当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Al Jazira vs Ittihad Kalba, 20h55 ngày 23/4: Tìm lại niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Kèo vàng bóng đá Man City vs Aston Villa, 02h00 ngày 23/4: Đối thủ yêu thích
Cục PTTH&TTĐT cũng áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể, Công ty Cổ phần VNG sẽ bị tước quyền sử dụng Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến số 03/QĐ-TCTT ngày 16/01/2009 do Cục PTTH&TTĐT cấp trong 2 tháng, đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này.
Trước đó, hồi cuối tháng 11, Cục PTTH&TTĐT đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM). Đây là lần thứ 3 WPP bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với cùng một hành vi.
Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua, truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động,...
Năm 2023 là năm thứ 5 Bộ TT&TT chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Ngay từ khi diễn đàn ra đời vào năm 2019, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã được trao sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và đi ra toàn cầu.
Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sâu rộng về thông tin, truyền thông
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đã có 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước. Trong đó, có 5 văn kiện hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành Trung Quốc có liên quan.
Đã có 5 bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan của Trung Quốc về viễn thông, Internet, CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số, truyền thông số,…
Bộ TT&TT Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông và chuyển đổi số với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số với Bộ Thương mại Trung Quốc; bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế số và dữ liệu số với Tổng cục Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số với Tổng cục Phát thanh truyền hình quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác truyền thông với Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa.
CEO NVIDIA tới Việt Nam
CEO Jensen Huang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của NVIDIA đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tuần qua.
Tại tọa đàm xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và cơ hội cho Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tổ chức, sáng 11/12 ở Hòa Lạc, ông Jensen Huang đánh giá AI đang trở thành làn sóng mới và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mọi quốc gia.
Ông Jensen Huang nhận định Việt Nam đã sẵn sàng cho công nghệ mới và sẽ đầu tư nâng cao năng lực về con người cũng như hạ tầng cho Việt Nam.
Theo Chủ tịch NVIDIA, để tận dụng được làn sóng mới, cần có 3 yếu tố là dữ liệu, đội ngũ nhân lực phần mềm và cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi cam kết biến Việt Nam thành quê hương thứ hai của mình, chúng tôi sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam, Bộ trưởng có thể chỉ định ra một đối tác để chúng tôi có thể hợp tác để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một Việt Nam mới”, ông nói.
NVIDIA cũng sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác với Viettel, FPT, Vingroup, VNG trong phát triển hạ tầng tính toán cho trí tuệ nhân tạo...
Tại buổi tiếp làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều ngày 10/12, CEO NVIDIA cho biết công ty đã đầu tư khoảng 250 triệu USD vào Việt Nam, xác định Việt Nam là thị trường quan trọng và mong muốn thiết lập một “cứ điểm”.
Ông Jensen Huang là doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc). Vị tỷ phú USD này đồng sáng lập công ty xử lý đồ họa NVIDIA vào năm 1993 và giữ chức chủ tịch cùng vị trí CEO kể từ khi thành lập.
Bkav đưa phần mềm diệt virus ra thế giới
Tập đoàn Bkav cho biết sẽ đẩy mạnh việc “go global”, tiến ra thị trường thế giới bằng sự ra mắt của phần mềm diệt virus Bkav Pro 2024.
Chia sẻ với VietNamNet, nhà sản xuất này cho biết, Bkav đang thúc đẩy chiến lược quốc tế hóa Bkav Pro. Với Bkav Pro 2024, Bkav quyết định đẩy mạnh ra thị trường thế giới.
Để thực hiện chiến lược này, Bkav sẽ làm việc với AV Test, một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm định phần mềm diệt virus. Qua quá trình kiểm định, AV Test sẽ đánh giá các phần mềm diệt virus dựa trên khả năng phát hiện, loại bỏ virus, hiệu suất, và tính dễ sử dụng. Các bài test được thực hiện theo thời gian thực, liên tục trong vòng 2 tháng.
Theo đại diện doanh nghiệp này, dự kiến trong vài tuần tới, Bkav sẽ ký kết liên minh với một tổ chức toàn cầu chuyên về bảo mật hạ tầng quan trọng.
3 điểm yếu các hệ thống tại Việt Nam bị hacker tấn công nhiều nhất
Báo cáo tổng kết an ninh mạng Việt Nam năm 2023 vừa được các chuyên gia Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS công bố ngày 12/12.
Theo tổng hợp của NCS, năm 2023 đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 9,5% so với năm 2022.
Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm nay là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.
Đáng chú ý, các chuyên gia NCS chỉ ra 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất tại Việt Nam năm 2023. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người, chiếm 32,6% tổng số vụ việc. Theo đó, hacker sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng của các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
Và điểm yếu thứ 3 là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Thường bị khai thác là lỗ hổng SQL Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện có lỗ hổng.
" alt="CEO NVIDIA tới Việt Nam, Bkav dự định đưa phần mềm diệt virus ra thế giới"/>CEO NVIDIA tới Việt Nam, Bkav dự định đưa phần mềm diệt virus ra thế giới
Keangnam thua kiện, phải trả lại người mua nhà hàng trăm triệu
Nhận định, soi kèo Young Boys vs Zurich, 21h30 ngày 21/4: Gia tăng khoảng cách
Trên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.
Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những “thanh tra” nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán” Sao cô giáo con già và xấu thế?”.
![]() |
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem |
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa...”, nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...
Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng.
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.
Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết
- Hình ảnh một cậu bé học trực tuyến nhưng xung quanh là sự theo dõi của cả nhà khiến nhiều người phì cười vì sự thú vị.
" alt="Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'"/>3. Kiểu ngày tháng
"Hôm nay là ngày 30, vậy tôi mời bạn có số thứ tự 30 lên kiểm tra nhé".
![]() |
4. Kiểu phép tính
Cô: Bạn nào cộng dùm cô xem 11 + 6 + 2 + 15 ra bao nhiêu vậy?
Cả lớp: Dạ 34 thưa cô.
Cô: Vậy bạn có số thứ tự 7 lên kiểm tra miệng nào.
Cả lớp: Sao lại là số 7 vậy cô???
Cô: Lấy 3 + 4 thử đi.
Cả lớp: ...
5. Kiểu cấp số cộng
"Nay là thứ Hai nên tôi sẽ gọi những bạn số 2, 12, 22, 32 cùng lên kiểm tra bài tập cũ. Nào, tất cả lên bảng mau lên!".
6. Kiểu "hi sinh"
"Không ai xung phong lên dò bài à? Vậy tôi mời lớp trưởng, lên xung phong nhé", "Lớp trưởng xong rồi, ai muốn lên tiếp không? Không thì tôi mời lớp phó vậy".
Và cứ như vậy dàn ban cán sự lớp bị kêu lên sạch...
7. Kiểu ngày lễ
Thầy: Có phải hôm nay là ngày lễ Quốc tế phụ nữ không các bạn? Các bạn nữ có muốn thầy tặng quà cho không?
Nữ: Dạ có.
Thầy: Được rồi, thầy mời các bạn nam lên trả bài lấy điểm 10 tặng các bạn nữ nhé.
Nam: Ôiiiii, tại sao trên đời này lại không có ngày lễ "phụ nam" nhỉ??? (đập bàn rên rỉ).
8. Kiểu thần giao cách cảm
Giáo viên nhìn chằm chằm vào từng người dưới lớp rồi phán một câu: "Nãy giờ tôi nhìn vào mắt từng người mà chỉ có vài người dám nhìn tôi thôi, vậy chứng tỏ người nào học bài rồi mới dám nhìn thẳng. Bây giờ tôi sẽ mời ai lúc nãy mà không dám nhìn tôi lên trả bài. Nào, mời em kia!".
(Theo Hoa Học Trò)
" alt="8 kiểu gọi tên lên bảng trả bài của thầy cô"/>Bà Vũ Thị Thuận - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TRAPHACO: Không vội vàng chỉ trích người trẻ
Những ứng viên tìm đến công ty chúng tôi, nếu là sinh viên họ rất muốn có việc làm. Mức lương không phải ưu tiên số 1 với đa phần người vừa ra trường. Cái họ cần là môi trường làm việc bền vững, có quản trị tốt, thương hiệu tốt, có thể phát triển cá nhân.
Bởi vậy tôi không nghĩ họ chảnh. Chỉ số ít người đi nước ngoài về có kĩ năng, đã từng công tác làm việc ở đâu đó như một công ty có tiếng và cho mình là có kinh nghiệm để đưa ra mức lương. Tất nhiên mức lương đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp. Người có kinh nghiệm cũng chưa hẳn tốt, có thể kinh nghiệm chưa tốt thì sao.
![]() |
Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TRAPHACO. |
Với nhà tuyển dụng chúng tôi không đòi hỏi nhiều, sinh viên mới ra trường chỉ là "giải quyết mù chữ" ở lĩnh vực đó mà thôi. Họ đâu có môi trường để thực hành nhiều để phát triển bản thân nên cũng không vội vàng chỉ trích họ. Thay vào đó nên tạo môi trường để họ được phát triển.
Quá trình tuyển dụng chúng tôi quan tâm hồ sơ xem thời sinh viên bạn có ham học không. Qua phỏng vấn để tìm hiểu những đức tính mà bạn có có phù hợp với công việc không. Ví dụ tuyển người làm marketing, ứng xử linh hoạt sẽ quan trọng. Nhưng với nghiên cứu, kiến thức chuyên sâu, sự nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác mới là tiên quyết.
Còn chuyện khát khao vươn lên hay nói thẳng ra là mức thu nhập tốt là điều ai cũng mong muốn. Có người vì tham vọng mà bất chấp mọi chiêu thức miễn sao đạt lợi nhuận, làm ăn chụp giật. Vậy thì qua giao tiếp, đặt họ vào tình huống cụ thể, nghe họ giải trình người lãnh đạo phải tỉnh táo để nhận ra điều đó. Nếu họ mơ ước và nỗ lực bằng chính sức lực cá nhân để vươn lên thì cần khuyến khích họ.
Ý kiến của một nhà tuyển dụng của tập đoàn dược phẩm: Ai cũng có quyền đòi hỏi.
Các em ảo tưởng vì chuyện học và đi làm tương đối khác nhau, đặc biệt là những người học ở các trường thiên về nghiên cứu. Các em có điểm thi vào rất cao, học hành cũng rất cực khổ. Học xã hội “văn nghệ văn gừng” được, chứ học tự nhiên, kỹ thuật ở các trường top đầu rất vất vả.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ví dụ như học dược rất vất vả, từ năm thứ 2 đã xuống xưởng, 5 năm mới ra trường. Những em này chỉ số IQ rất cao, nhưng việc đi làm còn phụ thuộc vào chỉ số EQ.
Tôi đã từng phỏng vấn một ứng viên, nói theo kiểu bây giờ là rất chảnh. Đúng là có chuyện ảo tưởng, tự tin thái quá của những bạn mới đi phỏng vấn. Nhưng thực tế số bạn trẻ trong tay không có gì mà dám ảo tưởng, dám chảnh không hề nhiều. Kém nhưng chảnh chỉ có những bạn con nhà giàu muốn đi làm cho vui, hoặc những trường hợp được gửi gắm.
Còn đa phần, ứng viên ảo tưởng thường chỉ rơi vào sinh viên Trường ĐH Ngoại thương hay cử nhân tốt nghiệp ĐH Dược. Còn sinh viên ĐH Thương mại, hay kể cả ĐH Kinh tế quốc dân, cũng không hề chảnh.
Họ ảo tưởng vì rất giỏi, và chưa có môi trường để biết giỏi trong học tập, nghiên cứu khác với giỏi trong công việc, cuộc đời như thế nào. Đã lăn lộn rồi, họ sẽ không ảo tưởng nữa, vì họ là những người thông minh.
Tiếp xúc với các bạn trẻ bây giờ, tôi thấy các bạn có tư duy rất nhanh nhẹn, giỏi giang, có nhiều thứ rất hay mà mình không có.
Tỉ lệ ứng viên tự tin khi đến tuyển dụng không nhiều, nhưng đang tăng dần theo thời gian.
Xã hội cho con người tự tin hơn, cơ hội kiếm tiền nhiều hơn làm cho người ta có sự lựa chọn. Không đi làm, ở nhà bán hàng online cũng kiếm được tiền, nên việc gì phải run.
Người làm tuyển dụng phải hiểu, ai cũng có quyền đặt câu hỏi, thể hiện kỹ năng, tư duy của bản thân. Tuyển người ta vào làm trâu ngựa, kiếm tiền cho mình, tại sao không cho người ta hỏi?
Quan điểm của tôi là đừng bao giờ nhìn người đến dự tuyển với con mắt người đi xin việc. Đây và vấn đề doanh nghiệp cần người và người cần việc. Hai bên nếu đáp ứng được yêu cầu của nhau thì thoả thuận.
Tôi đánh giá rất cao những em có khả năng hỏi lại người tuyển dụng những thông tin về doanh nghiệp ngoài những thông tin đã công khai, chế độ đãi ngộ, môi trường, văn hoá công ty, nếu phấn đấu làm việc thì sau 5 năm nữa sẽ đạt được vị trí nào không….
Một nhân viên để đào tạo quen việc bình thường hết khoảng 6 tháng. Nhưng mình không thể đòi hỏi người ta ăn đời ở kiếp với mình, mà làm cho mình từ 3 – 5 năm đã là tốt. Bản tính của người Việt không thích sự thay đổi. Vì vậy, nếu phải thay đổi. Nếu tuyển người đầu năm mà cuối năm người ta đi, thì đó là lỗi ở doanh nghiệp. Khi người ta có mong muốn khác mà doanh nghiệp không đáp ứng, họ bỏ đi kể cả khi không có tiền, thì đó là lòng tự trọng.
Tôi cũng không nghĩ bạn trẻ phải đi tuần tự. Tôi thường đánh giá ứng viên dựa trên 3 tiêu chí, thứ tự quan trọng như sau: Thứ nhất là tố chất và năng khiếu – cái này không học tập hay rèn luyện mà có được; Thứ hai là quá trình học tập và rèn luyện; và Thứ ba là kinh nghiệm.
Một bạn trẻ mới ra trường, trải qua các vòng kiểm tra và phỏng vấn, nếu thấy bạn có tố chất lãnh đạo, chúng tôi sẵn sàng bồi dưỡng để đưa bạn vào vị trí lãnh đạo ngay.
Người ta hoàn toàn có quyền “nhảy cóc” nếu như đủ năng lực. Chỉ có cơ chế trong các cơ quan Nhà nước mới bắt buộc phải đi tuần tự. Còn cơ chế tuyển dụng lao động ở thị trường tự do sẽ tuyển nhân sự vào đúng vị trí nếu người đó phù hợp, bất kể là học gì ra hay có kinh nghiệm chưa. Làm được hay không chỉ sau 3 tháng là biết. Kể cả khi người đó không đáp ứng được, lỗi vẫn thuộc về nàh tuyển dụng vì chọn nhầm người.
Bảo các bạn đừng mơ mộng, đừng đòi hỏi là đi ngược lại mơ ước của tuổi trẻ. Khi người ta còn trẻ, người ta được quyền ảo tưởng, sai lầm, bởi người ta có thể làm lại từ đầu.
Tại sao lại triệt tiêu sự mơ mộng, khi mà thế giới chỉ thay đổi khi con người có ước mơ?
Quay trở lại với giáo dục trong nhà trường. Tôi cho là không nên đổ lỗi hay quy trách nhiệm, mà chỉ đáng tiếc là giáo dục chưa dạy cho người ta biết cách mơ, biết phải làm gì để biến mơ ước thành sự thật chứ không phải cứ nằm đó mà chờ đợi.
Chúng tôi tránh ứng viên trẻ "chảnh" như thế nào?" alt="Sinh viên mới ra trường chỉ là 'giải quyết mù chữ'"/>