BTC cho biết, thông qua nhìn nhận, đánh giá giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ đương thời, nội dung trọng tâm của buổi talkshow thảo luận những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt vì thế kỷ XV, XVI đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc.
Trong bối cảnh đó, xuất hiện các ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau, do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, có cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn. Các ghi chép này nhằm nhiều mục đích, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, về các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thưcủa Lý Văn Phượng nằm trong số đó.
Việt kiệu thư là trước tác duy nhất hiện còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng - một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540) là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.
GS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây là cuốn sách có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư (ghi chép lịch sử)… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XV-XVI.
“Đây là một trong những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán nước ta của quan lại, triều đình người Hán,” ông nói.
GS. Nguyễn Quagn Ngọc cho rằng đây là tài liệu quý, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử. Khi còn là một sinh viên khoa Sử của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ông đã thấy cuốn Việt kiệu thư trong thư viện ở dạng chép tay. Mỗi khi cần thông tin trong sách, các sinh viên vẫn phải tự chép lại vào sổ tay của mình.
Đánh giá về giá trị sử liệu của Việt kiệu thư, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng: “Do tính chất là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa trong mình nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt. Trước hết, đó là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không có nhiều điểm khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, những phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI của cuốn sách này có thể đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới. Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”.
Tình Lê
" alt=""/>Ra mắt bộ tác phẩm 'Việt kiệu thư'Mẫu xe điện Zeekr 001 của Geely trưng bày tại Triển lãm Xe hơi Thượng Hải năm 2021. (Ảnh: Reuters)
Li Auto và Zeekr nằm trong hàng dài danh sách các hãng xe điện Trung Quốc, bao gồm Xpeng và Nio, ứng dụng chip cao cấp 8155P trong các mẫu xe mới nhất. Nó giúp Qualcomm - vốn đã dẫn đầu trên thị trường smartphone - nới rộng khoảng cách trên thị trường xe điện Đại lục.
Theo một nhân viên của Li Auto, chip SA8155P của Qualcomm có thông số và sức mạnh điện toán tốt hơn các sản phẩm tương đương của đối thủ. Được điều chỉnh từ chip 855 cho smartphone SA8155P mang đến sức mạnh điện toán cho các hệ thống buồng lái thông minh dựa trên Android, thường trang bị nhiều màn hình và cảm biến khác nhau.
Sự thống trị của Qualcomm nhấn mạnh sự lệ thuộc của Trung Quốc vào chip cao cấp nhập khẩu, bất chấp nỗ lực tự chủ bán dẫn của nước này. Dù khối lượng nhập khẩu vi mạch của Trung Quốc đã giảm 10,4% trong nửa đầu năm nay, kim ngạch lại tăng lên 6,4% đạt 210 tỷ USD, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc mới công bố.
Để so sánh, kim ngạch nhập khẩu dầu thô trong cùng kỳ của Trung Quốc chỉ là 181 tỷ USD bất chấp giá dầu tăng mạnh.
Geely đã giới thiệu chip SE1000 sản xuất trên quy trình 7nm do công ty nội địa Siengine phát triển để dùng trong các mẫu xe năm sau. Cả Siengine và đối thủ Semidrive đều đang dồn lực sản xuất chip buồng lái thông minh, cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Song cho đến nay, rất ít chip địa phương cạnh tranh được với Snapdragon SA81155P.
Zhang Junyi, đối tác tại hãng tư vấn Oliver Wyman, cho rằng cần có thời gian để các con chip cây nhà lá vườn bật lên. Qualcomm bắt đầu nghiên cứu nền tảng điện toán cho xe hơi từ năm 2014. Từ đó tới nay, họ ra mắt 4 con chip dùng trong buồng lái: Snapdragon 620A, Snapdragon 820A, Snapdragon SA8155P và Snapdragon SA8259P. Snapdragon SA8259P sẽ được dùng trong xe của Baidu.
Trên toàn cầu, SA81155P là con chip xe hơi được dùng nhiều nhất của Qualcomm nhờ tương thích với Android, hệ điều hành cơ bản trên xe điện của nhiều hãng. Chip hỗ trợ tối đa 6 camera, 3 màn hình độ phân giải 4K và 4 màn hình độ phân giải 2K. Các màn hình cảm ứng hiển thị ứng dụng hay chức năng hỗ trợ tài xế trở nên phổ biến nhờ xe của Tesla, đây là các tính năng ăn khách trên xe điện Trung Quốc.
Thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến nhu cầu của chip buồng lái cao cấp cũng nóng lên. Theo ước tính của ngân hàng đầu tư China International Capital, thị trường có thể đạt 20,4 tỷ NDT (3,03 tỷ USD) vào năm 2025. Ngoài Qualcomm, hai công ty Mỹ khác là Nvidia và Intel cũng góp mặt. Nvidia ra mắt chip Drive Orin năm 2019, sẽ được dùng trong xe Robo-01 của Jidu, trong khi đó chip EyeQ4 của Intel sẽ được lắp đặt trong một số mẫu xe của Nio và Xpeng.
Du Lam (Theo SCMP)
" alt=""/>Chip Trung Quốc tự phát triển thua xa chip ngoại, đến hãng xe nội địa cũng ‘chê’