Được biết sau khi tuyển sinh xong, năm học 2022-2023, Trường Mầm non Hoàng Liệt có hơn 1.200 trẻ (tăng 164 trẻ so với năm ngoái).
Trường phải tổ chức thành 27 lớp học tại 4 cơ sở, vượt 7 lớp so với quy định của Bộ GD-ĐT tại Điều lệ trường mầm non. Để đáp ứng, trường phải chuyển 7 phòng chức năng để làm 7 lớp học.
Theo đó, đối với lớp mẫu giáo bé (3 tuổi), số trẻ là 245 chia làm 6 lớp, trung bình 41 trẻ mỗi lớp (vượt 16 trẻ/lớp so với quy định tại Điều lệ trường mầm non).
Đối với mẫu giáo nhỡ 4 tuổi, có 360 trẻ chia 8 lớp, trung bình 45 trẻ/lớp (như vậy, vượt 15 trẻ/lớp).
Số trẻ 5 tuổi là 597 chia làm 13 lớp, trung bình mỗi lớp 46 trẻ, vượt 11 trẻ/lớp nếu chiếu theo Điều lệ trường mầm non.
Xem clip màn bốc thăm kịch tính giành suất học công lập ở Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội:
Năm học 2022-2023, trường cũng phải ký hợp đồng lao động với 6 giáo viên để đảm bảo đủ giáo viên cho 27 lớp và tối thiếu 2 giáo viên/lớp.
UBND quận Hoàng Mai cho hay, đây là nỗ lực cố gắng của nhà trường để đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể về nhu cầu gửi con em của nhân dân trên địa bàn.
Những trẻ không trúng tuyển vào Trường Mầm non Hoàng Liệt năm học 2022-2023 sẽ đăng ký học tại 5 trường tư thục và 79 nhóm lớp độc lập trên địa bàn. Trong năm học tiếp theo, nhà trường sẽ lưu hồ sơ và bố trí tiếp nhận toàn bộ số trẻ 4 tuổi đăng ký năm nay vào học.
Trung bình mỗi lớp tiểu học có 48 học sinh
Có dân số đông nhất trong các quận, huyện tại Hà Nội, quận Hoàng Mai đang đối diện với áp lực lớn về trường, lớp cho gần 100 nghìn học sinh trên địa bàn. Không chỉ ở riêng Trường Mầm non Hoàng Liệt, sĩ số lớp quá đông là tình trạng chung ở hầu hết các trường học trên địa bàn quận này.
UBND quận cho biết năm học 2022-2023, quận có 89 trường (trong đó 48 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 18 trường THCS), với 2.048 lớp học, tăng 79 so với năm ngoái.
Tổng số học sinh là hơn 98.558 (tăng 1.760 học sinh so với năm học trước), trong đó hơn 79.600 học sinh học công lập (tăng gần 3.800 so với năm ngoái).
Cụ thể, ở cấp học mầm noncó 22 trường công lập và 26 trường ngoài công lập; 370 nhóm, lớp mầm non độc lập. Số trẻ mầm non khoảng 31.300. Đối với các trường công lập, bình quân mỗi lớp là 38,5 học sinh.
Ở cấp tiểu học, toàn quận có 20 trường công lập và 3 trường ngoài công lập. Số học sinh bậc học này khoảng 43.600 (tăng 1.847 học sinh so năm ngoái) , trong đó số học tiểu học công lập là gần 41.600 (tăng 1.445 học sinh), bình quân số học sinh mỗi lớp là 48 em.
Ở cấp THCS, quận này có 17 trường công lập và 1 trường ngoài công lập. Số học sinh bậc học này là gần 24.000 (tăng 1.086 học sinh), trong đó hơn 23.700 học công lập, bình quân số học sinh/lớp là 46.
Như vậy, sĩ số bình quân mỗi lớp ở các trường công lập tại quận Hoàng Mai đều vượt quá mức quy định của Bộ GD-ĐT.
Với tổng số hơn 79.600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS theo học công lập năm học 2022-2023, nếu chiếu theo quy định, toàn ngành giáo dục quận Hoàng Mai còn thiếu 36 trường (mầm non thiếu 22 trường, tiểu học thiếu 13 trường và THCS thiếu 1 trường).
Đã giao 59 ô đất xây trường nhưng chủ đầu tư chưa làm Theo báo cáo của quận Hoàng Mai, năm học 2021-2022, quận đã xây mới, đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 18 trường (10 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường THCS) với tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 4 trường (Tiểu học Hoàng Mai, Tiểu học Linh Đàm, THCS Hoàng Mai, THCS Linh Đàm). Quận cũng thực hiện rà soát các ô đất quy hoạch trường học, báo cáo đề xuất thành phố loại hình đầu tư và phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn. Cụ thể giai đoạn 2021-2025 có 56 ô quy hoạch (công lập 40, ngoài công lập 16). Giai đoạn 2026-2030 có 79 ô quy hoạch (công lập 60, ngoài công lập 19). Qua rà soát, các quỹ đất quy hoạch trường học trên địa bàn quận còn nhiều, đã được thành phố giao chủ đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thời gian xây dựng trường, để kéo dài trong nhiều năm. Số ô đất quy hoạch trường học đã giao chủ đầu tư nhưng chưa được đầu tư xây dựng là 59. Riêng phường Hoàng Liệt, hiện có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15 ô, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng (mầm non 11, tiểu học 2, THCS 3, THPT 2). |
Cụ thể, thay vì gọi cả nghệ danh Rosie, MC Phí Linh khi ấy chỉ đọc “Đinh Bảo Yến”. Từ bên trong, Bảo Yến cầm mic nói vọng ra: “Nhầm tên”. Sau đó, khi MC chỉnh lại nội dung và đọc lại Rosie Đinh Bảo Yến, thí sinh mới chịu bước ra sân khấu.
Phản ứng này của Bảo Yến khiến cộng đồng mạng khi ấy dậy sóng. Nhiều người lên tiếng chỉ trích giọng ca trẻ chưa nổi tiếng đã tỏ thái độ kiêu căng. Cô cũng không được HLV Thanh Hà lựa chọn đi tiếp tại cuộc thi sau đó.
Thất bại tại cuộc thi cộng với những chỉ trích khiến Bảo Yến Rosie rơi vào trầm cảm suốt nhiều tháng liền. Cô mất ăn mất ngủ, luôn lo sợ và phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bảo Yến nói muốn từ bỏ tất cả, dừng lại con đường nghệ thuật. Sau một thời gian, nhờ sự động viên của bạn bè, người thân, cô dần hồi phục và trở lại ca hát. Theo nữ ca sĩ, dù vụ việc đã trôi qua nhiều năm nhưng cô vẫn canh cánh nỗi buồn vì ứng xử của mình.
Trước câu hỏi: Vì sao bạn lại nhắc lại vụ ồn ào đã trôi qua cách đây 4 năm?Bảo Yến Rosie cho biết cô không có chủ ý khơi lại câu chuyện. “Tôi chỉ đơn giản muốn đối diện với những sai lầm của một thời nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ để chấp nhận thay đổi và có thái độ tốt hơn trên con đường làm nghệ thuật”, cô nói.
Nữ ca sĩ cũng gửi lời xin lỗi đến khán giả, MC Phí Linh và ê-kíp chương trình và hứa sẽ trưởng thành, hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.
Về danh ca Thanh Hà – "người thầy" tại cuộc thi, Bảo Yến Rosie cho biết cả hai vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
“Sau bước ra khỏi cuộc thi, chúng tôi rất thân nhau. Mom (danh ca Thanh Hà – PV) thỉnh thoảng nấu đồ chay, rủ tôi sang ăn, chạy bộ tập thể dục cho ốm và nhắn gửi những lời yêu thương, động viên trong nghề nghiệp hay cuộc sống”, cô kể.
Trở lại đường đua âm nhạc với MV mới, Bảo Yến Rosie đặt nhiều tâm huyết. Sản phẩm lồng ghép yếu tố văn học nhằm đề cao giá trị của người phụ nữ Việt.
Ca khúc thuộc thể loại Pop - R&B, pha trộn với chất liệu điện tử. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa "đo ni đóng giày" cho cô em thân thiết.
MV chọn màu sắc u tối, qua đó thể hiện sự buồn tủi mà những người phụ nữ thời xưa phải chịu đựng cùng những gánh nặng trong khuôn khổ của xã hội phong kiến. Rosie cùng ê-kíp đã lồng ghép hai nhân vật văn học trong Vợ nhặtvà Chuyện người con gái Nam Xương để làm nổi bật câu chuyện.
![]() | ![]() |
Hình ảnh mới của Bảo Yến Rosie trong MV.
Bằng việc khai thác hình tượng khác nhau của người phụ nữ qua các tác phẩm văn học, MV nhắc nhở những người phụ nữ phải hiểu và yêu thương chính mình. Cái kết MV còn giúp người xem liên tưởng về một gợi ý trong hôn nhân: Nếu muốn hạnh phúc, một cặp đôi luôn phải có sự cân bằng và tôn trọng những phần tính cách khác nhau ở đối phương.
Theo cựu thí sinh Giọng hát Việt, cô hiện sẵn sàng cho sự trở lại âm nhạc thông qua loạt sản phẩm trong thời gian tới. Trong đó, sự giúp sức của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa được nữ ca sĩ kỳ vọng sẽ tạo sự mới lạ về mặt hình ảnh.
MV 'Mời buồn sang chơi' của Bảo Yến Rosie
Bảo Yến Rosie ra mắt một sản phẩm ballad nói về tình yêu đổ vỡ. Cô ấp ủ nhiều dự án âm nhạc trong những ngày trở lại 'bình thường mới'.
" alt=""/>Bảo Yến Rosie: Trưởng thành sau chuỗi ngày trầm cảm vì scandalCụ thể, theo thống kê từ dữ liệu điểm thi của VietNamNet, Hà Nam dẫn đầu cả nước với mức điểm trung bình thi THPT quốc gia năm 2018 là 5,49.
Nam Định xếp thứ 2 với mức điểm 5,48. Ninh Bình và Vĩnh Phúc lần lượt xếp thứ 3 và 4 với các mức điểm 5,45 và 5,40.
TP.HCM xếp thứ 9 với mức điểm là 5,25.
Hà Nội xếp thứ 26 với mức điểm là 5,04.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nghệ An có lẽ là địa phương gây bất ngờ nhất khi năm nay vùng đất học này xếp thứ 42 với mức điểm trung bình là 4,88. Đà Nẵng xếp ngay sau Nghệ An với mức điểm là 4,87.
Sơn La và Hà Giang là 2 địa phương xếp cuối cùng của cả nước về mức điểm trung bình thi THPT quốc gia năm 2018 với lần lượt 4,26 và 4,28 điểm.
Thanh Hùng – Vũ Dung
Theo phân tích của VietNamNet từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT, Hà Nam là địa phương có trung bình điểm thi THPT quốc gia năm 2018 cao nhất cả nước.
" alt=""/>Xếp hạng điểm trung bình thi THPT quốc gia 2018 các địa phương trên cả nước