Trường được thành lập vào năm 1440 bởi Henry VI với ý định xếp vào hàng ngũ danh giá cùng với King's College và Cambridge. Eton đặc biệt nổi tiếng về bề dày lịch sử, sự giàu có và những cựu sinh viên nổi bật.
Eton College ban đầu được xây dựng nhằm mục đích cung cấp giáo dục miễn phí cho 70 nam sinh nghèo, để sau đấy tiếp tục học King's Collge, Cambridge. Các nam sinh khác cũng có thể được theo học miễn phí, nhưng sẽ phải trả tiền ăn ở.
Eton College được điều hành bởi một giám đốc và hội đồng quản trị - những người sẽ bổ nhiệm hiệu trưởng. Trường có 25 nhà ở cao cấp dành cho nam sinh và mỗi ngôi nhà có một quản gia phụ trách.
Tuyển sinh đầu vào của Eton College rất khắt khe. Nếu trước đây chỉ đào tạo "vương công quý tộc" Hoàng gia Anh và giới thượng lưu thì hiện nay, cơ chế đã mở rộng cho tất cả ứng viên từ mọi quốc tịch. Theo ước tính, cứ 10 học sinh thì có 1 đến từ nước ngoài; 75% sinh viên đến từ London và Đông Nam nước Anh.
Tuy vậy, mỗi năm, trường chỉ nhận khoảng 250 sinh viên trong hàng ngàn người đăng ký. Ngay từ lúc 11 tuổi, các ứng viên phải trải qua bài đánh giá sơ bộ gồm 1 cuộc phỏng vấn, 1 bài kiểm tra lý luận và 1 báo cáo đánh giá từ cơ sở giáo dục hiện tại. Năm 13 tuổi, các em phải vượt qua bài kiểm tra đầu vào chung để chính thức theo học.
Học phí cũng thuộc loại cực "khủng". Mức học phí cho 1 năm học ở Eton College vào khoảng £46,296 (gần 1,4 tỷ VNĐ), chưa kể những chương trình ngoại khóa "sang chảnh". Tuy vậy, chương trình Hỗ trợ học tập đặc biệt (SEN) được cung cấp cho những học sinh nước ngoài để các em phát triển đúng với khả năng.
Đồng phục của trường cũng thuộc loại đắt đỏ nhất trên thế giới, với khoảng £700/bộ (hơn 20 triệu VNĐ), và được thiết kế theo phong cách quý tộc.
Bữa ăn ở Eton College không thua kém những "đại tiệc" hoàng gia như để "chiều lòng" phần lớn thực khách của ngôi trường này.
Hầu hết học sinh của trường đều tiếp tục học đại học và khoảng 1/3 trong số đó đậu Oxford hoặc Cambridge.
Eton College là ngôi trường tinh hoa chính trị bậc nhất của Anh. Trường đã giáo dục các thế hệ quý tộc của Anh và quý tộc nước ngoài. Đây là ngôi trường mà Thân vương xứ Wales William và em trai là Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex Harry theo học.
Đồng thời, 20 Thủ tướng Anh, 2 Thủ tướng Bắc Ireland và 1 Thủ tướng Thái Lan từng theo học tại Eton College.
Đây vừa là động lực, đồng thời là áp lực. Mỗi học sinh Eton College đều phải nỗ lực gấp nhiều lần chứng minh thực lực để không bị gắn mác "con nhà quý tộc ăn chơi". Kết quả không chỉ phản ánh thực tế học tập trên lớp, mà còn đại diện cho bộ mặt của hoàng gia, quý tộc. Đây chính là áp lực vô hình nếu muốn bước chân vào ngôi trường danh giá này.
Đối với học sinh "ngoại đạo", áp lực gấp bội phần. Các em phải cố gắng vươn lên để bỏ qua những yếu tố "rào cản" về xuất thân hay năng lực tài chính mà tập trung phát triển kỹ năng và kiến thức tại ngôi trường được mệnh danh có "chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất không đâu sánh kịp".
Bảo Huy
“TikTok qua mặt các bậc phụ huynh bằng cách thể hiện sai mức độ nghiêm trọng của nội dung xuất hiện trên nền tảng này”, bà Bird cho hay.
Với cáo buộc trên, bang Iowa tìm kiếm các hình phạt tài chính và lệnh cấm TikToktái diễn các hành vi lừa dối.
TikTok đã lên tiếng cho rằng, nền tảng này có biện pháp bảo vệ giới trẻ, như tạo quyền kiểm soát của phụ huynh và giới hạn thời gian đối với người dùng dưới 18 tuổi.
Đây là vụ kiện mới nhất ở Mỹ chống lại TikTok. Trước đó, các bang Arkansas và Utah cũng đã khởi kiện tương tự.
Lỗ hổng đe doạ hàng triệu thiết bị Android và iPhone
Các chuyên gia an ninh mạng của Trail of Bits tại New York vừa phát hiện lỗ hổng LeftoverLocals.
Lỗ hổng nằm trong GPU AMD, Apple và Qualcomm, cho phép kẻ tấn công đánh cắp lượng lớn dữ liệu từ bộ nhớ của bộ xử lý đồ họa GPU.
Về cơ bản, hầu hết máy tính và máy chủ hiện đại được thiết kế đặc biệt để chứa dữ liệu riêng biệt, không thể truy cập dữ liệu của nhau. Tuy nhiên, cuộc tấn công lợi dụng lỗ hổng LeftoverLocals sẽ phá vỡ bức tường này.
Khi đã có thể truy cập, hacker lấy cắp dữ liệu từ bộ nhớ cục bộ được phân bổ cho GPU mà lẽ ra chúng không có quyền truy cập.
Trong một mô phỏng, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở Llama.cpp cung cấp thông tin chi tiết về tạp chí Wired.
Chỉ vài giây, thiết bị của kẻ tấn công đã thu thập phần lớn phản hồi do LLM cung cấp bằng các sử dụng LeftoverLocals để vào bộ nhớ GPU.
Apple cho biết lỗ hổng đã được khắc phục đối với chip M3 và A17. Qualcomm báo cáo rằng họ đang phân phối các bản cập nhật bảo mật cho khách hàng. Còn theo AMD, công ty sẽ cho phát hành một bản cập nhật phần mềm vào tháng 3 tới.
Tuy nhiên, Trail of Bits cảnh báo người dùng cuối có thể không dễ dàng có được tất cả các tùy chọn phần mềm cập nhật này.
Apple Watch lại bị cấm bán tại Mỹ
Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ mới đây đã bác bỏ lệnh hoãn cấm Apple Watch. Như vậy, Apple một lần nữa sẽ phải ngừng bán các thiết bị Apple Watch Series 9 và Ultra 2 từ 17h ngày 18/1 (giờ địa phương).
The Vergeđánh giá đây là một bước thụt lùi đối với Apple khi hãng đang cố gắng tìm cách lách lệnh cấm nhập khẩu của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC).
Táo khuyết sẽ buộc phải loại bỏ tính năng Blood Oxygen đo oxy trong máu trên Apple Watch Series 9 và Ultra 2 để có thể tiếp tục nhập khẩu và bán các mẫu smartwatch này ở Mỹ.
Với Apple, việc loại bỏ tính năng khỏi các sản phẩm đã phát hành là điều bất thường. Sự vắng mặt của tính năng đo oxy trong máu có thể làm cho Apple Watch kém hấp dẫn với một số khách hàng.
Samsung sẽ sớm ra mắt nhẫn thông minh
Tại sự kiện Unpacked ở San Jose, California (Mỹ) rạng sáng 18/1 (giờ Việt Nam), trong lúc giới thiệu tính năng sức khỏe trên ứng dụng Samsung Health, Samsung tiết lộ về chiếc nhẫn thông minh Galaxy Ring.
Theo Samsung, hãng đã tạo ra một thiết bị chăm sóc sức khỏe và thể chất mạnh mẽ, dễ tiếp cận với mục tiêu thay đổi hình thái sức khỏe trong tương lai.
Đoạn video ngắn chỉ đề cập đến khả năng theo dõi sức khỏe và sử dụng công nghệ AI của Galaxy Ring, nhưng Samsung không công bố thêm bất cứ thông tin nào.
Galaxy Ring là một sản phẩm tập trung vào sức khỏe, nhỏ gọn hơn so với smartwatch và thích hợp để đeo qua đêm, theo dõi giấc ngủ. Đồng thời, chiếc nhẫn thông minh này cũng có thể đi kèm với nhiều tính năng khác như thanh toán, mở khóa xe hơi, duyệt nội dung TV,...
" alt=""/>Thêm bang Mỹ kiện TikTok, lỗ hổng đe doạ hàng triệu thiết bị Android và iPhoneNgày 29/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, bao gồm lĩnh vực xuất bản. Trong bối cảnh này, việc tham khảo bài học từ các nước để có một tham chiếu cho Việt Nam là rất cần thiết.
Hiện nay, chiết khấu (nói cách khác là giá bán cuối cùng đến khách hàng) là một vấn đề mà các đơn vị xuất bản cũng như các đại lý, nhà phát hành tại Việt Nam đang phải đối mặt. Tình trạng mạnh ai nấy bán, không chịu bất kỳ sự kiểm soát giá cả nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống đại lý phát hành và đẩy các đơn vị xuất bản vào cuộc chạy đua chiết khấu không hồi kết.
Trên thế giới, đây cũng là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia có nền xuất bản phát triển. Trong đó, một số nước đã lựa chọn xây dựng hệ thống giá sách cố định, được luật hóa và bảo vệ bằng các chế tài pháp luật.
Mục đích của giá sách cố định (Fixed book price - FBP) là ấn định mức giá bán sách thống nhất, bảo vệ lợi ích của các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập, duy trì sự ổn định của thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp lớn lạm dụng sức mạnh kinh tế của mình; khuyến khích sự gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng đầu tư vào chất lượng, nội dung và sự sáng tạo trong các hình thức quảng bá sản phẩm.
FBP hướng đến bảo vệ lợi ích của các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập, duy trì sự ổn định của thị trường, ngăn chặn các doanh nghiệp lớn lạm dụng sức mạnh kinh tế; khuyến khích đầu tư vào chất lượng, nội dung và quảng bá sáng tạo để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Hệ thống FBP là cơ chế đã được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm ấn định mức giá bán sách thống nhất, trong đó có Hàn Quốc. Tại đây, FBP đã qua nhiều giai đoạn phát triển và điều chỉnh.
![]() |
Ảnh chụp tại Hội sách Jeju 2023. Ảnh: Korea Herald. |
Hàn Quốc bắt đầu thực thi hệ thống giá sách cố định vào năm 1977khi một nhóm các nhà xuất bản và hiệu sách đạt thỏa thuận bán sách theo giá niêm yết đã được ấn định. Đến năm 1980, Đạo luật điều tiết độc quyền và thương mại công được ban hành, cấm hành vi duy trì giá bán lại (resale price) đối với mọi sản phẩm, nhưng ngoại trừ sách và một số mặt hàng đặc thù khác. Điều này đã thúc đẩy việc áp dụng FBP trên toàn quốc, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các hiệu sách.
Tuy nhiên, vào giữa thập niên 1990, sự xuất hiện của các trung tâm mua sắm lớn và nhà sách trực tuyến đã tạo nên thách thức lớn đối với việc duy trì giá sách cố định. Các nhà bán lẻ này đã giảm mạnh giá sách, khiến FBP trở nên kém hiệu quả.
Đến cuối thập kỷ 1990, FBP gần như trở nên vô dụng khi không có luật nào điều chỉnh kênh phân phối mới này. Để đối phó với sự thay đổi của thị trường, các nhà xuất bản và hiệu sách Hàn Quốc đã vận động thành công yêu cầu sửa đổi luật vào năm 2002, trong đó bắt buộc áp dụng FBP.
Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử FBP của Hàn Quốc diễn ra vào tháng 11/2014, khi chính phủ thông qua một cuộc cải cách lớn. Theo luật mới, tất cả sách giấy và sách điện tử, không phân biệt thời điểm xuất bản, đều bị giới hạn mức chiết khấu và khuyến mãi tặng thưởng đi kèm trong phạm vi 15% so với giá cố định.
Trong đó, mức giá chiết khấu không được vượt quá 10% so với giá cố định; còn ưu đãi tặng thưởng không được vượt quá 5% (bao gồm chính sách tích điểm cho khách hàng thân thiết). Vi phạm quy định này có thể bị phạt lên đến 5 triệu won.
Điều này nhằm tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các nhà bán lẻ và đảm bảo sự ổn định trong ngành xuất bản. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ đối với các hội chợ sách, nơi một số mức chiết khấu nhất định được phép áp dụng.
Điều khoản kể trên nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh về giá quá mức giữa các nhà xuất bản, tạo cơ hội bình đẳng giữa các nhà phát hành lớn và các nhà phát hành nhỏ, giúp củng cố và đa dạng hóa hệ thống phát hành, từ đó mở rộng quyền tiếp cận sách cho người đọc.
FBP đã tạo nhiều tác động tích cực đến thị trường xuất bản Hàn Quốc, giúp củng cố thị trường sách và làm chậm lại sự suy giảm của các hiệu sách truyền thống. Nhưng trong bối cảnh xuất bản số, một số khía cạnh của FBP vẫn là chủ đề gây tranh cãi, nhận nhiều phản ứng trái chiều.
Các hiệu sách độc lập và nhà xuất bản nhỏ cho rằng FBP là công cụ cần thiết để bảo vệ ngành sách khỏi sự chi phối của các tập đoàn lớn và bảo vệ sự đa dạng của các xuất bản phẩm.
Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng và các nhà sách trực tuyến cho rằng FBP tuy duy trì sự ổn định nhưng cũng giới hạn khả năng chiết khấu, làm giảm sức hấp dẫn của sách và cản trở việc tiếp cận của người có thu nhập trung bình và thấp.
![]() |
Hình ảnh tại hiệu sách độc lập Spain Book shop tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald. |
Một vấn đề nổi cộm khác mà FBP tại Hàn Quốc phải đối mặt là sự bùng nổ của thị trường sách điện tử và sự ra đời của dịch vụ thuê bao. Các gói dịch vụ thuê bao như Kindle Unlimited của Amazon cho phép người dùng đọc không giới hạn hàng ngàn đầu sách với chi phí rất thấp.
Ở các quốc gia không có FBP, dịch vụ này không gây nhiều vấn đề. Nhưng ở Hàn Quốc, nơi áp dụng FBP, các dịch vụ này gây ra xung đột pháp lý. Theo luật, sách điện tử phải được bán với giá niêm yết đầy đủ nếu mua riêng lẻ. Song việc sách điện tử được cung cấp với mức giá gần như miễn phí trong các gói thuê bao dẫn đến tranh cãi về tính hợp pháp.
Ngoài ra, các nhà sách lớn trực tuyến tại Hàn Quốc thường tận dụng tối đa mức chiết khấu trần 15%. Trong khi đó, hiệu sách nhỏ hơn không đủ khả năng làm điều tương tự, dẫn đến bất công trong việc áp dụng chính sách.
Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét lại luật FBP, với kế hoạch đánh giá 3 năm một lần để đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Trong quá trình đánh giá, các phiên điều trần công khai đã được tổ chức để thu thập ý kiến từ các bên liên quan, từ các nhà xuất bản, hiệu sách đến độc giả.
Một phiên điều trần công khai vào tháng 9/2019 với sự tham gia của nhiều bên đã nhấn mạnh rằng dù FBP có những lợi ích rõ rệt, nhưng cũng cần những cải tiến để phản ánh sự thay đổi của thị trường.
Khảo sát do KOPUS thực hiện vào năm 2020, nhắm tới 1.001 hiệu sách và nhà xuất bản trên toàn quốc, cho biết: lần lượt 64,7% và 19,9% người tham gia trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi liệu hệ thống có giúp thúc đẩy các hiệu sách địa phương; lần lượt 67,3% và 16,3% trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi về tính hữu ích của hệ thống; lần lượt 61,3% và 19,8% trả lời "Có" và "Không" với câu hỏi liệu hệ thống có giúp làm chậm quá trình già hóa của các hiệu sách địa phương.
Trong khi chính phủ Hàn Quốc đánh giá và cân nhắc sửa đổi luật, thị trường sách vẫn đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng, với sự gia tăng của các nền tảng kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh mới. Một thách thức lớn là làm sao để duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ các nhà xuất bản và hiệu sách độc lập với nhu cầu giá cả hợp lý và lựa chọn đa dạng của người tiêu dùng.
Những thay đổi sắp tới có thể bao gồm việc điều chỉnh mức chiết khấu cho sách điện tử và các quy định rõ ràng hơn về các gói thuê bao. Đồng thời, cần có các giải pháp linh hoạt hơn để đảm bảo rằng FBP không chỉ bảo vệ ngành sách mà còn phải phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
Nhìn chung, FBP tại Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về việc áp dụng chính sách bảo vệ ngành sách trong bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Việc tiếp tục điều chỉnh và phát triển chính sách này sẽ giúp Hàn Quốc duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của ngành sách và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Bài học từ việc thiết lập mức giá sách cố định ở Hàn Quốc