Eriksen ghi bàn vào lưới Hà Lan ở lần chạm bóng đầu tiên
Một bàn thắng tuyệt vời ngay lần chạm bóng đầu tiên của anh trong trận đấu giữa Đan Mạch và chủ nhà Hà Lan, cũng là bàn thắng đầu tiên Eriksen ghi cho đội tuyển quốc gia chín tháng sau khi anh buộc phải tạm dừng ngoài ý muốn.
Eriksen bị ngừng tim trong trận đấu với Phần Lan ở trận đầu tiên tại EURO 2020.
"Đó là một sự trở lại hoàn hảo với bóng đá quốc tế", Eriksen lên tiếng sau đó, hạnh phúc tột bậc bất chấp Đan Mạch thua Hà Lan 2-4. Anh từng bảo bản thân sẽ quay trở lại, và điều đó vừa diễn ra.
Tại Parken Stadion ở Copenhagen, Eriksen ngã xuống sân và phải mất 5 phút các dịch vụ y tế mới có thể hồi sinh anh.
Năm ngày sau, tại bệnh viện, Eriksen đã chấp nhận đề nghị cấy ICD, một loại máy khử rung tim bằng điện tương tự như máy tạo nhịp tim có thể phát hiện nhịp tim bất thường và tự động đảo ngược nó trên cơ sở lập trình, sử dụng các kỹ thuật gây sốc hoặc kích thích.
Eriksen không bỏ cuộc
"Tôi không bỏ cuộc", anh viết trên mạng xã hội kèm theo bức ảnh trên giường bệnh với ngón tay cái giơ lên. Nhưng anh đã thiệt thòi rất nhiều.
Sáu tháng trôi qua và Eriksen, người đã bỏ bóng đá một thời gian dài, bắt đầu tập luyện với Odense, CLB nơi anh đặt những bước đầu tiên.
Sau đó, khi Inter Milan thông báo rằng họ không thể đăng ký anh vì các quy định ở Italy cấm thi đấu với máy khử rung tim, Eriksen quyết định dành một vài tuần với đội trẻ Ajax để bắt kịp tốc độ.
Vào ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa đông, với lá thư tự do trong tay, anh ký hợp đồng với Brentford ở Premier League, nơi những hạn chế này không tồn tại.
Daley Blind, đồng đội cũ của Eriksen tại Ajax, người từng chơi 4 mùa giải với MU trước khi trở lại CLB thành Amsterdam, biết rõ điều này.
Khoảnh khắc Eriksen vào sân 9 tháng sau sự cố ngừng tim
Có lẽ vì vậy, khi Eriksen gặp Danny Blind - cha của Daley và là trợ lý HLV đội tuyển Hà Lan - trong lúc khởi động, họ đã ôm nhau chân tình. Sau đó là giây phút vinh quang của cá nhân anh.
Giấc mơ World Cup
Trước khi bắt đầu hiệp 2 trận gặp Hà Lan, HLV Kasper Hjulmand đã giữ lời.
"Eriksen là một câu chuyện vượt qua cả bóng đá. Cậu ấy là cầu thủ Đan Mạchxuất sắc nhất trong thập kỷ qua và là người bạn của chúng tôi, người đã ngã trên sân", Hjulmand giải thích trong cuộc họp báo trước trận.
Eriksen tái xuất ấn tượng
"Bây giờ cậu ấy có thể trở lại làm điều bản thân thích nhất: chơi bóng đá".
Eriksen bắt tay trò chuyện với trọng tài thứ tư ở bên lề đường biên, uống một ngụm nước từ chai nước của anh, và bước ra sân để thay thế Lindstrom.
Được yêu mến bởi những người hâm mộ - chủ yếu đến từ Ajax - và cả thế giới bóng đá, Hjulmand đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt và anh đáp lại bằng những tràng pháo tay nhưng không để bản thân bị cuốn theo cảm xúc, tập trung vào những gì anh đang làm.
Hai phút sau, anh ghi bàn thắng rút ngắn tỷ số 2-3. Với Brentford, anh đã chơi 3 trận (hoàn thành 2 trận gần nhất) và có 1 pha kiến tạo
"Đó là một cuộc tiếp đón cảm động và tôi rất vui vì trái bóng đã đến với mình. Tôi cảm thấy như lần đầu tiên trở thành cầu thủ và ghi bàn là một cảm giác tuyệt vời", Eriksen nói với Sky Sports.
Eriksen được tôn vinh cuối trận ở Johan Cruyff Arena
"Nhưng tôi thích đó là hai bàn thắng. Một quả phạt khác mà bóng không vào lưới".
Một lần nữa trở thành cầu thủ bóng đá và thậm chí là một cầu thủ tham khảo cho Đan Mạch, cũng là nhân tố tấn công của Brentford, Eriksen đã quên những gì từng xảy ra, dù anh biết mình thi đấu với máy khử rung tim.
"Tôi đang tập trung vào các trận đấu sắp tới. Nhưng đúng, tôi rất muốn chơi World Cup ở Qatar". Chú lính chì dũng cảm Eriksen đang chờ ngày bước lên sân khấu quốc tế và thể hiện mình, sau hành trình dang dở tại EURO 2020.
Ngọc Huy
Eriksen ghi tuyệt phẩm, Đan Mạch rượt đuổi kịch tính với Hà Lan
Christian Eriksen ghi bàn đẹp mắt ngay ở trận đầu đầu tiên trở lại ĐTQG, song Đan Mạch thất bại 2-4 trong trận giao hữu với Hà Lan, trên sân Johan Cruijff ArenA.
" alt="Eriksen tái xuất Đan Mạch: Bàn thắng của trái tim" />
Mang tâm trạng buồn vì kết quả điểm trung bình Lịch sử lại thấp nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cô giáo Lê Thu Huyền, (Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, khi đọc đề thi năm nay cô và các đồng nghiệp đều nhận định chất lượng tốt, không có vấn đề gây tranh cãi, tường minh. “Nhưng cuối cùng phổ điểm trung bình của môn Lịch sử vẫn thấp nhất”.
Lí giải vì sao dù giáo viên đã nỗ lực nhưng kết quả dạy và học môn Lịch sử vẫn chưa cao, cô Huyền cho rằng, có sự chênh lệch, không đồng đều giữa chất lượng giáo viên các vùng miền. Chưa kể là sự quan tâm dành cho môn Lịch sử trong mỗi nhà trường chưa thỏa đáng. “Các trường có thể bỏ kinh phí đầu tư phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm hay phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho một số môn học rất dễ dàng, nhưng khi nói đến đầu tư cho môn Lịch sử là cân nhắc”.
Cô Hoàng Thị Lan Hương
Cô Hoàng Thị Lan Hương (Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) thì cho biết, ở trường mình môn Lịch sử vẫn được coi trọng nhưng học sinh không còn hứng thú với môn học này nữa mà lựa chọn hướng khác. Sự lựa chọn này phần nhiều đến từ định hướng của gia đình.
“Nhiều phụ huynh cách kỳ thi tốt nghiệp THPT 2-3 tháng đến gặp chúng tôi để nhờ phụ đạo cho con môn Lịch sử, mong đủ điểm qua tốt nghiệp. Thời gian trước đó các em dành cho các môn xét tuyển đại học, chủ yếu là khối thi 3 môn Toán - Ngữ Văn - Ngoại ngữ”.
Đây cũng là thực tế diễn ra tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Theo cô Phạm Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy tốt, học sinh dù có thích thì môn Lịch sử cũng hầu như không liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp nên các em chỉ học đủ điểm để qua môn.
Đồng cảm với những khó khăn của giáo viên, song Bộ trưởng Nhạ yêu cầu không thể để tâm lý “môn phụ” - “môn chính” tiếp tục tồn tại trong các trường phổ thông. Bộ trưởng khẳng định Lịch sử là môn học có vị trí quan trọng ở bậc phổ thông.
“Đội ngũ giáo viên các cấp cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu. Khi thầy cô chuyển động, môn Sử sẽ chuyển động” - Bộ trưởng nói.
Cô Phạm Thanh Huyền
GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định, bản thân môn Sử có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục theo tiếp cận nội dung nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng… dẫn đến học sinh rất sợ.
“Chúng ta dạy Sử theo lối không đối xử với nó như một môn khoa học nên cứng nhắc, giáo điều, mất tính khách quan, học thuộc lòng quá nhiều. Cách dạy tương đối nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động” - GS Giang nhìn nhận.
Tuy nhiên, GS Giang cũng thừa nhận, đổi mới dạy và học không thể nhanh được. “Có độ trễ, sự “đông cứng” trong chính các thầy cô. Phải kiên quyết bỏ lối tư duy “không sự kiện làm sao thành Sử”, chương trình phổ thông mới tới đây phải làm được điều này, phải làm cho học sinh thích Sử”.
Theo GS Giang, cách học và cách thi môn Lịch sử hiện nay có độ chênh đáng kể và kết quả cao hay thấp từ một kỳ thi chưa chắc đã do trình độ học sinh mà còn do đề thi. "Việc ra đề thi mấy năm qua đã tiếp thu rất nhanh, chạy rất nhanh đổi mới nhưng người học vẫn học theo cách cũ nên chưa thích ứng ngay được với đề thi. Cần phải có lộ trình từng bước một".
Để nâng cao vị trí của môn Lịch sử, GS Giang cho rằng phải tạo được tính hấp dẫn.
GS.TS Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên môn Lịch sử chương trình giáo dục phổ thông mới gợi mở, nên có sự thay đổi các môn trong tổ hợp tuyển sinh, môn Lịch sử cần được đưa vào trong nhiều tổ hợp xét tuyển hơn so với hiện nay. “Ví dụ những ngành như du lịch, khách sạn, lữ hành… cần được xét tuyển bằng môn Lịch sử. Khi Lịch sử là một phần quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp, ví trí của môn học sẽ nâng cao hơn”, ông Tung nói.
Sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy
Theo cô Lê Thu Huyền, quan trọng là giáo viên biết lựa chọn kiến thức và cách truyền tải nào tới học sinh.
Mong mỏi lớn nhất của cô cũng như nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử hiện nay là được trang bị các thiết bị hỗ trợ, phần mềm dạy học cần thiết và được tạo môi trường thuận lợi để có động lực giảng dạy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo các vụ, cục chuyên môn trong khi chưa áp dụng chương trình mới thì ngay trong dịp hè này cần rà soát lại chương trình môn Lịch sử ở bậc phổ thông. Những gì bất cập phải bỏ, tiếp cận với chương trình mới, đẩy mạnh đổi mới phương pháp để hạn chế “độ trễ, độ vênh” giữa học và thi, hạn chế thầy cô giảng theo cách cũ trong khi thi đang đổi mới.
Theo Bộ trưởng, đổi mới trước hết phải từ đội ngũ giáo viên và phải tạo động lực cho giáo viên. Bởi nếu giáo viên còn tâm lý “môn chính - môn phụ” thì khó đổi mới được.
“Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo; giáo viên cũng phải bước qua tâm lý này” - Bộ trưởng nêu rõ.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, trong những ngày tới, Bộ sẽ tổ chức hội nghị giám đốc sở GD-ĐT toàn quốc để chỉ đạo những giải pháp nhằm nâng chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế của môn Lịch sử, để ngay trong năm học tới sẽ có chuyển biến rõ nét.
Thanh Xuân
Hơn 70% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Lịch sử
- Hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia, trong đó, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,75 điểm.
" alt="Điểm thi trung bình môn Sử chỉ 4,3, Bộ Giáo dục họp gấp tìm giải pháp" />
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
Người phụ nữ mắc suy thận cầu xin sự giúp đỡTrong quá trình làm xét nghiệm để chữa trị căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, chị Lý được phát hiện bị nhiễm HIV. Chị suy sụp, không biết mình lây nhiễm từ đâu, khi nào." alt="Chỉ có căn nhà lá lụp xụp, mẹ nghèo cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con" />