Theo hồ sơ pháp lý của dự án, Công ty Pacific - Hòa Bình có trụ sở chính tại thôn Lão Nội, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy. Người đại diện pháp luật của Công ty Pacific - Hòa Bình là bà Phan Thanh Hà (sinh năm 1986, thường trú tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) làm Chủ tịch công ty.
![]() |
Tỉnh Hoà Bình đề xuất chuyển đất lúa làm dự án tâm linh 3.000 tỷ đồng tuy nhiên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết dự án này chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét (Ảnh: Google map). |
Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 11/10/2016, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 20/11/2018.
Ngày 18/11/2016 tức hơn 1 tháng sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Hòa Bình.
Sau đó, dự án được đổi tên thành dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy theo yêu cầu của Ban thường vụ tỉnh ủy Hoà Bình để phản ánh rõ hơn vị trí, phạm vi ranh giới của dự án (tránh gây nhầm lẫn là đồ án quy hoạch của cả tỉnh).
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Một thành viên viên Pacific - Hòa Bình là thành viên của Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Tập đoàn Thái Bình Dương). Tập đoàn được thành lập từ năm 2001 do ông Phan Văn Quý làm chủ tịch HĐQT.
Thông tin tại website của Tập đoàn Thái Bình Dương (địa chỉ thaibinhduong.vn) hiện tập đoàn có 7 công ty thành viên chủ yếu hoạt động ở Bình Thuận và Hoà Bình trong đó có Công ty Pacific - Hòa Bình. Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chính của Tập đoàn gồm: Công nghiệp, tổng thầu và bất động sản.
Theo giới thiệu, Tập đoàn Thái Bình Dương là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn có quy mô nghìn tỷ. Tập đoàn làm chủ đầu tư một số dự án nhiệt điện như Sơn Mỹ 1 (BOT); dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng hay cảng quốc tế Vĩnh Tân.
Tập đoàn Thái Bình Dương còn là chủ của hàng loạt dự án lớn trên "đất vàng" Hà Nội và TP.HCM. Có thể kể đến như Khu biệt thự Vườn Dừa tại Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM. Tại Hà Nội, Tập đoàn Thái Bình Dương có các dự án như Khu biệt thự cao cấp Hồ Tây, Tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ và văn phòng Hoàng Thành Tower tại địa chỉ số 114 Mai Hắc Đế.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Thái Bình Dương có dự án Khu du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng Hương Sơn (Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư là 4.600 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có dự án cáo treo Hương Bình nằm tại địa phận huyện Lạc Thủy, Hòa Bình và huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ: Bộ Quốc phòng lưu ý gì?
Liên quan đến dự án khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, trước đó Bộ Quốc Phòng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình trả lời về việc xin ý kiến địa điểm, ranh giới và nội dung đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy.
Theo đó, Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hoà Bình về địa điểm quy hoạch và sử dụng khu đất có diện tích khoảng 121,59ha tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ để thực hiện dự án.
![]() |
Phối cảnh dự án Khu du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Ảnh: Công thông tin điện tử huyện Mỹ Đức). |
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư không được liên doanh, liên kết với nước ngoài (cả Việt Kiều); không được sử dụng lao động là nước ngoài để thực hiện dự án. Nếu thay đổi chủ đầu tư phải có ý kiến thoả thuận của Bộ Quốc phòng, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thực hiện nghiêm các quy định trong triển khai dự án.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới của dự án tại thực địa và giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến quốc phòng trong khu vực để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng.
Chính phủ chưa xem xét Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc chuyển đổi diện tích trồng lúa trên 10ha đều phải xin ý kiến Thủ tướng, những dự án lớn như Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy phải có ý kiến tham mưu, đề xuất, đánh giá của các cơ quan bộ, ngành trung ương. “Ngày 10/9/2019, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chuyển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét. Như vậy, dự án của tỉnh Hoà Bình hiện nay chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét” – ông Dũng khẳng định. Đồng thời nhấn mạnh: “Báo chí đưa thông tin như vậy rất tốt vì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác là việc được quy định rất nghiêm ngặt”. |
Theo đề xuất của nhà đầu tư, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy được chia thành 2 phân khu. Phân khu 1 diện tích sử dụng đất khoảng 81ha xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình; đường giao thông, khuôn viên cây xanh; xây dựng công viên làng du lịch Việt Nam; xây bảo tàng nguồn cội; xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ và xây dựng các công trình thương mại dịch vụ. Phân khu 2 rộng 38,9ha xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Sau khi đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy dự kiến đón khoảng 10.000 lượt khách/ngày, tương đương khoảng 3.000.000 lượt khách/năm. |
Hồng Khanh
Tỉnh Hoà Bình đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.
" alt=""/>Bà chủ 8X làm khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ ở Hoà BìnhHành vi xây dựng sai phép này của chủ đầu tư chung cư Oriental Plaza xuất phát từ sự “ưu ái” của Sở Xây dựng TP.HCM trong việc điều chỉnh quy hoạch dự án nhiều lần.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 21/1/2009, Sở Xây dựng TP.HCM có Quyết định số 13/QĐ-SXD-PTN (Quyết định số 13) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Oriental Plaza cho Công ty TNHH Đông Phương Phát. Tổng diện tích sàn xây dựng được duyệt là 154.136,2m2, quy mô 946 căn hộ.
Đến tháng 10/2012, Sở Xây dựng ra Quyết định số 74 điều chỉnh Quyết định số 13, cho phép chủ đầu tư tăng diện tích sàn xây dựng từ 154.136,2m2 lên thành 159.437m2, tăng tổng số căn hộ từ 946 lên 1.136 căn.
Thế nhưng chỉ 2 tháng sau, Sở Xây dựng lại có quyết định, huỷ bỏ Quyết định số 74, đề nghị chủ đầu tư “liên hệ cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung do thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc”.
Tháng 7/2015, Sở Xây dựng lại ban hành tiếp Quyết định số 40 điều chỉnh Quyết định số 13, trong đó cho phép chủ đầu tư tăng tổng diện tích sàn xây dựng lên 159.437m2 và 1.136 căn hộ.
Tiếp đó, tháng 4/2016 Sở Xây dựng có Quyết định số 473 điều chỉnh Quyết định số 13, theo đó chủ đầu tư Oriental Plaza lúc này là Công ty Sơn Thuận.
Ngày 5/1/2017, Thanh tra Sở Xây dựng có văn bản chấp thuận cho Công ty Sơn Thuận liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được xem xét điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án đầu tư do chủ đầu tư này đã thi công xây dựng sai thiết kế được phê duyệt.
“Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ban hành văn bản này mà Công ty Sơn Thuận không được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án thì phải chấp hành nghiêm quyết định xử phạt hành chinh trong hoạt động xây dựng…”, văn bản của Thanh tra Sở Xây dựng nêu.
Mặc dù chủ đầu tư Oriental Plaza đã xây dựng sai phép, tuy nhiên ngày 15/3/2017 Sở Xây dựng lại có Quyết định số 361 điều chỉnh Quyết định số 13 tại dự án Oriental Plaza, tổng diện tích sàn xây dựng tại dự án lúc này còn 158.930,85m2.
Tháng 8/2017, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư đưa công trình Oriental Plaza vào sử dụng với điều kiện Công ty Sơn Thuận phải theo dõi, khảo sát và đánh giá các vết nứt trần tầng hầm, cảnh báo các vị trí không an toàn…
Chưa nộp tiền sử dụng đất bổ sung
Theo văn bản số 4284/STNMT-QLĐ của Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 4/5/2018, phòng sinh hoạt cộng đồng và nhà trẻ tại tầng trệt chung cư Oriental Plaza hiện Công ty Sơn Thuận sử dụng vào mục đích thương mại – dịch vụ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
![]() |
Công ty Sơn Thuận không còn hoạt động tại địa chỉ 250 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3 |
Cụ thể, nhà sinh hoạt cộng đồng được chuyển từ tầng trệt lô B lên tầng kỹ thuật lô D. Còn nhà trẻ tại tầng trệt và lửng lô B lên tầng 2 và tầng kỹ thuật lô B.
Tầng kỹ thuật tại chung cư Oriental Plaza đúng ra phải bố trí bể bơi và khu kỹ thuật nhưng Công ty Sơn Thuận đã sử dụng làm phòng spa, phòng gym, bi da, phòng làm việc của ban quản lý dự án, phòng sinh hoạt cộng đồng và nhà trẻ.
Tại tầng 3 chung cư Oriental Plaza, cơ quan chức năng phát hiện Công ty Sơn Thuận bố trí thêm 7 căn hộ. Tầng 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 và 22, mỗi tầng bố trí thêm 4 căn hộ so với quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án.
Về tiền sử dụng đất, theo Sở TN&MT, trước đây nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất của khu đất thực hiện dự án Oriental Plaza được xác định theo chỉ tiêu quy hoạch vào năm 2006 và 2007 (chiều cao xây dựng từ 12 – 13 tầng) của Sở Quy hoạch – Kiến trúc và nay đã thay đổi (22 tầng). Thế nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện nộp bổ sung tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trả lời cư dân Oriental Plaza trong văn bản ngày 16/3/2019, Công ty Sơn Thuận đã “đổ lỗi” cho Sở TN&MT rằng đơn vị này đã chọn được đơn vị tư vấn để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung nhưng vẫn chưa xúc tiến các công việc tiếp theo cho công ty được đóng tiền.
“Công ty vẫn chưa nhận được lý do chính xác cho việc chậm thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung và cấp chủ quyền mặc dù đã gửi văn bản và đi làm việc đến cả Sở TN&MT và UBND TP”, văn bản của Công ty Sơn Thuận nêu.
Để làm rõ những nội dung trên, PV VietNamNet đã đến liên hệ với Công ty Sơn Thuận theo địa chỉ đăng ký tại số 250 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3. Tuy vậy, nhân viên lễ tân toà nhà cho biết công ty này đã chuyển địa điểm đi đâu không rõ từ vài năm nay.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đây, khu đất hơn 22.000m2 tại số 685 (trước đây là số 10) Âu Cơ P.Tân Thành, Q.Tân Phú được cấp cho Công ty CP Dệt kim Đông Phương sử dụng. Năm 2006, Bộ Tài Chính cho công ty này chuyển mục đích 17.136m2 (chưa trừ lộ giới) để lập dự án đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng theo quy hoạch. Ngày 27/5/2008, Sở TN&MT đăng ký biến động đổi tên người sử dụng đất thành Công ty TNHH BĐS Đông Phương Phát do nhận góp vốn mà hình thành pháp nhân mới với diện tích đất góp vốn là 15.801,1m2. Phần diện tích 1.332,9m2 phạm vi lộ giới giao UBND quận Tân Phú và các cơ quan liên quan quản lý, còn 5.000m2 phải chuyển giao cho UBND TP. Khu đất xây dựng dự án Oriental Plaza trước đây nằm trong phạm vi điều tra của vụ án liên quan đến ông Lê Thành Công (Cựu Giám đốc Công ty CP Dệt kim Đông Phương) khi góp vốn quyền sử dụng đất vào Công ty Sơn Thuận, tên cũ là Công ty TNHH BĐS Đông Phương Phát. Nhóm cổ đông của công ty hiện nay đã nhận chuyển nhượng lại dự án qua nhiều nhóm cổ đông khác. |
Đoàn thanh tra tỉnh Bình Dương phát hiện dấu hiệu vi phạm trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị Tân Phú, tuy nhiên do các vi phạm này vượt quá thẩm quyền nên chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra.
" alt=""/>Xây 'lụi' 43 căn hộ ở Oriental Plaza: Sở Xây dựng ưu ái chủ đầu tư?An toàn là hàng đầu
Trước hết, NS BlueScope Việt Nam triển khai, nghiêm túc thực hiện mô hình Zero Harm (không tai nạn lao động) ngay tại các nhà máy sản xuất.
![]() |
Theo đó, bất cứ nhân viên nào cũng có quyền từ chối khi thấy công việc do cấp quản lý giao cho mình thực hiện không được bảo đảm an toàn. Người lao động sau khi được tuyển dụng sẽ trải qua các lớp học về làm việc an toàn, được đào tạo để thay đổi hành vi làm việc an toàn hơn.
Ngoài ra, BlueScope cũng đưa ra những quy định như: việc thi công công trình không được đánh đổi sự an toàn để lấy tiến độ, người quản lý không được gây áp lực cho nhân viên dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động… Kết quả là, trong hơn 20 năm BlueScope hoạt động tại Việt Nam hầu như không có vụ tai nạn lao động lớn nào xảy ra.
Cùng với xem trọng an toàn lao động tại nhà máy, BlueScope có các hành động cụ thể thực hiện an toàn cho cộng đồng. Cụ thể, khi hàng hóa được xuất khỏi nhà máy, các xe chở hàng được cân tải trọng để đảm bảo chở đúng tải trọng cho phép nhằm góp phần bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ.
Đồng thời, các xe vận chuyển hàng hóa cũng được chằng buộc, che chắn đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông, không che khuất tầm quan sát của các phương tiện tham gia giao thông.
Triển khai giá trị xanh cho cộng đồng
Với cam kết về cách triển khai các giá trị xanh cho cộng đồng, BlueScope cũng có những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Với các đối tác, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy, BlueScope phối hợp với các nhà tư vấn để khách hàng hiểu những giá trị đem lại từ thực hiện công trình xanh. Thông qua những sản phẩm do BlueScope cung cấp, các doanh nghiệp đạt chứng chỉ công trình xanh LEED (Hoa Kỳ), đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu…
Việc các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa cộng đồng khi họ đóng góp cho việc cải thiện hiệu ứng đảo nhiệt đô thị đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Ngoài ra, BlueScope còn thường xuyên phối hợp với các trường đại học có chuyên ngành xây dựng, kiến trúc để tổ chức các hội thảo về công trình xanh nhằm trang bị những kiến thức cho sinh viên. Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên đến thăm những dự án, nhà máy đạt tiêu chuẩn công trình xanh nhằm giúp các sinh viên bồi đắp thêm những hiểu biết thực tế, giúp họ rất nhiều khi ra trường, hành nghề sau này.
Tiết kiệm năng lượng
Tại BlueScope, tiết kiệm năng lượng luôn được nâng lên là một hoạt động trọng tâm, đặc biệt là tại các khâu sử dụng năng lượng tại nhà máy. Đối với bộ phận bảo trì và tiết kiệm năng lượng, việc lên kế hoạch để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng như điện, nước, gas... là hoạt động vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên bảo trì ở Bluescope đang nghiên cứu ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm giúp công ty thực hành tiết kiệm năng lượng. Ngoài việc bảo trì, lắp đặt các thiết bị điện, các thông số kỹ thuật còn được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với điều kiện và công nghệ khác nhau, nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và góp phần giảm chi phí sản xuất.
Sắp tới, BlueScope sẽ tiếp tục thực hiện các dự án dựa trên tiêu chí tiết kiệm năng lượng góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường …
Đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện
Với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, toàn thể lãnh đạo, nhân viên BlueScope luôn ý thức trách nhiệm vì cộng đồng và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động.
Đơn cử, dịp trước tết Bính Thân vừa qua, gần 400 nhân viên của BlueScope đã rất nhiệt tình, hòa đồng cùng các hoạt động thiện nguyện tại 8 trường học tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại các trường, không chỉ thuần thục với các bài hát, điệu nhảy cùng các em nhỏ mà họ còn say sưa truyền dạy cho các em kiến thức về an toàn, vệ sinh học đường để các em cùng có ý thức bảo vệ sự an toàn cho mình, góp phần làm xanh, làm sạch đẹp ngôi trường và giúp ích cho cộng đồng…
BlueScope đang triển khai ý tưởng tặng mái lợp, hướng dẫn kỹ thuật lắp dựng mái lợp cho người dân ở vùng nhiều giông lốc để giúp họ không những khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra mà còn có thể đảm bảo được sự an toàn cho gia đình mình và cộng động trước những diễn biến bất thường của thời tiết.
Hồng Sơn
" alt=""/>4 hoạt động vì cộng đồng của BlueScope