“Tiếng súng nổ chói tai, và chúng tôi nghe thấy tiếng nổ khắp nơi. Tôi đã kiểm tra khu nhà chính nằm phía trên phòng cấp cứu, và dường như binh sĩ Israel chưa tiến vào đó. Dù vậy, tôi không biết rõ tình hình ở những tòa nhà khác, nơi trú ẩn của các bệnh nhân và dân thường phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn”, ông Mokhallalati nói.
Mokhallalati cho hay, ông và nhiều người khác không biết quân đội Israel sẽ làm gì họ. “Tôi không rõ quân đội Israel sẽ có những hành động gì. Tất cả những lời tuyên truyền xoay quanh bệnh viện Al-Shifa đều dối trá. Bọn họ và chúng tôi đều biết rằng không có gì ở Trung tâm y tế Al-Shifa. Sự sợ hãi của dân thường tại đây bắt nguồn từ việc họ không biết binh sĩ Israel sẽ có hành động gì. Tình hình rất tệ, và chúng tôi cố gắng an ủi mọi người”, bác sĩ Mokhallalati nói thêm.
Trong thông cáo được Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đưa ra trước đó, các binh sĩ của lực lượng này đã mở hoạt động quân sự trong bệnh viện Al-Shifa. Cũng theo thông cáo này, Israel “đang trong một cuộc chiến với Hamas, không phải với người dân Gaza”.
Dự kiến trong tháng 2/2022, đoàn công tác của UBND TP.HCM do Phó Chủ tịch Lê Hoà Bình làm trưởng đoàn sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện cải tạo, xây mới chung cư cũ tại TP.HCM.
Về kinh phí tạm cư cho các hộ dân tại các chung cư cũ bị hư hỏng, nguy hiểm phải di dời để phá dỡ, cải tạo hoặc xây dựng mới, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan thống kê, tổng hợp số liệu và thống nhất nguồn kinh phí.
Đối với kinh phí cưỡng chế để di dời các hộ dân tại các chung cư xuống cấp nguy hiểm, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị báo cáo cụ thể. Việc tổng hợp số liệu 2 nguồn kinh phí nói trên phải được thực hiện trong tháng 2/2022.
Sau khi làm việc với Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng tổng hợp, tham mưu để ban hành văn bản hướng dẫn triển khai các dự án cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn.
Mục tiêu cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ tại TP.HCM khó đạt tiến độ vì nhiều vướng mắc. |
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2022, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng đối với 6 chung cư cũ với quy mô 2.928 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng là 243.910,7m2.
Trong 6 chung cư xuống cấp, có 2 chung cư cũ cấp D, tức cấp nguy hiểm, quy mô 360 căn hộ. 4 chung cư cũ còn lại thuộc giai đoạn trước, hiện đã tháo dỡ và đang hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng, quy mô 2.568 căn hộ.
4 chung cư đã hoàn tất di dời dân gồm: Chung cư 128 Hai Bà Trưng, Q.1, quy mô 200 căn hộ, do Công ty CP Phát triển nhà Châu Á Thái Bình Dương làm chủ đầu tư; Chung cư 23 Lý Tự Trọng, Q.1, quy mô 160 căn hộ, do Công ty CP Địa ốc Downtown làm chủ đầu tư;
Chung cư 239 Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, quy mô 268 căn hộ, do Công ty TNHH T.A.M làm chủ đầu tư; và lô IV – VI Chung cư Thanh Đa, quy mô 1.750 căn hộ, do Công ty CP Phát triển nhà Thanh Đa làm chủ đầu tư.
Hai chung cư còn lại nằm tại Q.Tân Bình, gồm: Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ có quy mô 374 căn hộ do Công ty CP Đức Khải Tân Bình làm chủ đầu tư; và Chung cư 251 Hoàng Văn Thụ quy mô 176 căn hộ do Công ty CP Đầu tư xây dựng Tân Bình làm chủ đầu tư.
Trong khi Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ vẫn còn đang thực hiện thủ tục giao đất thì Chung cư 251 Hoàng Văn Thụ đã bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng quy mô đối với 246 chung cư cũ.
Tháng 7/2021, Sở Xây dựng có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định danh mục dự án thuộc chương trình đầu tư công dự kiến thực hiện giai đoạn 2021 – 2025 và đăng ký điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2021.
Tuy nhiên, đến nay các sở ngành vẫn chưa thống nhất việc bố trí nguồn vốn thực hiện. Điều này dẫn đến mục tiêu cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ của TP.HCM khó thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Sau gần 50 năm đưa vào sử dụng, cụm 8 chung cư lô số, Cư xá Thanh Đa đã xuống cấp, mất an toàn. Hai lô chung cư trong số này đã tháo dỡ, được giao đất để xây mới.
" alt=""/>TP.HCM sắp làm việc với Bộ Xây dựng về cải tạo, xây mới chung cư cũTrong vụ tấn công diễn ra ở Ukraine hôm 7/11, 40N6 lần đầu tiên đạt đến độ cao cực đại trước khi lao xuống mục tiêu định trước. Quỹ đạo bay mang lại cho tên lửa “cả khả năng tấn công vượt trội và khả năng hạ gục các mục tiêu ở độ cao thấp”.
Theo Sputnik, 40N6 có thể dùng cho hệ thống phòng không S-400 và S-500 tân tiến hơn. Mẫu tên lửa do Nga mới phát triển này được quảng cáo có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cách xa tới 380km, bất kể đang di chuyển ở trên cao hoặc dưới thấp. Bộ phận dẫn đường tích hợp cho phép phóng 40N6 vào các mục tiêu nằm ngoài tầm hoạt động của trạm radar chuyên dụng thuộc đơn vị phóng.
Nhà phân tích quân sự Nga Dmitry Kornev giải thích, các radar thông thường luôn gặp khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa đến như vậy. Trong trường hợp của 40N6, vấn đề đã được khắc phục thông qua “thứ gọi là chỉ định mục tiêu do một hệ thống khác cung cấp khả năng radar cho tên lửa này”.
“Ví dụ, một máy bay A-50 phát hiện mục tiêu và chuyển thông tin này đến một trung đoàn phòng không phóng tên lửa. Tên lửa tuân theo chỉ dẫn này sau khi rời bệ phóng dù chưa 'nhìn thấy' mục tiêu và chỉ bay theo hướng đó. Tên lửa cuối cùng sẽ phát hiện, khóa mục tiêu và lao tới để tiêu diệt”, ông Kornev nói.
Nhà phân tích quân sự đánh giá, sự xuất hiện của 40N6 đã tăng gấp đôi tầm bắn hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga, vốn trước đây không vượt quá phạm vi 150km do các vấn đề trong việc thu thập thông tin về mục tiêu.
Ông Kornev kể đã tận mắt chứng kiến tên lửa 40N6 có thể nhắm bắn hầu như mọi mục tiêu thù địch trên không, bao gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa hành trình và hệ thống radar tầm xa trên không. Sử dụng mẫu tên lửa này giúp “rồng lửa” S-400 tăng đáng kể khả năng đánh chặn thành công hàng loạt mục tiêu ở khoảng cách xa.
Ông Kornev quả quyết, phương Tây không có những hệ thống như vậy, “ít nhất vào thời điểm hiện tại”. Theo ông, thực tế này một phần vì các kỹ sư phương Tây dường như chưa bao giờ được cấp trên giao nhiệm vụ thiết kế một tên lửa như 40N6.