Trải qua vòng sơ khảo và bán kết tại 6 thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, ban tổ chức đã chọn ra 41 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết.
Tại đêm chung kết, trải qua phần thi trình diễn áo dài và trang phục dạ hội, Ban tổ chức đã lựa chọn 5 thí sinh vào vòng thi ứng xử gồm: Nguyễn Trần Vân Đình (Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2, TP. Hồ Chí Minh), Lê Thị Tường Vy (Trường ĐH Nam Cần Thơ), Lê Thị Phương Đoan (Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh), Lê Thị Vy (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Nguyễn Võ Phương Thúy (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân).
Phần thi ứng xử giúp Lê Thị Tường Vy (Trường ĐH Nam Cần Thơ) đã xuất sắc giành vương miện Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020.
Với phần bày tỏ quan điểm về hiện tượng antifan trên mạng xã hội, nữ sinh Lê Thị Tường Vy (Trường ĐH Nam Cần Thơ) đã xuất sắc giành vương miện Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020. Cùng với vương miện, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020 nhận được giải thưởng trị giá 200 triệu đồng.
Ông Huỳnh Tấn Việt (Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối Cơ quan T.Ư) và anh Bùi Quang Huy -(Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam) trao giải Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020 cho nữ sinh Lê Thị Tường Vy, Trường ĐH Nam Cần Thơ.
Danh hiệu Á khôi 1 và Á khôi 2 thuộc về các thí sinh Nguyễn Trần Vân Đình (Trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở 2, TP.Hồ Chí Minh) và Lê Thị Phương Đoan (Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh) với giải thưởng trị giá 100 triệu đồng và 50 triệu đồng.
Ngoài danh hiệu Á khôi 1, Nguyễn Trần Vân Đình còn là chủ nhân giải “Nữ sinh viên hùng biện Tiếng Anh”.
Anh Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam trao danh hiệu Á khôi 1 cho Nguyễn Trần Vân Đình (Trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở 2, TP.Hồ Chí Minh).
Bà Lê Thị Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ báo chí-người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Anh Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam trao danh hiệu Á khôi 2 cho Lê Thị Phương Đoan (Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh).
Ba cô gái đẹp nhất Chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2020
Ngoài ra, giải “Nữ sinh viên được bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội” thuộc về thí sinh Vũ Thị Trang. Thí sinh Lương Thị Tú Anh giành giải “Nữ sinh viên tài năng”. Giải “Nữ sinh viên tình nguyện vì cộng đồng” được trao cho Lương Kỳ Duyên. Thí sinh Nguyễn Khánh Ly đoạt giải “Nữ sinh viên mặc trang phục áo dài đẹp nhất”.
Thanh Hùng
Bí quyết chinh phục học bổng 6,6 tỷ của cô học trò 'không nổi trội'
Giành được học bổng hơn 6,6 tỷ đồng trong 4 năm đến Mỹ, nhưng Ngọc Anh nói em từng khá lo khi hồ sơ không có thành tích này, giải thưởng kia. Điều em thuyết phục hội đồng tuyển sinh là chứng minh được ‘mình là người thế nào’.
" alt="Ngắm nhan sắc hoa khôi sinh viên Việt Nam 2020" />
Cùng với việc xây dựng, phát triển mạng lưới chuyển đổi số quốc gia và cấp bộ, tỉnh, cần lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1.000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này sẽ tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tổ chức đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến mở về kỹ năng chuyển đổi số để tổ chức các khoá đào tạo trực tuyến mở về kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng CNTT cho đông đảo công chức, viên chức, người lao động và người dân.
Đưa kiến thức, kỹ năng số vào hệ thống từ tiểu học đến đại học
Để giải quyết một cách căn cơ bài toán nhân lực cho chuyển đổi số, nhất là phát triển xã hội số, cần triển khai giáo dục kiến thức, kỹ năng số trong cơ sở giáo dục các cấp. Mục tiêu cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 lần lượt là 50% và 90% tổng số cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các môn học giáo dục về kỹ năng số, công nghệ số và giáo dục STEM/STEAM/STEAME.
Với nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, chuyển đổi số, cần đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số và xã hội số. Mở các chuyên ngành mới và tăng chỉ tiêu đào tạo kỹ sư, cử nhân trong các trường đại học, cao đẳng và kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật về: công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, IoT, Blockchain...; kỹ thuật ứng dụng công nghệ số; kinh tế số như quản trị số, kinh doanh số...; xã hội số như truyền thông số, quản trị xã hội số...
Tiên phong trong làn sóng mới
Từ khi được ban hành đến nay mới chỉ hơn 6 tháng, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai đã tạo nên một làn sóng chuyển đổi số sâu rộng khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước. Trong tiến trình đó, các đơn vị đều đánh giá phát triển nhân lực chuyển đổi số là việc cấp bách, là nền tảng quan trọng.
Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh Lê Ngọc Hân cho biết, tỉnh đã được tham mưu đưa chương trình đào tạo chuyển đổi số trở thành chương trình đào tạo có tính chất thường xuyên, hàng năm với cán bộ, công chức, viên chức từ cấp xã, phường trở lên. Chuyển đổi số sẽ trở thành một trong những học phần bắt buộc, nằm trong chương trình đào tạo chung dành cho các cán bộ từ cấp thôn, bản, xã, phường cho đến huyện, thị.
Thái Nguyên cũng xác định đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới. Tỉnh sẽ chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác với Đại học Thái Nguyên để đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều cơ sở đào tạo xác định chuyển đổi số chính là “chuyển đổi trường đại học thành quốc gia số thu nhỏ”, với tinh thần nghĩ ngược, làm ngược, thay đổi hoàn toàn cách thức dạy, học cũng như đánh giá, ai cũng có cơ hội học tập suốt đời.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã và sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, mở thêm các ngành đào tạo mới có lai ghép ICT. Ngay trong năm 2020, Học viện đã đổi mới chương trình Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, mở mới 2 ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa (Định hướng robotic), Công nghệ tài chính (Fintech). Hiện trường đang tiếp tục xây dựng chương trình để tiến tới mở mới 2 ngành Kỹ thuật dữ liệu và IoT trong năm 2021. Logistic và Báo chí số là những ngành học sẽ tiếp tục được nghiên cứu để mở trong tương lai gần.
Ở cấp độ quốc gia, một trong sáu nội dung hợp tác chính giữa Bộ TT&TT với Bộ GD-ĐT là phối hợp đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra nhân lực CNTT, nhân lực chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Tổng Thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) Nguyễn Thị Thu Giang nhấn mạnh: Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, công tác đào tạo nhân lực ICT của các trường buộc phải thay đổi. Các trường cần kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp CNTT để nắm bắt được doanh nghiệp, thị trường đang cần nhân lực có những kiến thức, kỹ năng mới gì nhằm bổ sung kịp thời, điều chỉnh chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.
Chuyển đổi số là tất cả lên online. Vì lên online mà nhiều cái cũ phải thay đổi cho phù hợp môi trường mới, nhiều cái mới sẽ xuất hiện trên môi trường mới. Cái cũ nào phải thay đổi và cái mới nào xuất hiện sẽ là không gian sáng tạo vô cùng to lớn cho người trong cuộc, tức là những người đi tiên phong. Một khi bài toán nhân lực cho chuyển đổi số quốc gia được giải với tinh thần dám nghĩ lớn, nghĩ khác, sự sáng tạo, tiên phong cùng với niềm tin kiên định, thì những bước bứt phá vươn lên thành nước phát triển, hùng cường thịnh vượng sẽ đến ngày càng gần.
Vân Anh
Chủ động tiếp cận cơ hội từ kinh tế số
Việt Nam đang chủ động tiếp cận cơ hội từ kinh tế số cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều đang hưởng nhiều lợi ích khi chuyển đổi số khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn.
" alt="Giải bài toán nhân lực cho chuyển đổi số quốc gia" />
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu kiện toàn bộ máy quản lý Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Theo đó, từ tháng 7/2019 tới thời điểm báo cáo (tháng 1/2021), Trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa có Hội đồng Trường theo quy định. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã căn cứ Điều 71 Luật Giáo dục đại học; pháp luật về viên chức (ông Lê Vinh Danh là viên chức Nhà nước) và pháp luật về phòng, chống tham nhũng để xử lý (tạm đình chỉ, cách chức) ông Lê Vinh Danh.
Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ TP.HCM đã kết luận ông Lê Vinh Danh có vi phạm về quản lý kinh tế. Căn cứ kết luận này, Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP.HCM quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Lê Vinh Danh và yêu cầu cơ quan quản lý cán bộ xử lý kỷ luật về mặt chính quyền.
Theo quy định về quản lý công chức, viên chức, TLĐLĐVN là cơ quan bổ nhiệm cán bộ nên cũng là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ khi xảy ra vi phạm. Tại thời điểm bị xử lý kỷ luật, ông Lê Vinh Danh là Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng theo quyết định bổ nhiệm của TLĐLĐVN.
Trước khi quyết định cách chức Hiệu trưởng của ông Lê Vinh Danh, TLĐLĐVN đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh với thời gian tạm đình chỉ công tác là 90 ngày. Theo pháp luật về viên chức thì thời gian tạm đình chỉ tối đa 30 ngày. Tuy nhiên, TLĐLĐVN đã căn cứ pháp luật về phòng, chống tham nhũng để tạm đình chỉ 90 ngày.
Báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam của Bộ GD-ĐT là báo cáo đóng dấu "Mật". Trong văn bản thông báo ý kiến do Văn phòng Chính phủ phát hành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT công khai tất cả nội dung báo cáo.
Trước đó, trả lời chất vấn trước Quốc hội trong các ngày 6/11/2020 và 9/11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT lập Đoàn công tác, trong đó có đại diện Bộ Tư pháp, để xem xét cẩn trọng, khách quan từ giác độ pháp lý và thực tiễn tình hình. Sau khi có kết quả sẽ công khai, minh bạch cho toàn dân biết. Tinh thần là Chính phủ rất công minh, ủng hộ tự chủ, tạo điều kiện cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, các trường ĐH nói chung phát triển.
Lê Huyền
Tổng Liên đoàn nói về việc lập Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) cho rằng, kiến nghị về việc lập Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng của Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam chỉ căn cứ vào thông tin một chiều mà không trao đổi, xác minh là rất đáng tiếc.
" alt="Chính phủ yêu cầu kiện toàn bộ máy lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng" />
Đề thi Ngữ văn cuối học kỳ I dành cho học sinh lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Văn Linh, Hưng Yên đã trích lời bài hát trong ca khúc "Đi về nhà" của ca sĩ Đen Vâu.
Trước đó, hồi đầu năm học, đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 của Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) đã trích dẫn câu nói của ông Donald Trump: “Dù sao bạn cũng phải nghĩ, tại sao không nghĩ lớn?"- và yêu cầu học sinh viết một bài văn với chủ đề: "Nghĩ lớn để thành công" khiến học sinh thích thú.
Đề thi xuất hiện vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nên được đánh giá là mang tính thời sự.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, người ra đề thi, cho biết câu nói của ông Trump được trích từ cuốn sách nổi tiếng của ông là “Nghĩ lớn để thành công”.
"Sở dĩ tôi ra đề này là vì câu nói của ông Trump chứa đựng một thông điệp sâu sắc, khuyên chúng ta nên vượt khỏi những suy nghĩ tầm thường, tủn mủn, hạn hẹp để mở rộng tư duy, hướng đến những ý tưởng lớn lao, mơ những giấc mơ vĩ đại"- thầy Minh nói.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 của Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh
Những đề thi Văn khiến dư luận xôn xao
Ngoài đề thi được đánh giá hay, có yếu tố mới, lạ thì một số đề thi Ngữ văn khác đã gây xôn xao dư luận. Mới đây, phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I của Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê, Gia Lai đã trích 1 câu chuyện được cho là không trong sáng và có phần dung tục.
"Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu “Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu”. Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: “Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn”.
Đề thi đưa ngữ liệu mẹ chồng ngoại tình
Một giáo viên dạy Văn ở TP.HCM khi đọc đề đã rất bất bình. Giáo viên này cho rằng, ngữ liệu của đề thi không thể chấp nhận được.
“Đây là một đề thi cẩu thả, chứng tỏ giáo viên ít đầu tư cho chuyên môn và ít đầu tư trong ra đề thi”- nữ giáo viên nói.
Sau khi xem xét, Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê xác định, mức độ vụ việc chưa đến mức kỷ luật nên đã kiểm điểm giáo viên ra đề, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trong khi đó, đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 cấp thành phố Hà Nội có ý kiến trái chiều với chi tiết "Khóc giùm".
“Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về người mẹ nhẹ nhàng hỏi: Con đã đi đâu và làm gì? Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp của bạn ấy bị hỏng- cô bé trả lời. Nhưng con đâu có biết sửa xe đạp. Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc”.
Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội năm 2021
"Chưa nói tới ngữ liệu, đề thi lấy một câu chuyện dẫn link là không đúng vì đường link có thể biến mất. Sự thật, khi người đọc kiểm tra thì đây là đường link 'ma'. Thứ hai, thật vô lý khi lại đưa một trích đoạn trong đó có ngữ liệu “giúp bạn khóc”- một điều chưa từng có trong văn học và đời sống vào đề thi học sinh giỏi" - một giáo viên dạy Ngữ văn có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ.
Minh Anh (tổng hợp)
Câu nói của ông Trump vào đề thi học sinh giỏi Văn
"Dù sao bạn cũng phải nghĩ, tại sao không nghĩ lớn?"- câu nói của ông Donald Trump được đưa vào đề thi Học sinh giỏi lớp 10 của Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên,
" alt="Đề thi Văn có 'mẹ chồng ngoại tình' và 'giúp bạn khóc'" />