
Mặt trước của giấy đăng ký xe thật có phóng đại 30 lần thì hoa văn nền vẫn liên tục và sắc nét. Với giấy đăng ký giả, khi phóng đại thì hoa văn bị đứt đoạn, có nhiều hạt mực khác nhau nằm đan xen. Chủ xe có thể dùng thủ thuật phân biệt này với smartphone hoặc kính lúp.
Trong các quy định của pháp luật về công tác văn thư đều nêu rõ: Không được sử dụng bút chì, bút màu đỏ hay những loại mực dễ phai màu để ký trên hợp đồng, văn bản. (Theo quy định của khoản 5, điều 10 Nghị định 110/2004 NĐ-CP).
Vậy nên những giấy tờ quan trọng đều được cơ quan có thẩm quyền dùng mực xanh. Việc này để giúp phân biệt loại mực bút chữ ký và mực máy in, scan.
Ngoài ra, bạn có thể dùng mắt thường quan sát nét của chữ ký và con số. Thông thường, chữ ký sẽ có nét tưa mực. Vì mực không khô nhanh, nó sẽ thấm theo từng thớ giấy. Cần quan sát tỉ mỉ mới phát hiện ra được. Khi làm giả giấy tờ, chữ ký được scan hoặc in nên nét mực sẽ rất hoàn hảo, không có vết tưa.
Còn các con số khung máy, biển đăng ký, nếu được cấp bởi cơ quan Nhà nước dãy số thường sẽ không được thẳng hàng và khá rời rạc. Vì các con số được dùng dấu lăn chứ không phải in ấn thông thường. Còn giấy tờ giả thì được làm bằng công nghệ scan, in ấn nên các con số sẽ thẳng hàng.
Với các giấy tờ thật, bạn để ý sẽ thấy một đường chéo từ góc dưới bên trái chạy lên góc trên bên phải ở mặt sau. Có thể dùng ánh sáng từ đèn để soi hoặc nhìn nghiêng qua ánh mặt trời.
Trên các trang thương mại điện tử, loại đèn UV (đèn soi tiền giả) được bày bán rất phổ biến. Bạn có thể dùng đèn này trực tiếp chiếu vào giấy tờ xe. Nếu thấy hình quốc huy nổi lên rõ ràng thì giấy tờ là hàng thật.
" alt=""/>Cách nhận biết giấy đăng ký xe thật và giảNăm nay, tôi được một cậu bạn thân tên H. ngỏ ý cho mượn xe để về quê, đó là một chiếc Daewoo Lacetti số sàn đời 2008. Bạn tôi mới đổi sang một chiếc xe 7 chỗ nên "thừa" chiếc cũ này, do đó tôi được hưởng sái. Cậu bạn này chơi với tôi từ thời cấp 3, rất thoáng tính và cũng đã rất nhiều lần giúp đỡ vợ chồng tôi.
Thực tế thì với gia đình 4 người đi về 2 quê nếu có được một chiếc xe để chủ động đi lại trong mấy ngày Tết thì không còn gì bằng. Tuy nhiên tôi lại vừa mừng vừa lo bởi chiếc xe đã khá "cọc cạch", lại dùng số sàn nên khó điều khiển. Dù bạn tôi đi thường xuyên và chăm chút tốt nhưng dù sao vẫn là xe cũ, mà tôi lại ít biết về kỹ thuật xe nên sẽ lắm rủi ro trên đường.
Ngoài ra, còn lý do tế nhị khác đó là cậu bạn tôi ở cách nhà tôi không xa, nếu đi xe của bạn về quê ăn Tết kiểu gì người quen, bạn bè rồi hàng xóm sẽ "lời ra tiếng vào", rằng tôi mượn xe của H. à?... mà tôi và vợ tôi đều không thích điều này.
Hiện đã khá cận Tết rồi nhưng vợ chồng tôi vẫn phân vân việc có nên mượn xe bạn hay cả nhà lại thuê taxi về cho "lành".
Độc giả Nguyễn Văn Chung (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có quan điểm thế nào về câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Tin bài cộng tác, xin gửi về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trước đó, tháng 8/2022, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi diện tích đất 6.274,5m2 đất tại số 33 Nguyễn Du, số 34, 36 và 42 Chu Mạnh Trinh, Q.1 của Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn).
UBND TP.HCM yêu cầu Công ty Việt Hân Sài Gòn bàn giao diện tích 6.274,5m2 đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố, đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai và nghĩa vụ khác cho Nhà nước.
Liên quan đến các khu “đất vàng” nói trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã có kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi có thông tin phản ánh sai phạm cùng khiếu nại của các hộ dân.
Cụ thể, năm 2010, sau khi được UBND TP.HCM giao đất số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Q.1 thực hiện dự án bất động sản, Vinafood 2 đã liên kết, góp vốn với Công ty Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn.
Công ty Việt Hân Sài Gòn dự kiến xây dựng dự án tổ hợp khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại tại các khu đất trên.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, giai đoạn 2015 – 2016, Vinafood 2 đã nhiều lần cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Vinafood 2 đã không thực hiện phương án sắp xếp lại 4 cơ sở nhà, đất để trình cơ quan thẩm quyền thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vinafood 2 tự ý liên kết với Công ty Việt Hân, không lập thủ tục liên kết, góp vốn trình cơ quan thẩm quyền thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, dù UBND TP.HCM, Bộ Tài chính và các cơ quan khác đã có nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu Vinafood 2 xây dựng phương án thoái vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn nhưng doanh nghiệp này không thực hiện.
Tháng 11/2015, Vinafood 2 chuyển nhượng 4 cơ sở nhà, đất trên cho Công ty Việt Hân Sài Gòn. Sau khi chuyển nhượng xong và nhận đủ tiền, Vinafood 2 báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp thuận cho triển khai nhanh việc xử lý nhằm khắc phục thua lỗ trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Vinafood 2 không lập phương án bồi thường, hỗ trợ, di dời 34 hộ dân đang sinh sống tại cơ sở nhà, đất 33 Nguyễn Du, 34-36 Chu Mạnh Trinh, Q.1 để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trong khi đó, theo Thanh tra Chính phủ, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng thư thẩm định giá trị tài sản đảm bảo hơn 7.000 tỷ đồng của dự án "The Golmark Premium Tower" để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng lúc cho 7 doanh nghiệp khác vay hơn 6.000 tỷ đồng.
Dự án The Golmark Premium Tower là dự án Công ty Việt Hân Sài Gòn “tự vẽ” trên các khu đất số 33 Nguyễn Du, số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh, Q.1. Bởi công ty chưa lập thủ tục đầu tư dự án, không có quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền.
Từ kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND TP.HCM thu hồi 4 cơ sở nhà, đất của Công ty Việt Hân Sài Gòn.