thấy bức xúc thay cho cô. Họ từng lập ra cuộc trưng cầu ý kiến trên mạng xã hội với câu hỏi: “Tại sao chúng ta chấp nhận Aoi Sora (diễn viên cấp ba Nhật) lại không thể chào đón Thư Kỳ”.
Người hâm mộ thương xót sự cố gắng hơn hai chục năm của Thư Kỳ bị quên lãng. “Một sự thật là cô ấy đã thay đổi từ một diễn viên thích cởi áo khoe thân trở thành ngôi sao điện ảnh được công nhận. Vết sẹo đã lành đừng khơi gợi lại”, Sina trích đăng một ý kiến phẫn nộ.
Thư Kỳ khi nói về quá khứ đã thẳng thắn: “Tuổi 18 của tôi không phải nổi loạn. Nhìn lại năm tháng cũ, tôi chưa bao giờ tấn công hay chống đối ai. Tôi chỉ lầm lũi kiếm tìm vị trí của mình trong thế giới rộng lớn. Tôi không làm điều gì xấu”.
Thư Kỳ thừa nhận nếu được lựa chọn lần hai, cô sẽ không chụp ảnh nóng, quay phim cấp ba. Nhưng cô khâm phục sự mạnh mẽ năm xưa của mình.
“Đâu phải phụ nữ cứ cởi áo là thành công và nổi tiếng. Sự nổi tiếng luôn được đánh đổi bằng mồ hôi, sự nỗ lực và vượt khó. Tôi nghĩ tuổi 18 đã qua mang theo cá tính, ý chí mạnh mẽ của thời thanh xuân”, cô nói.
Theo Zing
" alt=""/>Thư Kỳ: 2 năm đóng phim cấp ba, 20 năm nước mắt và tủi nhục

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Tổng thư ký ITU. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, 2 năm gần đây, chúng ta đã hội tụ được viễn thông với CNTT và công nghệ số. Sự hội tụ này đã tạo ra cuộc cách mạng và lúc này không chỉ là vấn đề công nghệ nữa, mà là vấn đề chính sách và thể chế. Do đó, ITU cũng cần có sự thay đổi theo hướng làm mới các vấn đề chính sách và thể chế, để chấp nhận môi trường số nhiều hơn.
Việt Nam đưa ra sáng kiến cho ITU
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số tạo ra những thay đổi rất căn bản. Vì những tác động đó rất mạnh mẽ và cả thế giới đang mong chờ ITU có sự tham gia định hướng mạnh mẽ hơn các vấn đề ngoài công nghệ. Chẳng hạn chủ quyền quốc gia trên không gian số; vấn đề điều tiết và trách nhiệm của các công ty công nghệ lớn đang ảnh hưởng đến xã hội hay vấn đề tuân thủ luật pháp, văn hóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. “Tôi nghĩ rằng vai trò của ITU chưa bao giờ to lớn như ngày hôm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trong buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể là sáng kiến mỗi quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến (của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU) và thực hiện sáng kiến đó bằng nguồn lực của mình. Khi thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa.
“Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Tôi nghĩ đấy là một sự thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Lãnh đạo Bộ TT&TT chia sẻ ví dụ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU.
Một sáng kiến nữa được lãnh đạo Bộ TT&TT đề xuất đó là lịch trình dự kiến tắt sóng 2G vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Theo đó, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để thay thế cho 5% người dân đang dùng 2G.
Một đề xuất khác được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra đó là việc đổi tên ITU thành IDU (Liên minh số thế giới). "Nếu điều này làm được thì là một sự thay đổi mang tính lịch sử", bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.
Việt Nam là một hình mẫu đáng học hỏi
Tại buổi tiếp, Tổng tư ký ITU Houlin Zhao đã gửi lời cảm ơn chân thành tới những hỗ trợ to lớn của Việt Nam, cũng như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tới ITU trong thời gian qua.
Ông Houlin Zhao cho biết, theo thống kê của ITU, chỉ số tiếp cận mạng của Việt Nam ngày càng cao và đã nhanh chóng vượt lên trên Philippines. Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao khi Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ICT. Việc ngài thủ tướng tới dự sự kiện của ITU cũng cho thấy tầm quan trọng của ICT tại Việt Nam. Đây là điều nhiều quốc gia khác không có được.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT tặng quà cho ông Zhao Houlin |
Ông cũng cho biết, các thành tựu của Việt Nam đã vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài.
Chẳng hạn như Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này. Việt Nam cũng lựa chọn con đường đi đúng đắn khi tự chủ công nghệ. “Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam, bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công”, Tổng thư ký ITU cho biết.
“Việt Nam hiện đang triển khai các chiến lược mới và hiện Việt Nam mới thêm trụ cột mới vào đó là Xã hội số và chúng tôi sẽ sát cánh bên Việt Nam để có thể triển khai cả 3 trụ cột này”, ông nói.
Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao các đề xuất, sáng kiến của Việt Nam. Chẳng hạn như đề xuất mỗi quốc gia ITU thực hiện một sáng kiến hay chiến lược các nhà mạng sẽ chia sẻ hạ tầng để giảm bớt chi phí đầu tư, để có thể phủ sóng 5G. “Chúng tôi háo hức chờ đợi các thành quả tổ chức để Việt Nam có thể chia sẻ các kinh nghiệm cho các nước thành viên”.
Bằng kinh nghiệm của mình, ông cũng cho rằng, Việt Nam có thể xem xét tạo điều kiện cho mỗi nhà mạng tập trung ưu tiên riêng trong chiến lược của mình, để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, cũng như tối ưu đầu tư để mang lại lợi ích cho Việt Nam.
Về đề xuất đổi tên ITU, Tổng thư ký ITU cho rằng, đây cũng là vấn đề có thể mang ra thảo luận giữa các nước thành viên. Sự kiện thường niên của ITU đã được đổi tên thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số và được đánh giá cao. “Có lẽ chúng ta nên thay đổi để thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh mới”, ông Houlin Zhao nói.
Cùng chia sẻ tầm nhìn với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Houlin Zhao cho rằng, vai trò của các Big Tech và trách nhiệm chia sẻ cũng là vấn đề quan tâm của ITU
Ông cho biết, trên thực tế, các chính phủ khó có thể yêu cầu các Big Tech sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. “Chúng tôi chuẩn bị đưa ra báo cáo Hệ thống tài chính thế kỷ 21 trong đó có các gợi ý để có thể giúp điều tiết các công ty Big Tech”.
Sau 2 năm tổ chức trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới số trực tiếp vào năm 2022. "Chúng ta sẽ có nhiều việc để làm trong tương lai. Ông Tổng thư ký có thể luôn tin tưởng bởi Việt Nam luôn ủng hộ mọi sáng kiến của ITU", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thêm.
Nhóm phóng viên

Hội nghị Bộ trưởng ITU: Cắt giảm chi phí là chìa khóa cho chuyển đổi số
Trong khi 4G, 5G dần trở nên phổ biến hơn thì trên toàn cầu vẫn có gần 50% dân số chưa được sử dụng Internet. Không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chuyển đổi số bởi sự khác biệt trong tiếp cận với Internet và công nghệ.
" alt=""/>Tổng thư ký ITU: Thành công của Việt Nam vượt tầm khu vực