Nhận định, soi kèo Mbarara City vs Kitara FC, 20h00 ngày 20/12
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà -
Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. Ảnh: danviet.vn
Giữa tuần này một hội nghị sơ kết về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được Chính phủ tổ chức. Theo tổng cục Dạy nghề (bộ Lao động – thương binh và xã hội), tổng kinh phí đã sử dụng trong ba năm là hơn 4.778 tỉ đồng, trong đó hơn 1.641 tỉ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gần 252 tỉ đồng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho lao động cấp xã. Còn lại gần 2.931 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho dạy nghề. Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.
Với số kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất lớn như vậy, các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vốn đang thoi thóp vì xuống cấp, không có người học bỗng dưng được hồi sinh. Trung bình mỗi trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Đã có những địa phương bị phát hiện mua sắm lãng phí như Dăk Nông, Lâm Đồng, năm trung tâm bị phát hiện mua sắm thiết bị không phù hợp, tám trung tâm mua thiết bị về nhưng chưa sử dụng…
Có vẻ như số kinh phí đầu tư như vậy vẫn chưa thể làm thoả mãn các địa phương. Vẫn có nhiều địa phương đề xuất tăng định mức đầu tư. Cụ thể như huyện Phố Yên, Thái Nguyên muốn được bố trí nhanh kinh phí để xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang muốn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những huyện chưa có, tỉnh Sóc Trăng muốn kinh phí trung ương bố trí cho mỗi năm 20 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị…
Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.
Trong khi “phong trào” mua sắm đầu tư trở thành một điều kiện để chương trình đào tạo lao động nông thôn thành công thì vẫn có những mô hình đào tạo không cần nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất như vậy. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kể, công ty ông là doanh nghiệp có tham gia vào chương trình đào tạo này nhưng cách mà công ty triển khai là tổ chức nông dân theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi. Nông dân được học các kỹ thuật canh tác và các kỹ năng ngay trên cánh đồng. Việc đào tạo được tổ chức theo hình thức kèm cặp khoá trước kèm khoá sau. Theo định kỳ, nông dân được tham gia các buổi nói chuyện về cách làm hay, kiến thức kinh doanh… khiến họ rất hào hứng.
Hay như ông Phạm Vũ Khiêm, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Long Biên (Hà Nội) cho biết, trường đã đào tạo được 3.669 lao động nông thôn, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập từ 2,3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã tự liên hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo sau đó mới tuyển sinh. Những lao động này được đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của chương trình, ngoài ra ngân sách nhà nước không phải đầu tư thêm cho cơ sở vật chất của nhà trường vì đã có sẵn.
Như vậy, nhìn vào ba năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức chi lớn nhưng lại chủ yếu chi cho đầu tư cơ sở vật chất của các trường, vấn đề đặt ra là việc đầu tư các trường dạy nghề cấp huyện nhiều với mức kinh phí lớn có thực sự cần thiết? Mỗi huyện có một trường dạy nghề, sau chương trình này các trường nghề sẽ tiếp tục hoạt động khi không còn được hỗ trợ? Mục tiêu cuối cùng là lao động nông thôn có nghề, có việc làm và có thu nhập, họ là người được hưởng lợi từ chương trình mà không phải là các trường đào tạo, nhưng xem ra các trường nghề mới đang là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình này.
(TheoTây Giang/Sài Gòn Tiếp Thị)"> -
Play"> Clip 'Thần đồng Việt' phát biểu gây sốc -
Ghê sợ vì thầy giáo sàm sỡ ngay lần gặp thứ 2Tôi năm nay 22 tuổi, là sinh viên một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội. Cònhơn một năm nữa tôi mới phải làm đề tài tốt nghiệp đại học. Thế nhưng tôi đã quyếtđịnh chọn làm đề tài bộ môn mà tôi yêu thích. Tôi cũng xin một thầy giáo trong trườnglàm người hướng đẫn cho tôi. Thầy đã nhận. Và vì còn hơn một năm nữa để làm đề tàitốt nghiệp nên tôi cũng chưa vội.
Tuy nhiên, đúng thời điểm vừa rồi có một dự án được đầu tư tại một cơ quan lớn ởHà Nội. Một người làm chức vụ khá cao ở đó đã liên lạc với thầy giáo tôi. Người đóbảo muốn nhận một sinh viên để cùng làm đề tài đó và sẽ hướng dẫn làm đề tài tốtnghiệp luôn.
Ảnh có tính chất minh họa Tôi nghĩ lĩnh vực đó tôi cũng rất thích và làm cùng với thầy này thì tôi sẽ đượchọc hỏi nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn. Vậy là tôi nhận làm đề tài đó với thầy giáotôi (thầy là giáo viên của thầy sắp làm cùng tôi).
Chỉ vài ngày sau, tôi nhận được tên đề tài. Tôi bắt đầu liên hệ và làm việc vớithầy giáo mới.
Buổi đầu tiên gặp thầy, tôi có ấn tượng thầy trẻ so với tuổi, nhiệt tình. Điềukhiến tôi bất ngờ nhất là thầy xưng anh với tôi chứ không xưng "thầy" hay "tôi" trongkhi tuổi thầy ngang tuổi bố tôi. Nhưng tôi vẫn gọi là thầy và xưng em.
Còn thầy nhận xét tôi là xinh xắn, giản dị, chất phác. Thầy trao đổi mọi vấn đềvới tôi về cả đời sống, giao tiếp, học tập… Thầy nói muốn giảng dạy vì niềm đam mê,muốn truyền lại kiến thức cho học trò chứ thầy không được ăn lương hay lợi lộc gì.
Hơn thế, ngay buổi đầu tiên thầy đã có ý nói rằng chỉ cần một câu nói của thầy làtôi có việc ngay. Nếu tôi học tốt, thầy còn có thể nhận tôi làm ở đó luôn.
Thầy còn bảo tôi không phải lo về phần chi phí đi lại hay chi phí giấy tờ hoặc mọichi phí khác khi tham gia nghiên cứu, thu thập số liệu làm đề tài này… Sau đó thầygiao cho tôi một cái đề cương sơ bộ. Tôi đồng ý và hẹn gặp thầy sau.
Sau buổi gặp đầu tiên tôi thầm nghĩ "Thầy thật là tốt, liệu có điều gì đáng longại không? Tại sao thầy lại nhiệt tình như thế, sao thầy lại xưng anh? Sao thầy chưagì đã hứa hẹn công việc sau này cho tôi?".
Hơn một tuần sau tôi gặp lại thầy. Buổi thứ 2 tôi vẫn gặp thầy trong văn phòng củathầy. Thầy vẫn xưng anh. Đầu tiên, tôi và thầy trao đổi về học tập. Sau đó thì nóichuyện lan man. Thầy nói là chủ yếu, tôi chỉ vâng, dạ, vâng ạ…
Tôi bất ngờ trước sự "vô tư" của thầy. Thầy hỏi tôi có người yêu chưa. Rồi thầynói cứ yêu thoải mái, chơi thoải mái nhưng đừng để có bầu. Tôi sốc, đỏ mặt! Rồi thầynói quý tôi.
Thầy có thể đưa tôi đi cùng trong những buổi nhậu, buổi gặp gỡ. Và lúc đó tôikhông được gọi là "thầy" mà phải gọi là "anh". Và tất nhiên là tôi phải ăn mặc trangđiểm một chút. Còn bây giờ thì cứ giữ vẻ giản dị này.
Tôi hỏi lại thầy: "Em chỉ giả sử thôi, có lẽ em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, nhưngthầy có nghĩ là nếu thầy đưa em đi cùng trong khi em rất trẻ, lại gọi thầy là anh.Thầy không sợ người ta nói thầy có bồ nhí ạ?". Thầy cười lớn và nói: "Được em làm bồnhí thì tốt quá. Nhưng mà không ai hỏi đâu mà em lo, đó là điều tối kỵ".
Tóm lại trong cuộc nói chuyện lần gặp thứ 2 này thầy luôn gợi ý cho tôi là có tìnhcảm thế này thế kia. Thầy có thể giúp tôi thế này thế nọ, thầy có thể đưa tôi đi cùngtrong những cuộc vui. Tôi nghe mà phát sợ, mặt nóng bừng.
Chưa hết, thầy còn đứng dậy và đi tìm một vài quyển sổ mới để tặng tôi. Khi thầytiến lại gần đưa cho tôi, thầy nói "Tặng em" rồi thầy đưa tay lên vuốt má tôi. Tôinổi da gà, run hết chân tay.
Tôi nói cảm ơn rồi đẩy thầy ra. Thầy dùng cả 2 tay vuốt 2 má tôi, hôn lên trán tôimột cái. Tôi thấy ghê tởm, sợ quá đẩy thầy ra thì thầy mới dừng lại và đi về chỗngồi. Tôi ngồi xuống ghế và thầy lại bắt đầu hỏi một số điều về quê quán, bố mẹ củatôi…
Chừng 5-7 phút sau tôi lấy lý do muộn và xin về. Thầy tiễn tôi ra cửa và lại giơtay vuốt má tôi một cái, xoa đầu tôi một cái.
Tôi vội vàng ra về và cho tới giờ vẫn còn chưa hết ghê tởm. Tôi phải làm sao? Tôikhông muốn có chuyện gì xảy ra với tôi. Tôi cũng không thể dừng lại vì đề tài tôi đãnhận, đã triển khai. Nếu dừng lại, tôi biết nói thế nào với thầy giáo của tôi? Nếutiếp tục tôi phải làm sao?
Cho dù tôi có cứng rắn đi nữa nhưng nếu như thầy thực sự muốn thì sẽ có rất nhiềucách để bắt tôi phải theo. Tôi đang rất hoang mang và khó xử.
Các bạn độc giả hãy giúp và cho tôi một lời khuyên, một hướng xử lý thật sáng suốtđể vẹn cả đôi đường. Tôi xin cảm ơn!
(Theo aFamily)
">