Webtoons mang lại làn sóng mới cho ngành truyện tranh. Ảnh: The Korea Times.
Alex R. Carr, CEO về phát triển xuất bản tại Tapas Entertainment cho biết: "Một thập kỷ rưỡi trước, mọi người đều nói về việc chuyển từ bản in sang kỹ thuật số. Bây giờ thì ngược lại".
Các nhà xuất bản đều cho rằng sự phổ biến của truyện tranh trực tuyến đi kèm với lượng khán giả được tích hợp sẵn. Thông tin về lượng độc giả và mức độ tương tác của họ cũng dễ dàng được tính toán dựa trên số liệu của các nền tảng số.
Chiara Tognetti, một chuyên gia về bản quyền quốc tế chuyên đại diện cho các nhà xuất bản Đông Á, cho biết: "Đây (kho truyện tranh trực tuyến) chính là nguồn nội dung khổng lồ”.
Truyện tranh trên web cũng đang có lượng độc giả ngày càng tăng và đa dạng, đặc biệt là thu hút người hâm mộ nữ và cung cấp nhiều lựa chọn nội dung cho cộng đồng LGBTQ+. Vì ít có sự kiểm soát hơn đối với những người sáng tạo mới khi xuất bản trên các nền tảng này, nên truyện tranh web cũng là nơi những tài năng mới xuất hiện.
Andrea Colvin, Giám đốc biên tập tại nhà xuất bản Little, Brown Ink cho biết: “Tôi thích sự tự do mà những người sáng tạo có được khi kể những câu chuyện họ không thể kể trên giấy in. Không chỉ vì chúng kỳ quặc hơn hoặc mơ mộng hơn, mà còn vì chúng không cố gắng nhồi nhét vào những khuôn khổ cũ”.
Với sức hút của các đầu truyện tranh web, việc cạnh tranh để mua bản quyền những tác phẩm hay cũng rất khốc liệt. Khi Colvin lần đầu tiên tìm kiếm truyện tranh trên web để mua, bà cho biết: “Trong số 10 truyện tranh hàng đầu tôi muốn mua, 8 trong số chúng đã có hợp đồng xuất bản”.
Rich Young, Giám đốc sáng tạo và phát triển kinh doanh tại nhà xuất bản Ablaze đồng tình: “Có nhiều người chơi hơn trên thị trường và ngày càng cạnh tranh hơn”.
Khác với các nhà xuất bản khác, Ablaze tập trung vào việc tìm kiếm những viên ngọc ẩn, đặc biệt là trong thế giới truyện tranh Hàn Quốc trên web. Đầu truyện tranh bán chạy nhất của Ablaze cho đến nay là bản in truyện tranh võ thuật trên web The Breakercủa Jeon Geuk-Jin và Park Jin-Hwan, với tổng doanh số cho đến nay là khoảng 50.000 bản. Phần tiếp theo, The Breaker: New Waves, sẽ phát hành vào tháng 2 năm tới.
Rebecca Taylor, Giám đốc biên tập tại Inklore, thì nhắm vào những bộ truyện phục vụ đối tượng độc giả chính của họ là người hâm mộ thể loại lãng mạn - kỳ ảo và thân thiện với người đồng tính.
Bà tận dụng sự minh bạch của các nền tảng webtoon với cách tiếp cận dựa trên số liệu. Taylor giải thích: “Khi tôi nhận được công việc này, điều đầu tiên tôi làm là vào trang web sáng tác truyện của người hâm mộ Archive of Our Own, xem qua toàn bộ đầu truyện tranh trên web, liệt kê ra những đầu truyện gốc có nhiều truyện ăn theo và đối chiếu với số lượng độc giả thực tế”. Mục tiêu của Taylor là “tìm kiếm các đầu truyện vừa nhận được nhiều sự chú ý và vừa được tương tác nhiều từ người hâm mộ”.
![]() |
Lượng độc giả trực tuyến của webtoon tạo đà cho xuất bản truyện tranh. Ảnh: PW. |
Inklore tin rằng cách tiếp cận chi tiết của mình sẽ mang lại hiệu quả. Họ đã in hơn 100.000 bản truyện Under the Oak Tree, một tác phẩm lãng mạn của Suji Kim với các cộng sự, được phát hành trực tuyến trên Manta.
Trong quá trình in ấn, các nhà xuất bản và biên tập viên cũng liên tục điều chỉnh cách tiếp cận khi chuyển từ hình thức hiển thị trực tuyến theo thanh cuộn dọc trên web sang bố cục trang trên giấy in.
Deanna McFadden, Phó chủ tịch chiến lược xuất bản tại Webtoon cho biết: "Điều thực sự thú vị về cuộn dọc là nó không có ranh giới. Tuy nhiên, có những hạn chế đối với dạng trang in".
Giống như nhiều nhà xuất bản truyện tranh khác, Webtoon hiện thuê các nhà thiết kế để phác thảo truyện tranh khi được chuyển thể thành sách in.
Colvin nhấn mạnh rằng các biên tập viên phải tìm hiểu nội dung của từng tác phẩm một. Bà so sánh Hooky, truyện giả tưởng dành cho mọi lứa tuổi của Miriam Bonastre Tur được chuyển thể thành sách in với bố cục trang chặt chẽ theo từng hành động còn cuốn Lore Olympuslãng mạn của Rachel Smythe thì được thiết kế với các trang mở tạo không gian cho sự lãng mạn nồng cháy.
Kaitlin Ketchum, Giám đốc biên tập tại Ten Speed Graphic, lưu ý rằng hầu hết họa sĩ truyện tranh xuất bản trên web đều không hề nghĩ tới kế hoạch xuất bản in trong quá trình sáng tác. Bà cho biết: "Nhiều truyện tranh trên web được viết thành các phần và chúng không phù hợp với dạng sách".
Truyện tranh trên web cũng thường dài và do đó một hợp đồng bản quyền có thể bị kéo thành một hợp đồng dài hạn đối với một nhà xuất bản. Ketchum cho biết: "Trung bình, chúng tôi thấy rằng một đầu truyện web 20-25 tập sẽ phù hợp với một cuốn sách. Nhưng đôi khi bạn tiếp cận với một đầu truyện tranh, thấy đã có 213 tập và vẫn đang tiếp tục".
Ví dụ, đầu truyện Blades of Furry(Little, Brown Ink, dự kiến ra mắt tháng 5/2025), sẽ dài 512 trang và những tập tiếp theo thậm chí còn sẽ dày hơn sau đó.
Hiểu được sự tương tác trực tuyến rất quan trọng đối với doanh số bán hàng, nhà xuất bản Difference Engine có trụ sở tại Singapore đang tìm cách gia tăng điều đó bằng các chiến lược quảng cáo mới. Nhằm thu hút độc giả tới với ấn bản in của truyện tranh Tiger Girls, dự kiến ra mắt vào tháng 5/2025 tại Singapore, sau đó là triển khai ra quốc tế, Difference Engine triển khai một chiến dịch truyền thông xã hội với nhiều bản phác thảo hậu trường, bối cảnh về các huyền thoại châu Á truyền cảm hứng cho truyện tranh và các câu hỏi và trả lời của các nhà sáng tạo Felicia Low-Jimenez và Claire Low.
Tại Tapas và Webtoon, những người đăng ký đọc truyện tranh sẽ được thông báo khi bản in ra mắt. Ví dụ, ngay khi mùa đầu tiên của truyện tranh trực tuyến Rainbowcủa Angel and Sunny Gloomkết thúc, Tapas đã sẵn sàng công bố các tập sách in đầu tiên.
Còn Inklore thì khai thác lại các cộng đồng người hâm mộ mà họ từng tiếp cận khi tìm hiểu sở thích để mua bản quyền truyện tranh. Taylor chia sẻ: “Bạn có thể chia sẻ điều đó với người hâm mộ vì họ đang ở trên cùng một nền tảng. Khi họ nói rằng họ muốn bản in của tác phẩm nào đó, bạn có thể nói với họ: ‘Đây rồi’ .”
Và khi các nhà xuất bản tìm kiếm những cách thức độc đáo để tiếp thị các bộ truyện tranh in, họ nhận ra rằng chính những người sáng tạo là công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất. Theo Colvin, những người sáng tạo sử dụng kênh tương tác của họ để "đưa độc giả đến với sách in và điều đó tạo ra sự khác biệt rất lớn".
"Là một người sáng tạo, bạn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến người hâm mộ của mình so với tôi, với tư cách là một nhà xuất bản", Trotman cũng nhận định.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Webtoon thay đổi cuộc chơi ngành truyện tranhDo vậy, khi ở giữa một đám đông hoảng loạn, bạn cần phải biết cách để bảo toàn tính mạng, bạn cần phải có sự chuẩn bị và nằm lòng một số phương pháp cơ bản.
3 nguyên nhân chính dẫn đến tử vong
Các khảo sát về nguyên nhân tử vong của những nạn nhân trong những vụ đám đông hoảng loạn cho thấy có 3 nguyên nhân chính sau đây:
Chết vì ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu).
Chết vì bị chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau).
Chết vì bị giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người).
Cũng theo khảo sát, nạn nhân thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi.
Những chuẩn bị khi tham dự sự kiện đông người
Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây trước khi quyết định tham gia sự kiện:
- Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia
- Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
- Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
- Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
- Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện
- Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.
- Khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.
- Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy.
Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.
Nhận biết mối nguy hiểm
Việc đầu tiên khi đến khu vực có đám đông bạn cần quan sát, lưu ý tất cả các lối thoát ở địa điểm ngay khi đến nơi. Làm quen với môi trường xung quanh và xác định các lối ra thay thế. Sẽ nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm khi chúng ta đã biết lối thoát nằm ở đâu.
Nhận biết địa hình nơi mình đang đứng. Bởi khi đám đông di chuyển trên mặt đất ẩm ướt, mấp mô hoặc trơn trượt, gần ao hồ... sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị ngã, rơi.
Hãy nhận biết bầu không khí chung của sự kiện, cảnh hỗn loạn thường có thể được dự báo trước. Nếu bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nên xem xét rời khỏi đó.
Cách sống sót trong đám đông hoảng loạn
Bình tĩnh, kiểm soát sự sợ hãi
Nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.
Tìm chỗ trốn
Nếu mối nguy chỉ đến từ đám đông (trừ lũ lụt, hỏa hoạn...), hãy tìm một nơi có thể trú tạm vào đó. Chui vào nhà hoặc tủ quần áo, nếu ở ngoài, hãy tìm cách leo lên cây, nóc xe hoặc bất cứ thứ gì cao lớn để trèo lên, tự bảo vệ mình khỏi sức càn quét của đám đông.
Tiếp tục di chuyển
Nếu không thể tìm được chỗ trốn tạm thời, hãy tiếp tục di chuyển. Bạn thì không nên chống lại, không cố gắng đi ngược chiều, không đứng im hoặc ngồi xuống, bởi như thế sẽ bị xô ngã và bị giẫm đạp. Chỉ cần vấp ngã giữa cơn hỗn loạn, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.
Nếu bị ngã, cần nhanh chóng đứng dậy, không thể đứng dậy được thì di chuyển bằng cách bò cùng hướng với đám đông. Điều đó cũng không làm được thì hãy nằm cuộn tròn người lại theo tư thế thai nhi.
Để tay trước ngực
Bị rơi vào giữa đám đông thì việc cần làm của bạn ngay lúc này là để tay trước ngực giống như một võ sĩ quyền anh để bảo vệ ngực và dễ dàng di chuyển hơn.
Tránh những điểm chết
Điểm chết là những khoảng trống hạn chế "dòng chảy" của đám đông. Ví dụ đơn giản như lối vào, hành lang hẹp, cầu thang bộ... Dù được tạo ra để thoát hiểm, các lối thoát thân khẩn cấp cũng dễ dàng trở thành điểm chết nếu hàng chục, hàng trăm người cùng lúc đi vào gây tắc nghẽn. Đây là lý do phổ biến gây ra tử vong trong những đám cháy có báo động, đừng cố gắng chen lấn vào những lối thoát đã chật cứng người.
Cách di chuyển
Về cơ bản, con người là loài động vật bản năng và làm theo thói quen hoặc đám đông. Trong mọi cuộc hỗn loạn, gần như tất cả sẽ cố gắng thoát thân qua lối mà họ đã đi vào. Cách di chuyển là theo đường chéo và luôn luôn có khoảng không gian mở giữa người với người nên phải chớp thời cơ, tận dụng để di chuyển sang bên, dần tiến ra ngoại vi.
Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.
Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
Cuối cùng, hãy ghi nhớ rằng chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy bình tĩnh để phán đoán và hành động chính xác nhất.
(Tổng hợp)
" alt=""/>Cách thoát khỏi đám đông hoảng loạn như ở thảm kịch Itaewon Hàn QuốcTiếp nối tập sách Người xưa cảnh tỉnh - thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX(viết chung cùng Trần Văn Chánh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM 2018, tái bản 2024), tác giả Vương Trí Nhàn tiếp tục cho ra mắt tập phiếm luận Cái vội của người mình để nói về thói hư tật xấu của người Việt.
Đây là kết quả của nhiều năm quan sát đời sống hàng ngày của tác giả, được ông khái quát lên thành những nội dung bằng kinh nghiệm của một người có hơn bốn mươi năm viết văn, viết báo và làm công tác nghiên cứu, xuất bản.
Đây cũng là kết quả của quá trình khai thác ba nguồn tư liệu chính của tác giả. Một là việc tìm hiểu và giải thích thói hư tật xấu lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội mà tác giả tìm ở đó nhiều gợi ý. Hai là những công trình nghiên cứu khoa học xã hội soi rọi những vấn đề về người Việt, xã hội Việt mà tác giả dành thời gian để học hỏi.
Ba là những cuốn sách nghiên cứu triết học, xã hội học… như Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Các giá trị đạo đức trong phát triển kinh tế…đã mang lại cho tác giả những gợi ý sâu sắc.
Cái vội của người mình gồm 80 bài phiếm luận về thói hư, tật xấu của người Việt hiện đại, được nhóm thành 5 chủ đề lớn, tương ứng với 5 phần của cuốn sách.
Ở mỗi chủ đề lớn, tác giả không chỉ chỉ ra hàng loạt thói hư tật xấu người Việt, mà còn phân tích, thảo luận, làm rõ hơn từng thói hư tật xấu này. Cách làm này của tác giả (đi từ cái chung đến cái riêng), không chỉ giúp người đọc nắm bắt được những nội dung / vấn đề mang tính hệ thống, mà còn giúp họ có được cái nhìn cụ thể, chi tiết về từng thói hư tật xấu.
Ví dụ như trong chủ đề “Những thói hư tật xấu bộc lộ trong làm ăn kiếm sống, đi lại, các hoạt động nghề nghiệp”, tác giả liệt kê một loạt thói hư tật xấu như: suy thoái đạo đức trong kinh doanh (khôn ranh, lọc lừa, thấy làm gì kiếm tiền được là làm, kiếm sống bằng bất cứ giá nào, làm bậy bất chấp pháp luật), thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, giỏi kiếm ăn chứ không giỏi nghề, mạnh ai nấy sống, hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý…
Từ đó, tác giả phân tích (giải phẫu), thảo luận (phiếm đàm), làm rõ những thói hư tật xấu này như một căn tính / đặc tính / căn bệnh trầm kha khó chữa của người Việt (nói cách khác là chỉ ra những lý do thâm căn cố đế khiến chúng ta khó thay đổi) .
Chẳng hạn khi nói về tật xấu kiếm sống bằng bất cứ giá nào, tác giả cho biết, thời chiến tranh, ở ta có người coi kho còn phá cả một cỗ máy chỉ để lấy mấy cái vít. Còn ngày nay, để kiếm sống, người ta làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể có hại cho người xung quanh, hoặc tàn phá môi trường đến mức độ như thế nào.
Người ta rải đinh trên đường cao tốc, bán đủ loại rau củ quả vừa phun thuốc trừ sâu, đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ. Rồi người ta chặt phá rừng vô tội vạ, mua bán bằng cấp và chức sắc, kê đơn cho bệnh nhân toàn những thứ thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng…
Hay nói về thói hư tật xấu (tình trạng / thực trạng) thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, tác giả cho rằng con người thời nay suy thoái so với thời ngày xưa ở sự lỏng lẻo trong mối quan hệ với công việc, nói cách khác là sự kém cỏi trong chất lượng công việc mà họ hoàn thành, điều này dẫn đến người ở ta chỉ có một trình độ nghề nghiệp loàng xoàng.
Tác giả viết “Có lẽ không nước nào nhiều cơ sở sản xuất như nước ta, hàng hóa chỉ được mẻ đầu, càng về sau càng hỏng. Nhiều con đường mới làm đã nứt vỡ toe toét. Đình chùa tu bổ ngày một lai căng xa lạ…”.
Theo tác giả, căn nguyên của tình trạng có phần “lộn xộn” trên không chỉ là do sự dễ dãi thiếu chuẩn mực cùng sự kém cỏi của những người cầm trịch, mà còn do sự tha hóa của người lao động. Nhiều người thiếu hẳn sự tha thiết với công việc hàng ngày, vốn là lẽ sống của mình”.
Tương tự, ở các chủ đề: “Những bất cập trong thói quen sinh hoạt, trong đời sống tinh thần mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ người với người hàng ngày”; “Những di lụy quá khứ đồng thời trong mỗi thói hư tật xấu đều mang dấu vết thời đại”; “Những hạn chế kéo dài trong tổ chức và quản lý xã hội”, tác giả cũng liệt kê hàng loạt thói hư tật xấu.
![]() |
Tác giả Vương Trí Nhàn. Ảnh: FBNV. |
Có thể kể đến như: Lối sống buông thả vô độ, thói vung vít, lãng phí, sự cạnh tranh đến mức tàn bạo, lối ứng xử thô bạo trong đời sống, tâm lý cầu may, cầu lợi, tính ráo hoảnh, vô cảm, cái vội (lối sống nhanh, sống gấp) của người Việt hiện đại…
Nói về thói hư tật xấu ứng xử thô bạo trong đời sống, tác giả sách lấy một ví dụ một người nước ngoài đã nhận xét cách đi xe máy của dân mình mang nhiều tính cách bạo lực, nghĩa là luôn luôn trong tư thế muốn chèn ép nhau, đối đầu nhau, ai liều lĩnh chịu chơi hơn thì chiến thắng.
Không chỉ chỉ ra thói hư tật xấu của dân mình, trong cuốn sách tác giả còn đưa ra cái nhìn khái quát về những thói hư tật xấu để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.
Chẳng hạn nói về cái vội của người mình, tác giả không chỉ chỉ ra những tác động có phần tiêu cực của “một nhịp sống gấp gáp, gấp gáp đến liều lĩnh, vội vàng đến bất cần, công việc cứ rối tung cả lên mà vẫn chẳng việc gì ra việc gì”, mà còn tìm cách giải thích vì sao chúng ta lại sống vội như vậy.
Đồng thời, tác giả cũng vận dụng 3 thủ pháp kinh điển là lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong, lấy người nói ta (những thủ pháp này cũng được ông sử dụng xuyên suốt trong cuốn sách) để chỉ những giá trị, lợi ích sống chậm, sống hài hòa đem lại.
Hay trong cuốn sách, từ kinh nghiệm của bản thân và quan sát những gì gần gũi xung quanh, tác giả còn chỉ ra quá trình tha hóa, quá trình đánh mất những gì tốt đẹp ở mỗi con người. Theo tác giả đây là một phần di sản của lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, mà những người đi sau có thể sáng suốt hơn, không còn đánh mất mình, trở nên hữu ích hơn.
Bình luận về cuốn sách và phong cách phiếm luận của tác giả Vương Trí Nhàn, họa sĩ Nguyễn Quân viết: “Thảo luận trí tuệ thú vị cũng có thể chỉ là một thú tiêu khiển cho đỡ buồn tay. Cái lạ là dọn vườn quét rác tâm lý tùm lum như vậy mà đọc xong chẳng thấy bi quan, bị chấn thương gì... Bởi rác ấy, chấn thương ấy xưa đã có, đâu cũng có, người ta cũng có... nó chỉ là chuyện nhân văn. Thế gọi là thể phiếm đàm có ích”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Cái nhìn trực diện về thói hư tật xấu của người Việt hiện đại