Bên cạnh đó, tôi thấy cũng có nhiều bạn sử dụng nhạc để cover lại, hoặc thay lời bài hát thì có cần xin phép, hay vi phạm gì không?Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/02/14/so-huu-tri-tue.jpg) |
Ảnh minh họa |
Cũng theo luật này được sửa đổi, bổ sung năm 2009, những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì tác phẩm âm nhạc là một đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
Căn cứ theo quy định trên thì lời bài hát chính là tác phẩm âm nhạc thể hiện dưới các ký tự khác được định hình trên bản ghi âm có lời. Do đó lời bài hát là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại Điều 28 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm hành vi:
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, hành vi đăng lời và nhạc bài hát lên blog hay các trang mạng xã hội không được phép của tác giả là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì tác giả sáng tác tác phẩm có hai quyền cơ bản là quyền tài sản và quyền nhân thân.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo quy định trên thì hành vi sửa chữa, thay lời bài hát mà không được sự đồng ý của tác giả đã vi phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả. Và theo khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì việc thay lười bài hát là một hình thức của tác phẩm phái sinh.
Do đó, căn cứ khoản 7 Điều 28 Luật này về hành vi “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.” thì thay lời bài hát mà không được sự cho phép của tác giả cũng là một hành vi vi phạm quyền tác giả được pháp luật bảo vệ.
Bên cạnh đó, việc cover lại bài hát là hành vi hát livestream trên các trang mạng xã hội là hành vi biểu diễn tác phẩm trước công chúng, đây là một quyền của tác giả được pháp luật quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, và hành vi hát cover mà không có sự cho phép của tác giả này cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại khoản 8 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.”
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
![Nhà bố mẹ vợ mua cho ly hôn có được chia phần?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/02/26/13/tai-san.jpg?w=145&h=101)
Nhà bố mẹ vợ mua cho ly hôn có được chia phần?
Vợ chồng chị A cưới nhau hồi tháng 11/2019, đến nay vẫn chưa làm giấy kết hôn vì chưa sắp xếp được thời gian.
" alt="Đưa bài hát lên mạng xã hội có vi phạm quyền tác giả?"/>
Đưa bài hát lên mạng xã hội có vi phạm quyền tác giả?
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho hay, nhà trường chủ động việc này nhằm thực hiện chủ trương phát triển chương trình đào tạo giai đoạn 2021-2025 theo hướng đa dạng; tích hợp một phần nội dung đào tạo và giáo trình của nước ngoài vào các chương trình của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/28/10/dh-thuong-mai-lay-gop-y-xay-dung-9-chuong-trinh-dao-tao-moi.JPG) |
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại phát biểu tại hội thảo. |
Theo đó, năm học 2021-2022, Trường ĐH Thương mại tổ chức xây dựng 9 chương trình đào tạo gồm 1 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực và 8 chương trình trình độ đại học (trong đó có 2 chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh là Quản trị kinh doanh chất lượng cao, Quản trị nhân lực doanh nghiệp chất lượng cao; 1 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là Kế toán định hướng nghề nghiệp ICAEW CFAB; 5 chương trình chuẩn là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành định hướng nghề nghiệp; Quản trị khách sạn định hướng nghề nghiệp, Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh; Marketing số; Luật thương mại quốc tế).
Hội thảo nhằm lấy ý kiến để các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động, bám sát xu thế tuyển dụng của các ngành, lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/28/10/dh-thuong-mai-lay-gop-y-xay-dung-9-chuong-trinh-dao-tao-moi-1.JPG) |
Trường ĐH Thương mại xin ý kiến góp ý của các bên liên quan để xây dựng 9 chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường. |
Tại hội thảo, nhà trường lấy ý kiến đóng góp về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của các giảng viên, nhà khoa học; các chuyên gia phát triển chương trình, quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng giáo dục; các đơn vị sử dụng lao động; hiệp hội nghề nghiệp; người học và cựu người học.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng, đây là một diễn đàn khoa học để các bên liên quan trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về các yêu cầu kiến thức, kĩ năng chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhằm phục vụ xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo mới của Trường ĐH Thương mại.
“Những ý kiến đóng góp của các bên liên quan sẽ là căn cứ quan trọng để Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo cũng như các khoa chuyên ngành hoàn thiện chuẩn đầu ra, lựa chọn sắp xếp hợp lý các khối kiến thức, các học phần nhằm giúp cho 9 chương trình đào tạo chính thức đưa vào tuyển sinh từ năm 2022 sẽ đáp ứng tốt nhất sự kỳ vọng của xã hội”, PGS.TS Nguyễn Hoàng nói.
Thanh Hùng
![Tay nghề làm bếp '5 sao' của giảng viên đại học ở Hà Nội](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/06/07/tay-nghe-lam-bep-5-sao-cua-thay-giao-ha-noi-1.jpg?w=145&h=101)
Tay nghề làm bếp '5 sao' của giảng viên đại học ở Hà Nội
Sau những giờ dạy trên giảng đường của Trường ĐH Thương mại, ít người biết thầy giáo Đỗ Công Nguyên có tay nghề đầu bếp rất 'cừ'.
" alt="ĐH Thương mại lấy góp ý xây dựng 9 chương trình đào tạo mới"/>
ĐH Thương mại lấy góp ý xây dựng 9 chương trình đào tạo mới