
Cánh cửa nhà nghỉ mở ra, Hiền thấy 3, 4 người đàn ông đang đợi mình. Hoảng hốt, chị tìm mọi cách để thoát ra ngoài.Kỳ 1: Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
LTS: Vì nhiều lý do, không ít cô gái trẻ bước chân vào con đường làm gái bán hoa. Sống cuộc đời tủi nhục, gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, họ tìm cách để quay trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng đường về của họ liệu có dễ dàng?
Hiền có dáng người gầy và mái tóc dài. Giọng nói của Hiền nhỏ, nhỏ đến mức tôi nhiều lần phải chuyển máy ghi âm về gần hơn phía chị.
Dường như chị không muốn ai nghe về công việc của mình - cái nghề mà theo chị, bị cả xã hội khinh ghét - dù quán cà phê chúng tôi ngồi hôm ấy rất vắng.
Cứ thế, chị bắt đầu nói về cuộc sống của mình sau những ánh đèn mờ…
Cuộc sống sau ánh đèn
Một ngày làm việc của Phùng Thị Hiền (SN 1985, Sơn Tây, Hà Nội) bắt đầu từ 5 giờ chiều. Hiền khép cánh của căn phòng thuê ở phố Tôn Đức Thắng để đến chỗ làm - một quán karaoke trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội).
Đến chỗ làm, việc đầu tiên của Hiền là trang điểm. Ở đây có một người làm nghề trang điểm thuê. Người này lần lượt dùng đồ nghề trang điểm cho những gương mặt đang ngồi chờ đợi. Họ mong son, phấn dưới ánh đèn màu sẽ che bớt tuổi tác, sự mệt mỏi trên gương mặt.
“Có người tự trang điểm được nhưng có những người vụng về như tôi thì phải nhờ đến thợ. Việc trang điểm kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng tôi thay quần áo, bắt đầu công việc…”, Hiền nói.
Những cô gái như Hiền chờ đợi đến giờ làm. Khi khách phủ đầy các phòng hát, các cô gái lần lượt được gọi ra. Khách nhìn họ và chọn người qua cái vẫy tay hay gật đầu.
 |
Phùng Thị Hiền. Ảnh: Nam Phương |
“Tùy sự khéo léo và một chút may mắn, có người được cho nhiều (tiền boa), có người cho ít. Số tiền đó chia theo tỷ lệ 60-40% cho chúng tôi và người quản lý”, Hiền tiếp tục kể.
Không phải ngày nào họ cũng có khách. Những lúc rảnh rỗi, họ tranh thủ ăn vội bát bún, phở hay bánh mì và trò chuyện với những cô gái cùng nghề.
“Sau cuộc vui, nếu khách có nhu cầu sẽ yêu cầu chúng tôi di chuyển đến một nhà nghỉ. Có lúc chúng tôi đi cùng xe với khách, cũng có khi chúng tôi được nhân viên quán chở đến”, Hiền nói bằng một giọng đều đều.
Hiền mở cánh cửa phòng căn nhà thuê để nghỉ ngơi khi cả dãy phố đã im lìm. Kết thúc ngày làm việc, chị tẩy trang, thay quần áo. Người phụ nữ này lên giường ngủ khi đồng hồ đã chuyển sang 2 giờ sáng.
Giấc ngủ kéo dài đến 12 giờ trưa. Chị ngủ dậy, ăn trưa, sau đó lại chờ đến giờ đi làm.
“Ngày làm việc của chúng tôi quay vòng như thế. Tôi nhìn ánh sáng mờ mờ của quán hát nhiều hơn là mặt trời. Tôi làm bất kể ngày nào miễn là có tiền. Chỉ trừ có việc cưới hỏi, về thăm quê… tôi mới nghỉ”, Hiền tiếp tục nói về cuộc sống của mình.
Sau cánh cửa nhà nghỉ
Hiền không có ấn tượng quá nhiều với các khách hàng của mình vì như lời chị nói, tất cả chỉ là những giao dịch.
“Tôi gặp không ít những người khách say, không làm chủ được mình. Người ta đánh, chửi chúng tôi cũng phải chịu", chị nói. Nhưng chưa đáng sợ bằng lần chị phải tìm cách thoát thân tại một nhà nghỉ cách đây nhiều năm về trước.
“Đó là năm 2010. Một khách đến quán hát. Anh ta yêu cầu một cô gái để "vui vẻ" cùng anh ta ở nhà nghỉ. Tôi được gọi ra. Thỏa thuận xong giá, tôi đi cùng xe của anh ta đến nhà nghỉ.
Lúc đầu, thoả thuận chỉ qua đêm với một người nhưng đến đó tôi hoảng hốt khi thấy 3 người đàn ông khác ở trong phòng.
Lúc này, người khách kia giải thích: “Bạn anh ngồi đây chơi tí rồi sang phòng khác” nhưng tôi đã đoán được tình hình.
 |
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tôi không dám để lộ ra là mình sợ. Nếu người ta biết mình hoảng hốt sẽ phát hiện tôi có ý định trốn và cơ hội thoát ra ngoài của tôi gần như bằng không.
Tôi tìm cách thoát thân bằng việc giả vờ khát nước và xuống tầng 1 để xin lễ tân chai nước lọc. Anh ta gật đầu. Chỉ chờ có thế, tôi chạy ra và thoát ra ngoài”, Hiền kể lại.
Hiền nói, bạn chị đã gặp trường hợp tương tự và không thể thoát được. “Bạn tôi chủ quan bị 3,4 người đàn ông khóa trái cửa phòng, không thoát được. Sau lần đó nó bị hành hạ đến bầm dập, mấy ngày sau mới hồi sức”, chị tiếp tục kể.
Lời đề nghị
Hiền lấy chồng từ năm 18 tuổi. Chồng chị là một người đàn ông cùng làng. Thấy gắn bó với đồng ruộng cuộc sống không thể khá lên, hai vợ chồng bàn để người chồng đi học nghề lái xe.
Hiền hi vọng anh có công việc ổn định, cuộc sống của họ sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên niềm hi vọng của chị nhanh chóng bị dập tắt từ ngày chị phát hiện ra chồng làm bạn với ma túy. Không những không đưa lương phụ vợ nuôi con, anh còn về nhà lấy hết tài sản đem đi.
“Có bao đồ đạc trong nhà anh ấy bán hết. Khi trong nhà không còn gì để lấy, anh ấy quay ra mượn xe máy của bạn bè, họ hàng đi cắm. Một lần, hai lần… rồi không biết bao lần mà kể. Số nợ tăng dần đến một ngày chúng tôi không còn khả năng trả”, chị nói.
Một ngày, thế giới như sụp đổ dưới chân chị khi người ta ấn chiếc còng số 8 vào tay chồng chị. Anh ta phải đi tù về tội lừa đảo.
Để có tiền nuôi con, nuôi chồng ở tù, chị ra Hà Nội làm thuê. Đó là năm 2007. “Ban đầu tôi làm công việc bưng bê ở một quán karaoke. Làm được 1 tháng, người chủ quán gọi tôi lên và có một lời đề nghị”.
Lời đề nghị này đã khiến cuộc đời chị rẽ sang một hướng khác.
“Cuối cùng tôi đi làm nghề này”. Khi được hỏi về người chồng, chị lắc đầu chua chát. Anh mãn hạn tù nhưng họ cũng đã là người xa lạ từ nhiều năm nay.
“Cuộc sống của tôi nay chỉ còn đứa con gái. Cô biết không? Cháu năm nay 13 tuổi rồi. Đây là lý do mà tôi nghỉ việc, kiếm kế sinh nhai khác. Con gái tôi lớn lên nó sẽ nghĩ sao nếu biết mẹ mình làm công việc này?”, Hiền tự hỏi rồi im lặng.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
Sau 11 năm trong nghề, qua tay 2, 3 người chủ chứa ở Hà Nội, điều mong ước lớn nhất của Sen là chị có được tự do. Ngày đó, chị sẽ đón con về để chăm sóc, mẹ con nương tựa vào nhau...
" alt="Chuyện chưa kể sau cánh cửa phòng karaoke ‘tay vịn’"/>
Chuyện chưa kể sau cánh cửa phòng karaoke ‘tay vịn’
Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc đã hội tụ và lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của không gian văn hóa đa sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc...Nơi kết nối các dân tộc vùng Đông Bắc
Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 2 được tổ chức tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ 12-14/10/2018.
Có chủ đề “Tiên Yên - Nơi kết nối sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh”, lễ khai mạc với sự tham gia của gần 1500 diễn viên, vận động viên của 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các huyện Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Các diễn viên từ chuyên đến không chuyên đã biểu diễn 19 màn dân ca, dân vũ mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh, đem đến một "bữa tiệc" đầy mầu sắc, thể hiện được nét đẹp sinh hoạt của bà con dân tộc vùng Đông Bắc như Dao, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu...
 | Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc |
|
|
Sự kiện đã mở màn cho 1 loạt các hoạt động đặc sắc của Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2018 như: lễ hội ẩm thực gà Tiên Yên, phố đi bộ với chủ đề "Hồn xưa nét cũ - Tiên Yên phố", hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, giải đua thuyền truyền thống, giải thể thao dân tộc thiểu số…
Đặc sắc Lễ hội ẩm thực đặc sản gà Tiên Yên
Là một trong những hoạt động tiêu biểu của của Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh. Lễ hội ẩm thực gà Tiên Yên được tổ chức dưới hình thức thi trưng bày mâm cỗ đẹp, các món ăn được chế biến sáng tạo từ gà Tiên Yên, với sự tham gia của 39 đội thi.
Ngoài món gà luộc, các đội tham gia Lễ hội ẩm thực Gà Tiên Yên phải đảm bảo có từ 8 món ăn chế biến từ gà như: Gà hấp muối, gà nướng, gà nấu canh rượu gừng, gà nấu canh thuốc bắc, nộm gà, gà rang, gà chiên, phở gà, miến gà, các món ăn được chế biến từ chân gà...
Tại sự kiện, huyện đã chuẩn bị trên 8.000 con gà Tiên Yên nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách đến với Lễ hội.
Tham gia Lễ hội, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn từ Gà Tiên Yên và các ẩm thực OCOP đặc sản của Tiên Yên mà còn đượm xem trình diễn thời trang Gà, tiểu phẩm, hoạt cảnh về gà, các tiết mục khiêu vũ thể thao, trình chiếu video "Huyền thoại về Vua Gà" đầy hấp dẫn.
Hấp dẫn phố đi bộ Tiên Yên
Phố đi bộ Tiên Yên với chủ đề "Hồn xưa, nét cũ, Tiên Yên phố" đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của người dân Tiên Yên hơn 1 năm qua. Tại sự kiện, phố đi bộ được mở rộng từ khu vực cổng trường Tiểu học thị trấn đến khu vực ngã tư phố Lý Thường Kiệt và được trang hoàng thêm nhiều đèn trang trí bắt mắt.
Người dân và du khách được hòa mình thưởng thức những vũ điệu của âm nhạc đường phố như: Đàn tính, sáo, nhị, đàn bầu, đàn chanh, tam thập lục, nguyệt, trống, ghi ta, âm nhạc hiện đại…đồng thời thưởng thức ẩm thực đường phố đặc sắc của Tiên Yên như kẹo lạc hồng, khau nhục, bánh gật gù, gà Tiên Yên... Ngoài ra du khách còn có thêm một trải nghiệm thú vị là khoác lên mình những trang phục dân tộc vùng Đông Bắc.
Sôi nổi giải đua thuyền truyền thống
Giải đua thuyền truyền thống huyện Tiên Yên lần thứ 2 năm 2018 đã khởi tranh sáng 14/10 tại khu vực Bến Châu, thị trấn Tiên Yên.
Giải đua có sự tham gia của 10 đội đua (4 đội nữ và 6 đội nam) đến từ thị trấn Tiên Yên và các xã Tiên Lãng, Hải Lạng, Đồng Rui. Các VĐV tham gia tranh tài ở cự ly 1km theo hình thức bốc thăm chia cặp đấu loại trực tiếp, chọn các đội thắng vào tranh giải.
Giải đua thuyền truyền thống huyện Tiên Yên được xem là một trong những hoạt động ấn tượng của Tuần Văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc. Giải không chỉ đem đến không khí sôi động, hào hứng và thể hiện tinh thần thi đấu thể thao đoàn kết, cao thượng, mà còn góp phần bảo tồn một nét sinh hoạt văn hóa thể thao truyền thống đặc sắc của người dân Tiên Yên.
Đặc sản quy tụ hội chợ OCOP
Hội chợ OCOP Tuần Văn hóa Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh được tổ chức từ ngày 10-14/10/2018, tại Trung tâm văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc huyện Tiên Yên.
Hội chợ có 78 gian hàng tiêu chuẩn, trong đó có 39 gian hàng các sản phẩm OCOP trong tỉnh và 39 gian hàng thương mại. Tham gia Hội chợ có sự tham gia của 63 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất với trên 200 sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm OCOP của địa phương.
Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 2, nằm trong chuỗi 50 sự kiện văn hóa tiêu biểu hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2018, Hạ Long - Quảng Ninh. Đây là hoạt động tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc; phát huy những tiềm năng văn hóa dân gian và thể dục, thể thao dân tộc truyền thống của đồng bào dân tộc các địa phương; tạo ra chuỗi liên kết các hoạt động của Năm du lịch quốc gia 2018 tại Quảng Ninh.
Sự kiện đã góp phần quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa dân tộc, sản phẩm du lịch, dịch vụ vùng Đông Bắc Quảng Ninh, góp phần xây dựng Tiên Yên trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc, ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước.
Minh Minh (tổng hợp)
" alt="Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc"/>
Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc