Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc (ngồi bên trái) và Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Chiều nay, ngày 5/3, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT và Cục Trẻ em - Bộ LĐTB&XH đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng.
Trong phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin nhận định, trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm, sống trên môi trường mạng nhiều giờ mỗi ngày, thay đổi hoàn toàn cách các em học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ cha anh.
Bối cảnh trên đòi hỏi chúng ta phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng; bảo vệ, hỗ trợ trẻ em cũng như trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng.
Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và chính phủ các quốc gia đã và đang đưa ra những quy định, khuyến nghị, hướng dẫn, các biện pháp để toàn xã hội cùng chung tay trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Luật Trẻ em, Luật An ninh an toàn, an ninh mạng, Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Bộ TT&TT được giao trách nhiệm chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về bảo vệ thông tin cá nhân, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng”.
“Chúng tôi hy vọng việc ký kế hoạch phối hợp về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Cục Trẻ em của Bộ LĐTB&XH và Cục An toàn thông tin của Bộ TT&TT sẽ tạo cơ sở vững chắc cho công tác giữa hai cơ quan đạt kết quả thiết thực trong năm 2020 và những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Thành Phúc chia sẻ.
" alt=""/>Cục An toàn thông tin “bắt tay” Cục Trẻ em hỗ trợ trẻ tương tác an toàn trên mạngViệt Nam đã công bố khỏi bệnh cho 223 trường hợp Covid-19, chiếm 83,2% tổng số ca mắc. 45 trường hợp còn lại đang điều trị có 16 người về từ nước ngoài.
Hầu hết các bệnh nhân còn đang điều trị đều có sức khoẻ ổn định. Trong đó, 9 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính nCoV và 12 ca cũng đã âm tính lần đầu.
Về tình hình 3 bệnh nhân Covid-19 nặng, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân 19 đã có tiến triển, tiêu hóa được, không sốt. Bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được can thiệp thở máy, ECMO (kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể) hiện không sốt, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, ngưng lọc máu. Trường hợp nặng còn lại là bệnh nhân 161 hiện cũng đang có những diễn tiến tích cực.
Ngày 22/4, Việt Nam công bố khỏi bệnh cho 7 trường hợp Covid-19, trong đó có 6 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 (bao gồm bệnh nhân 184, bệnh nhân 215, bệnh nhân 216, bệnh nhân 227, bệnh nhân 246, bệnh nhân 266).
Trường hợp còn lại được ra viện chiều nay là bệnh nhân 252, bé trai 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh. Tất cả các trường hợp này sẽ được chuyển sang khu cách ly, tiếp tục theo dõi sức khỏe đủ 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
Cả nước hiện còn cách ly, theo dõi sức khoẻ gần 67.022 người, trong đó 358 người đang cách ly tập trung tại bệnh viện; 18.263 người đang cách ly tập trung tại cơ sở khác; 48.401 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Với 268 trường hợp Covid-19, Việt Nam hiện đứng thứ 119 trong tổng số 212 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch.
Nguyễn Liên
Chiều 22/4, 6 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở Việt Nam lên 222 trường hợp.
" alt=""/>6 ngày liên tiếp không có ca Covid
Tuổi thơ của bé Phát vốn không hạnh phúc đủ đầy, bố mẹ ly hôn khi bé mới tròn 1 tuổi, bé ở với mẹ. Cậu bé vẫn ăn ngoan, ngủ ngoan, chơi vui cùng các bạn và được bao bọc trong tình yêu vô bờ bến của mẹ nên ai cũng hy vọng một tương lai xán lạn phía trước.
Tháng 5/2014, tin sét đánh bất ngờ ập đến. Trong một lần đưa con trai đi khám bệnh tại BV Nhi TƯ, chị Đinh Phương Thảo choáng váng khi bác sĩ thông báo bé Phát mắc ung thư nguyên bào thần kinh - tế bào ác tính phát triển từ các mô thần kinh gần tủy sống.
![]() |
Trải qua nhiều đợt truyền hoá chất, tóc cậu bé chỉ còn lơ thơ |
Tờ kết quả trên tay nhoè đi, chị ôm mặt khóc, ngỡ ngàng, đau xót, tự hỏi sao cuộc đời có nhiều bất công đến thế.
Nén nước mắt, chị tự nhủ phải mạnh mẽ gấp nhiều lần để con có chỗ dựa. Chị đưa con vào BV Nhi TƯ điều trị.
Những ngày đầu ở bệnh viện, do còn quá nhỏ, chưa hiểu thế nào là ung thư nên bé vẫn vui tươi, đùa nghịch cùng các các bạn. Rời bệnh viện về trường, Nam Phát vẫn luôn là học sinh thông minh, ngoan ngoãn, được thầy cô, bạn bè rất mực yêu quý.
Nhưng thời gian vô lo nghĩ không kéo dài. Lên lớp 3, cậu bé bắt đầu nhận thức được căn bệnh của mình khi các cơn đau liên tiếp ập đến do tế bào ác tính đã di căn tủy. Một lần nữa, chị Thảo suy sụp, đôi vai gầy run rẩy khi mất hết hy vọng.
Đúng lúc ấy, Nam Phát lại mạnh mẽ, an ủi mẹ: “Mẹ yên tâm con sẽ cố gắng điều trị và học thật giỏi để mẹ không phải lo lắng!”.
![]() |
Nhưng lúc nào Nam Phát cũng lạc quan, mạnh mẽ, thường xuyên động viên mẹ |
Thương mẹ, những lúc đau đớn, Phát cũng không dám kêu, chỉ hỏi mẹ: “Mẹ ơi mẹ có loại thuốc nào cho con uống để ngủ mãi mãi không mẹ?”. Kéo con vào lòng, nước mắt chị Thảo lăn dài trên má.
Cứ thế, 2 mẹ con nương tựa vào nhau, chiến đấu với bệnh tật qua hết 4 mùa, từ năm này sang năm khác. Đến 2017, chị Thảo chuyển con trai sang BV K điều trị.
Dù tuân thủ rất tốt phác đồ điều trị, sức khoẻ từng tiến triển tốt lên nhưng hiện tại, tế bào ung thư đã di căn vào xương của bệnh nhi.
Do phải chăm con ở viện, thời gian đi làm ngắt quãng nên thu nhập của chị Thảo không được bao nhiêu. Cô con gái lớn vừa đỗ ĐH thương mẹ nên đi làm thêm phụ giúp kinh phí để mẹ chăm em.
Nghẹn ngào thương con, chị Thảo chia sẻ: “Suốt 6 năm qua, tôi khóc rất nhiều nhưng con thì dũng cảm, không bao giờ khóc, kể cả sau những đợt hoá trị, xạ trị đau đớn. Ở trường và ở viện, các bạn đều rất khâm phục gọi con là chiến binh nhí”
Con là cuộc sống của chị, nhìn con đau, chị ước gì có thể đau thay con, chỉ mong có phép màu nào đấy, để chị được ôm con, ở cạnh con thật lâu...
Thúy Hạnh
- Cậu con trai độc nhất ra đi khi mới tròn 20 tuổi. Người cha già thẫn thờ không một giọt nước mắt lặng nhìn con rồi quyết định làm điều phi thường.
" alt=""/>Bé trai 6 năm chiến đấu ung thư: 'Có thuốc nào cho con ngủ mãi không?'