Lịch sử của Volkswagen gắn liền với nền công nghiệp và sức mạnh kinh tế của nước Đức sau Thế chiến II. Bên cạnh thương hiệu xe Volkswagen, Tập đoàn Volkswagen còn sở hữu cả các thương hiệu như Skoda, Cupra, Bentley, Porsche và Audi.
Trong thời gian gần đây, thương hiệu nổi tiếng này tỏ ra chậm chạp trong quá trình điện hoá sản phẩm, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất mới nổi, đặc biệt là các hãng xe Trung Quốc.
Trong thông báo vào ngày 28/10 từ trụ sở chính của Volkswagen tại Wolfsburg, người đứng đầu tổ chức công đoàn Volkswagen tại Đức, Daniela Cavallo cho biết, kế hoạch đóng cửa các nhà máy đã được báo cáo tại Hội nghị công nhân và người lao động trước đó.
"Tập đoàn muốn đóng cửa ít nhất 3 nhà máy Volkswagen, thu hẹp quy mô tất cả các nhà máy còn lại, thoái vốn khỏi các lĩnh vực không cốt lõi và trên hết, sẽ cắt giảm lương đáng kể đối với số lượng các nhân viên còn lại”, bà Daniela Cavallo nói.
Cũng theo bà Cavallo, Volkswagen còn đang cân nhắc cắt giảm lực lượng lao động tại các nhà máy vốn vẫn đang hoạt động tại Đức. Điều này có nghĩa là hãng phải cắt giảm sản xuất.
Gunnar Kilian, một thành viên Hội đồng quản trị, tuyên bố: “Nếu không có các biện pháp tổng thể để lấy lại khả năng cạnh tranh, chúng tôi sẽ không thể chi trả cho các khoản chi phí đáng kể như tiền lương và duy trì hoạt động sản xuất trong tương lai”.
Volkswagen từ chối bình luận về chi tiết kế hoạch và nói rằng hãng sẽ chỉ làm như vậy khi cả công ty và công đoàn cùng đồng tình. Tuy nhiên trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo tập đoàn này cho biết do sự sụt giảm của nhu cầu thị trường ô tô, trong khi cạnh tranh ngày càng tăng mạnh mẽ đã dẫn đến việc tập đoàn phải tái cơ cấu hoạt động sản xuất và lực lượng nhân sự như vậy.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Wolfgang Büchner - người phát ngôn của thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, những quyết định quản lý sai lầm có thể là nguyên nhân khiến Volkswagen gặp khủng hoảng và người lao động chắc chắn bị liên lụy. Do vậy, mục tiêu hiện nay là duy trì và đảm bảo việc làm cho họ.
Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức, đóng góp 564 tỷ euro (610 tỷ USD), cho nền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô của Đức cũng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất Đức đã bán được khoảng 4,3 triệu ô tô vào năm 2021.
Trong vài năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng xe điện sản xuất trong nước thay vì xe nhập khẩu. Điều này khiến nhu cầu đối với xe Đức sụt giảm nghiêm trọng.
Đức là nền kinh tế duy nhất trong 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới có mức dự báo tăng trưởng âm trong năm nay. Theo đó, nền kinh tế số 1 châu Âu này có thể sẽ giảm 0,2% vào năm 2024 (dự báo trước đó là tăng trưởng 0,3%).
Theo The Guardian, The Sun
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Trang tin Al Alarabiya dẫn thông cáo từ WFP cho biết, khu vực phía bắc tỉnh Baghlan là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ quét khi riêng tại đây số người thiệt mạng đã lên tới 300 người và hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy hay hư hại.
“Theo thông tin của chúng tôi, có 311 người thiệt mạng, 2.011 ngôi nhà bị phá hủy và 2.800 công trình bị hư hại ở tỉnh Baghlan”, Rana Deraz, quan chức phụ trách truyền thông của WFP tại Afghanistan, nói.
Phát ngôn viên chính quyền Afghanistan Zabihullah Mujahid trong bài đăng trên mạng xã hội X hôm 11/5 đã xác nhận thông tin lũ quét xảy ra ở tỉnh Baghlan. “Hàng trăm đồng bào của chúng tôi không thể chống chọi trước những trận lũ thảm khốc như vậy. Hơn nữa, thiên tai đã phá hủy tài sản của người dân và gây thiệt hại kinh tế đáng kể”, ông Mujahid viết.
Jan Mohammad Din Mohammad, một người dân sống tại thủ phủ Puli Khumri của tỉnh Baghlan kể rằng, ngôi nhà của ông đã bị nước lũ cuốn trôi.
“Gia đình tôi đã cố chạy lên nơi có địa hình cao hơn (khi lũ tới). Lúc trời quang mây tạnh, chúng tôi trở về nhà và không còn gì hết. Tất cả tài sản và nhà cửa của tôi đã trôi mất. Tôi không biết phải đưa gia đình mình đi đâu”, ông Mohammad buồn bã nói.
Điều này buộc MU phải tìm kiếm nhân tố mới, khi thị trường chuyển nhượng mùa Đông mở cửa.
![]() |
MU đàm phán lấy Odriozola |
Mục tiêu hiện nay của MU là Alvaro Odriozola, cầu thủ không thuộc kế hoạch của Real Madrid.
MU từng cử trinh sát theo dõi Odriozola khi anh còn ở Sociedad.
Odriozola gia nhập Real Madrid mùa Hè 2018, nhưng không cạnh tranh được vị trí với Dani Carvajal.
Mùa trước, cầu thủ 24 tuổi này được cho Bayern Munich mượn, và thi đấu rất ít vì liên tục dính chấn thương.
Kể từ đầu mùa giải 2020-21, Odriozola tiếp tục gặp chấn thương dai dẳng, mới chỉ có 1 trận đấu cho nhà ĐKVĐ La Liga.
Real Madrid đang nhận được nhiều đề nghị chuyển nhượng Odriozola, và sẵn sàng để cầu thủ người xứ Basque ra đi nhằm cải thiện tài chính khó khăn vì Covid-19.
MU hiện bắt đầu tiến hành thảo luận về chi phí chuyển nhượng với đội bóng thủ đô Madrid, và chi phí không thực sự cao.
Odriozola nổi bật trong khả năng tấn công, mang lại nhiều giải pháp chiến thuật để Wan-Bissaka được giảm tải.
Cung cấp lịch thi đấu và phát sóng trực tiếp trận MU vs Man City, ở vòng 12 Ngoại hạng Anh 2020-2021.
" alt=""/>MU chiêu mộ Odriozola, hàng thải Real Madrid