Địa chất và khí hậu khu vực Hà Giang đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển rất nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như: mật ong bạc hà, dệt thổ cẩm, thịt bò vàng vùng cao, các loại trái cây, chè Shan tuyết cổ thụ…
Tuy nhiên, do các HTX thiếu kinh nghiệm quản lý và đều nằm ở các huyện vùng cao, cách xa các thị trường lớn trong nước nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo kênh bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Nhằm tháo gỡ rào cản cho các HTX trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, các cấp chính quyền của tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn TMĐT.
Điển hình như: Xây dựng và duy trì hoạt động sàn TMĐT tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp mở gian hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản; Phối hợp với Tập đoàn FPT thiết kế gian hàng thực tế ảo 3D và truyền thông, quảng cáo sản phẩm nông sản của tỉnh trên nền tảng số…
Ứng dụng công nghệ số nâng cao giá trị nông sản
Với mục tiêu, nâng tầm giá trị thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc hữu chất lượng cao của tỉnh, gắn với đẩy mạnh hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị, tạo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào.
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP chất lượng cao tham gia các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm trong nước.
Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh với các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại các tỉnh, thành.
Tập trung thúc đẩy ứng dụng TMĐT, rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch TMĐT; hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch TMĐT trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm trước khi quảng bá và đưa ra tiêu thụ trên thị trường để giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP Hà Giang.
Tại huyện Xín Mần, cùng với việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, huyện cũng đang tập trung áp dụng công nghệ số đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao.
Theo lãnh đạo địa phương này, hiện huyện đã có sàn TMĐT để hỗ trợ cho các chủ thể OCOP trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được thuận lợi.
Đồng thời, khuyến khích chủ thể có sản phẩm đạt OCOP chủ động tiếp cận công nghệ thông tin, hoàn thiện các yêu cầu cần thiết như: Tem truy xuất nguồn gốc, phiếu đánh giá chất lượng sản phẩm, hóa đơn và mẫu mã, bao bì sản phẩm để khi đưa vào hệ thống siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Cùng với huyện Xín Mần, thời gian qua, huyện Đồng Văn cũng đang tăng cường đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT.
Cụ thể, UBND huyện Đồng Văn đã rà soát, lựa chọn danh mục sản phẩm và doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia sàn giao dịch TMĐT; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang tổ chức lớp tập huấn vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho 7 HTX trên địa bàn nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Ngoài ra, xây dựng 1 website chuyên quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng trên môi trường TMĐT.
Nhờ đó, đến nay, nhiều nông sản của huyện như mật ong bạc hà, thịt khô, miến, gạo… đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến.
Đến nay, nhìn chung các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã cơ bản vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, qua đó công tác tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Ví dụ, tiêu thụ cam vàng toàn tỉnh mỗi mùa trên sàn TMĐT ( Voso, Posmart, Sendo…) đạt trung bình 120 tấn với giá bán dao động từ 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng so với niên vụ trước.
Từ năm 2022 đến nay, ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đưa 1.684 sản phẩm lên các sàn giao dịch TMĐT phổ biến khác như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee ... với hơn 2.550 đơn giao hàng thành công đến khách hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo, đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã có tài khoản trên các sàn TMĐT là 117.881 hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đều được đưa lên sàn TMĐT để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể nói, thông qua hoạt động của các sàn TMĐT, các sản phẩm hàng hóa, nông sản đặc trưng tiêu biểu của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, hình ảnh được thiết kế bắt mắt hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cải thiện đời sống người dân.
Thời gian tới, Hà Giang tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của HTX, THT và người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, khai thác dịch vụ số cho bà con nông dân, chủ trang trại, HTX, THT... để giúp người sản xuất nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, nắm rõ nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của thị trường để tổ chức sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường. |
Mai Anh
" alt=""/>Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tửTừ năm 2022, MobiFone đã là 1 trong 5 doanh nghiệp được trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Theo đó, các hợp đồng điện tử MobiFone eContract sau khi được chứng thực là hợp đồng điện tử có tích xanh sẽ được bảo mật bằng nhiều lớp, sao lưu dữ liệu thời gian thực; được chống tấn công và rò rỉ dữ liệu trên hạ tầng server của MobiFone.
Theo đại diện MobiFone, so với hợp đồng điện tử thông thường, hợp đồng điện tử có tích xanh MobiFone eContract sẽ được chứng thực thông qua Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, có thêm xác thực thông tin bởi Bộ Công thương cho tài liệu đã ký kết, từ đó khách hàng có thể yên tâm về tính pháp lý cũng như sự an toàn trên mỗi giao dịch hợp đồng được thực hiện.
Ưu tiên quyền lợi khách hàng lên trên hết
Nếu như cách đây chỉ một hai năm, nhiều đơn vị chưa sẵn sàng cho việc áp dụng hợp đồng điện tử và vẫn có thói quen với việc sử dụng các hợp đồng giấy thì nay đã có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với quá trình số hóa nền kinh tế và hội nhập toàn cầu, việc sử dụng hợp đồng điện tử đã trở thành một nhu cầu cấp bách, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nếu không muốn bị tụt lại so với các đối thủ, các đối tác và khách hàng. Đặc biệt, với những ưu thế vượt trội, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua hợp đồng điện tử thông thường để sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh.
“Với sự xác thực từ Bộ Công thương, chúng tôi có thể yên tâm về tính pháp lý của các hợp đồng đã ký kết. Hơn nữa, với ưu điểm ký mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí, việc sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh thuận lợi và kinh tế hơn, an toàn hơn nhiều so với trước kia. Chúng tôi cũng không còn phải đau đầu về việc in ấn, lưu trữ và tra cứu tài liệu, hợp đồng như trước”, đại diện một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm đồ gia dụng đã áp dụng sớm hợp đồng điện tử có tích xanh MobiFone eContract cho biết.
Bên cạnh những ưu điểm đảm bảo giá trị pháp lý, MobiFone cũng chú trọng bổ sung nhiều tính năng cho sản phẩm MobiFone eContract. Có thể kể đến là tính năng đăng tải, chỉnh sửa văn bản dưới nhiều hình thức; Cho phép người dùng tạo luồng hợp đồng theo nhu cầu và chủ động chọn người ký kết hợp đồng; Sử dụng phương thức ký số nhanh và tiện lợi như ký số trên thiết bị USB Token, ký số trên sim KPI, ký số qua hình thức eKYC/OTP.
Đặc biệt, MobiFone eContract còn đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí là không phí in ấn, không phí chuyển phát, không phụ thuộc không gian địa lý, không rủi ro thất lạc, không gián đoạn thời gian, không phụ thuộc thời gian và không phí lưu kho.
MobiFone eContract đã nhận được giải thưởng Sao Khuê 2023 do Hiệp hồi Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.
Theo đại diện MobiFone, thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tối ưu hơn nữa về trải nghiệm dịch vụ và các gói cước cho giải pháp hợp đồng điện tử eContract trên phương châm quyền lợi khách hàng được ưu tiên trên hết.
Để gia tăng cơ hội được trải nghiệm cho khách hàng, MobiFone đang triển khai loạt ưu đãi bao gồm miễn phí sử dụng/trải nghiệm hợp đồng điện tử có tích xanh trong vòng 2 tháng. Khi quyết định sử dụng lâu dài, khách hàng sẽ nhận được ưu đãi hấp dẫn cùng chi phí từ 4.000 đồng trên mỗi hợp đồng được ký kết.
Các chương trình ưu đãi cho MobiFone eContract, liên hệ: Hotline 0936.110.116 Email [email protected] |
Ngọc Minh
" alt=""/>Chuyển đổi số hiệu quả với hợp đồng điện tử có ‘tích xanh’ MobiFone eContractTại Bệnh viện Bạch Mai, hai nữ bệnh nhân 37 và 39 tuổi chẩn đoán suy hô hấp, tiên lượng nặng, nguy kịch phải thở máy, vận mạch. Một nữ bệnh nhân 37 tuổi khác đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông do có bệnh nền ghép thận cũng được tiên lượng diễn biến sức khỏe ở mức trung bình, nặng, đang được điều trị hồi sức.
Bác sĩ Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho hay trường hợp này đang điều trị ở khoa Tim mạch, là em gái sống cùng vợ chồng anh chị tại chung cư mini bị cháy. "Chị đã qua cơn hoảng sợ, tâm lý không u uất nặng nề, đã kiểm soát được tình trạng khó thở khi nhập viện", bác sĩ Tiến nói với phóng viên VietNamNet.
Tuy nhiên, hai bệnh nhân còn lại (gồm người bố 51 tuổi và con trai 10 tuổi) khiến các thầy thuốc tại bệnh viện này lo ngại về vấn đề tâm lý gặp phải do bệnh nhân ngại giao tiếp, suy sụp tinh thần, ánh mắt thất thần... Đến tối 13/9, thông tin về vợ và con gái của nam bệnh nhân 51 tuổi này vẫn chưa rõ ràng.
Tổng số ca tử vong theo báo cáo của các bệnh viện đến thời điểm hiện tại là 56 trường hợp. Trong đó: Bệnh viện Quân y 103 (41 ca), Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (4), Bệnh viện Bưu điện (1), Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (1), Bệnh viện Bạch Mai (2), Đại học Y Hà Nội (1), Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (4), Bệnh viện E (2).
Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra lúc hơn 23h ngày 12/9. Chung cư này gồm 9 tầng, 1 tum, với khoảng 45 căn hộ, hơn 150 nhân khẩu. Ngôi nhà nằm trong ngõ nhỏ, sâu. Thông tin từ Công an Hà Nội cuối giờ chiều 13/9, cơ quan chức năng xác định có 56 người tử vong và 37 trường hợp bị thương. Người chủ chung cư mini này đã bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng phục vụ điều tra.