Desire 530 có màn hình 5 inch 720p, chip 4 nhân Snapdragon 210 1,1GHz, 1,5 GB RAM, 16 GB bộ nhớ lưu trữ cho phép mở rộng qua thẻ microSD. Máy có camera sau 8 MP khẩu độ f/2.4, trong khi camera trước độ phân giải 5 MP khẩu độ f/2.8. Smartphone này hỗ trợ mạng 4G và có pin 2.200 mAh. Máy chạy hệ điều hành Android 6.0 Marshmallow và chế độ tiết kiệm pin Extreme Power Saving.
Desire 630 có cấu hình cao hơn với màn hình 5 inch 720p, chip Snapdragon 400 1,6 GHz, 2 GB RAM, 16 GB bộ nhớ lưu trữ cho phép mở rộng qua khe cắm thẻ microSD, camera sau 13 MP khẩu độ f/2.4, camera trước 5 MP khẩu độ f/2.8. Máy hỗ trợ mạng LTE, pin 2.200 mAh.
Cuối cùng, chúng ta có thêm mẫu HTC Desire 825. Máy có màn hình 5,5 inch 720p, chip Snapdragon 400, 2 GB RAM, 16 GB bộ nhớ và cũng cho phép mở rộng qua thẻ nhớ ngoài. Camera chính của máy có độ phân giải 13 MP quay được video fullHD 1080p; còn camera trước độ phân giải 5 MP. Máy có pin dung lượng 2.700 mAh và chạy Android 6.0 Marshmallow.
HTC hiện chưa tiết lộ giá bán và thị trường máy lên kệ.
Ảnh Desire 530, 630:
Trong bối cảnh số hóa và dịch vụ trực tuyến bùng phát hiện nay, trung tâm dữ liệu (TTDL) được xem là “trái tim” của mỗi doanh nghiệp. Do đó các nhà quản lý mong muốn TTDL của mình phải hoạt động một cách an toàn, liên tục, và ổn định.
Ông Nguyễn Phú Quý - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Truyền thông DTS - một trong những nhà cung cấp dịch vụ TTDL tiên phong tại VN - chia sẻ về thách thức và xu hướng sử dụng TTDL tại Việt Nam hiện nay.
Ông Nguyễn Phú Quý - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Truyền thông DTS |
Triển khai TTDL hiệu quả - Nhiệm vụ ‘sống còn’ của DN
- Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam đang gặp phải những thách thức gì trong việc áp dụng các giải pháp TTDL, thưa ông?
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng TTDL bắt đầu tăng cao từ hai giai đoạn: 2006 - 2008 khi thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh và những năm 2010 đến nay do sự gia tăng các ứng dụng di động, điện toán đám mây...
Ước tính trong 4-5 năm tới số lượng thiết bị kết nối với Internet trên toàn cầu sẽ đạt ngưỡng 50 tỷ, và VN cũng không nằm ngoài xu hướng này với số lượng thiết bị di động và thông minh tăng mạnh hàng năm, kéo theo đó là một nhu cầu khổng lồ về quản lý dữ liệu, thông tin. Do đó, việc triển khai các TTDL hiệu quả sẽ có ý nghĩa “sống còn” đến các doanh nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt, vấn đề quản lý năng lượng tại các TTDL đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ bởi nó giảm bớt các tác hại đến môi trường mà còn giúp đảm bảo giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm gì?
Trước đây, việc sở hữu một hệ thống TTDL riêng (bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm) được xem là ưu tiên hàng đầu. Gần đây, quan niệm này đã thay đổi và thế giới đang đi theo một xu hướng mới: Thuê dịch vụ.
Với hình thức này, người sử dụng TTDL chỉ cần nêu rõ yêu cầu và được nhà cung cấp đáp ứng bằng các dịch vụ được thiết kế riêng biệt, phù hợp với yêu cầu được đưa ra. Hình thức cung cấp dịch vụ đang phát triển hiện nay là ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud).
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay có 6 lý do chính thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê TTDL: Giảm chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành; Thiếu đội ngũ vận hành TTDL chuyên nghiệp; Giảm chi phí đầu tư máy chủ, phần mềm; Tập trung toàn bộ nhân lực vào công việc kinh doanh; Tăng cường tính ổn định, an ninh của thông tin dữ liệu; Tương thích với các yêu cầu quản lý TTDL theo chuẩn quốc tế.
TTDL chuẩn xanh
- Giải pháp về hạ tầng TTDL của DTS có gì nổi bật và cải tiến so với giải pháp của các hãng khác ở Việt Nam?
Các giải pháp TTDL của DTS là một hệ thống tích hợp toàn diện, gồm nhiều cấu phần khác nhau cần có của một TTDL như không gian và tủ rack, nguồn điện, hệ thống làm mát, hệ thống cáp, hệ thống an toàn và bảo mật, cùng trung tâm giám sát - NOC.
Đặc biệt, TTDL của DTS ứng dụng các giải pháp hạ tầng nổi bật từ tập đoàn Schneider Electric (được biết đến rộng rãi trên thị trường giải pháp công nghệ thông tin với thương hiệu APC) giúp tăng cường việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tối ưu hóa vận hành TTDL, gồm kiến trúc về hạ tầng trung tâm dữ liệu InfraStruxure, hệ thống điều hòa chính xác Inrow kết hợp với hệ thống cấp nguồn - UPS Symmetra theo kiến trúc mô-đun giúp mở rộng dễ dàng theo nhu cầu, và hệ thống cô lập khí lạnh/khí nóng cũng như hệ chữa cháy bố trí linh hoạt.
Nhờ áp dụng những giải pháp này, TTDL của DTS đảm bảo tới 99,99% mức độ sẵn sàng (nghĩa là thời gian ngắt hoạt động chỉ ở mức 5 phút/năm), ổn định với tính năng bảo mật cao.
Các gói dịch vụ cho thuê TTDL của DTS cũng được thiết kế một cách đa dạng, linh hoạt, tiện sử dụng. Trên cơ sở tư vấn của DTS, khách hàng sẽ được lựa chọn gói dịch vụ riêng phù hợp với ngân sách và nhu cầu.
Các giải pháp hạ tầng nổi bật từ tập đoàn Schneider Electric được DTS ứng dụng nhằm tăng cường việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tối ưu hóa vận hành TTDL |
- Theo ông, một TTDL “chuẩn” trong tương lai cần có những đặc điểm gì? Đâu là định hướng phát triển của DTS nhằm xây dựng những TTDL này?
TTDL là những thiết bị tiêu tốn điện năng nhất, tổng lượng điện tiêu thụ của các TTDL trên toàn cầu một năm ngang bằng với lượng điện tiêu thụ của 30 nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn. Vì thế cần phải áp dụng ngay các giải pháp xanh hóa TTDL để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời tiết kiệm đáng kể lượng điện và chi phí tiêu thụ, hướng đến sự phát triển xanh & bền vững.
Nhằm cung cấp những giải pháp TTDL theo đúng chuẩn “xanh”, DTS dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với những đơn vị cung cấp giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực này như Schneider Electric và đầu tư thêm các trang thiết bị tiện nghi như: hệ thống camera giám sát thông minh, hệ thống giám sát môi trường để đáp ứng được các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, góp phần vào việc giữ gìn môi trường luôn xanh và sạch.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ, DTS sẽ đầu tư phát triển hệ thống truyền thông hội tụ, đồng thời đưa ra các giải pháp, sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng cloud nhằm đáp ứng thêm nhiều nhu cầu của khách hàng.
Thu Hằng
" alt=""/>Trung tâm dữ liệu cho thuê: xu hướng mới cho doanh nghiệpCông ty CP Xuất khẩu phần mềm Tinh Vân - Tinhvan Outsourcing thuộc Tập đoàn Tinh Vân vừa chính thức khai trương Công ty chi nhánh tại Nhật Bản, với tên gọi Công ty cổ phần Xuất khẩu Phần mềm Tinh Vân Nhật Bản (Tinhvan Outsourcing Japan) vào hôm nay, ngày 18/11/2016.
Văn phòng của Tinhvan Outsourcing Japan được đặt ở Tokyo - một trong những trung tâm kinh tế lớn của thế giới, có địa chỉ tại 1003, Tầng 10, Tòa nhà Aios Gotanda Ekimae, 1-11-1 Nishi-Gotanda, Shinagawa-ku, Tokyo 141-0031.
Phát biểu tại lễ khai trương Tinhvan Outsourcing Japan, ông Hoàng Tô, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tinhvan Group cho biết, thị trường Nhật Bản đang đặc biệt thuận lợi cho các công ty làm gia công phần mềm của Việt Nam. Tuy chưa thể so sánh với Trung Quốc hay Ấn Độ về năng lực quản trị, hiệu suất và công nghệ, nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Bộ Thương mại Nhật Bản, có tới 30% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ mong muốn hợp tác với các công ty Việt Nam, trong khi con số này chỉ là 22% đối với Ấn Độ và 20% với Trung Quốc.
Cũng theo nhận định của ông Hoàng Tô, Việt Nam hiện mới chiếm được xấp xỉ 6% tổng doanh thu outsource từ Nhật Bản. FPT Japan đã rất thành công ở thị trường này với mức tăng trưởng cao trong 11 năm liên tục từ khi thành lập.
“Tham gia thị trường muộn hơn, Tinhvan Outsourcing Japan sẽ phải thiết lập một chiến lược cạnh tranh riêng. Theo đó, chúng tôi không chỉ chú trọng vào mảng offshore và cung cấp nhân công giá rẻ, mà sẽ mở thêm thị trường cho các giải pháp phần mềm vốn là thế mạnh của Tinh Vân. Không dễ dàng bán được trực tiếp những sản phẩm trọn gói cho một thị trường khó tính như Nhật, nhưng Tinh Vân hoàn toàn có thể tận dụng được nhiều kiến thức ngành đã tích lũy trong các dòng sản phẩm của mình để cộng hưởng với mảng gia công truyền thống”, ông Hoàng Tô chia sẻ.
Ông Nguyễn Ích Vinh, Tổng giám đốc Tinhvan Outsourcing cho hay, ý tưởng mở văn phòng tại Nhật Bản đã được nhen nhóm từ những ngày đầu tiên khi Công ty xác định Nhật Bản là thị trường quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp mình.
" alt=""/>Mở công ty chi nhánh tại Nhật, Tinhvan Outsourcing muốn tăng trưởng 80%