Bộ phim cuối cùng mà Cao Dĩ Tường đóng mang tên "Trách em quá xinh đẹp". Trong phim, anh đóng chung cùng nữ diễn viên Tần Lam. Dĩ Tường vào vai Mạc Bắc - một luật sư giỏi nổi tiếng có mối tình với Mạc Hướng Văn do Tần Lam thủ vai. Tác phẩm chiếu trên một kênh truyền hình của Trung Quốc từ ngày 8/6.
Ở cuối tập phim, đoàn làm phim đã dành 8 phút để đưa thêm đoạn hậu trường như một lời tưởng nhớ, tri ân tới nam diễn viên quá cố. Đoạn phim ghi lại cảnh nam diễn viên hết mình trong công việc, vui vẻ hòa đồng, quan tâm yêu thương những người đồng nghiệp cũng như những nhân viên đoàn làm phim.
Đặc biệt, trong tiệc chia tay đoàn làm phim, anh tặng cho mỗi nhân viên một món quà nhỏ cùng một cái ôm ấm áp khiến nhiều người xúc động. Ngoài ra, mỗi khi có fan hâm mộ tới phim trường, anh đều vui vẻ giao lưu và tặng quà.
![]() |
Cao Dĩ Tường trong một cảnh quay. |
Chỉ trong vài giờ phát sóng, các bài viết xung quanh bộ phim thu hút hơn 2 tỷ người đọc trên một nền tảng xã hội cùng 5 triệu lượt bình luận. Khán giả chia sẻ sự xúc động khi nhìn thấy hình ảnh của nam diễn viên điển trai nhưng bạc mệnh và để lại các bình luận như: "Tôi đã khóc khi nhìn thấy bóng lưng của anh ngay từ phút đầu tiên", "Người ở trên phim đã không còn nữa, chỉ còn một thiên thần trên trời thôi" hay "Xem phim cảnh vui hay buồn tôi đều rơi nước mắt",..
Không chỉ khán giả, các nghệ sĩ như Dương Mịch, Tô Hữu Bằng, Cổ Cự Cơ, Hoàng Cảnh Du... cũng có những chia sẻ khi nhắc tới bộ phim do Cao Dĩ Tường đóng. Khi còn sống, Cao Dĩ Tường là một diễn viên tài năng, tốt bụng nên anh nhận được nhiều sự yêu quý của các đồng nghiệp giới Hoa ngữ .
Bạn gái nam diễn viên quá cố cũng chia sẻ hình ảnh bộ phim lên trang cá nhân cùng dòng trạng thái: "Có lẽ, tôi không đủ dũng khí xem bộ phim này. Tôi hy vọng mọi người có thể ủng hộ tác phẩm này". Nhiều khán giả vào an ủi, đồng cảm với cô vì đã chịu nỗi đau mất đi người yêu.
![]() |
Cao Dĩ Tường có khuôn mặt điển trai và tính cách tốt bụng. |
Cao Dĩ Tường được mệnh danh Sao nam đẹp nhất Đài Loan. Anh nhận được rất nhiều những lời khen ngợi của những người đã từng hợp tác cùng mình. Nhà văn người Mỹ Cassandra Clare - tác giả tiểu thuyết Vũ khí bóng đêm từng dành cho anh những lời tốt đẹp trên trang cá nhân: "Godfrey (tên tiếng Anh của Dĩ Tường) là một trong những người tử tế nhất tôi từng gặp".
Ngày 27/11/2019, truyền thông Trung Quốc đăng tải thông tin khiến nhiều người sửng sốt về cái chết đột ngột của tài tử sinh năm 1984. Cụ thể, trong quá trình nam diễn viên gặp gỡ Vương Lịch Xuyên quay chương trình truyền hình thực tế Chase me của Đài Chiết Giang tại Ninh Ba lúc rạng sáng, sau giờ liên tục vận động với cường độ cao, khoảng 1 giờ 45 phút, Cao Dĩ Tường đột nhiên ngất xỉu.
Ê-kíp chủ quan nghĩ rằng nam nghệ sĩ gục vì quá mệt và tiếp tục ghi hình nhằm tạo hiệu ứng cho chương trình. Vì không được cấp cứu kịp thời, Cao Dĩ Tường đã ngừng thở sau khi tới bệnh viện.
Tiểu Ngọc
Sau nhiều tranh cãi, đài Chiết Giang đã đưa ra lời xin lỗi gia đình nam diễn viên Cao Dĩ Tường, đồng thời thông báo sẽ ngừng phát sóng show Chase me.
" alt=""/>Khán giả khóc khi xem phim cuối của Cao Dĩ Tường trước khi qua đờiMùa đông internet đang tràn đến các công ty công nghệ Trung Quốc
Trong hơn một thập kỷ qua, những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc – Alibaba, Tencent, baidu, JD.com – đã trở thành điểm đến đáng mơ ước cho những người trẻ tuổi, được đào tạo tốt của nước này. Tăng trưởng bùng nổ của ngành công nghệ kéo theo lương cao, tiền thưởng lớn, quyền chọn cổ phiếu và uy tín xã hội có thể biến các nhân viên thành triệu phú sau mỗi đợt IPO.
Ngay cả văn hóa công ty cũng rất hấp dẫn. Vào dịp team-building, nhân viên có thể nhận được các chuyến đi miễn phí đến Universal Studios hoặc đi trượt tuyết. Các bữa tiệc hàng năm của mỗi công ty là sự hiện diện của những ngôi sao ca nhạc nổi tiến. Một cựu nhân viên ByteDance nói với Rest of World: "Ngay cả cái ghế tôi dùng ở ByteDance cũng có giá 740 USD."
Nhưng những ngày hoàng kim đó đang kết thúc. Không chỉ phải chật vật đối phó với sự kiểm soát gắt gao từ chính phủ, tình trạng phong tỏa do Covid-19, ngành công nghệ Trung Quốc còn phải chứng kiến sự suy giảm đầu tư và chi tiêu của người dùng. Những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả Alibaba và Tencent, đang ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thấp nhất trong nhiều năm nay cùng các kế hoạch sa thải với mức độ chưa từng có.
Trong khi Alibaba và Tencent cho biết đang sa thải hàng chục nghìn lao động, ByteDance – công ty mẹ của TikTok – đã sa thải hàng trăm người trong lĩnh vực game và công nghệ giáo dục. Người khổng lồ gọi xe Didi Chuxing cũng thông báo kế hoạch sa thải toàn cầu. Xiaohongshu, phiên bản Instagram của Trung Quốc, thông báo sẽ cắt giảm ít nhất 9% lao động. Các kế hoạch cắt giảm nhân sự tương tự cũng được hàng loạt công ty khác công bố.
Một "mùa đông internet" đang tràn đến đe dọa sự thống trị của ngành công nghệ đối với thị trường tài năng trẻ của Trung Quốc. Các lao động trẻ đang đặt câu hỏi, liệu công việc với áp lực căng thẳng kéo dài nhiều giờ của ngành công nghệ còn xứng đáng với hay không.
Thời kỳ huy hoàng đã qua với những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc
Mới chỉ một vài năm trước, nguồn tiền đầu tư khổng lồ rót vào các công ty công nghệ Trung Quốc với nỗ lực xây dựng nên các hệ sinh thái bao trùm lên mọi mặt cuộc sống của người dùng, từ thương mại điện tử, trò chơi cho đến cả giáo dục, tài chính và phim ảnh. Điều này cũng thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của các công ty công nghệ Trung Quốc.
Năm 2011, Alibaba có 13.000 nhân viên, nhưng đến tháng Ba năm 2022, con số này là 250.000 người. Nhân sự của hãng Tencent cũng tăng vọt từ 12.000 người năm 2011 lên 112.000 người trong hơn một thập kỷ qua. ByteDance, được thành lập từ năm 2012, hiện cũng đã có hơn 100.000 nhân viên.
Ông Jack Ma từng đóng giá Micheal Jackson trong một bữa tiệc thường niên của Alibaba.
Nhưng đà tăng trưởng bùng nổ trong một thập kỷ qua cùng với ảnh hưởng ngày càng to lớn của các hãng công nghệ này cũng kéo theo sự chú ý của chính phủ Trung Quốc. Từ cuối năm 2020, một đợt trấn áp gắt gao của chính phủ Trung Quốc đã nhắm vào những người khổng lồ công nghệ nước này, nhắm vào các hành vi độc quyền, xâm phạm quyền riêng tư người dùng và nội dung thô tục. Bên cạnh đó, các lệnh cấm dạy thêm và giới hạn phát hành game cũng tác động mạnh đến các công ty trong ngành.
Hàng tỷ USD giá trị vốn hóa của các công ty công nghệ bị thổi bay cũng như buộc Ant Group và ByteDance phải dừng kế hoạch IPO. Thay vì theo đuổi lợi nhuận và mở rộng, giờ đây ưu tiên chính là kiểm soát rủi ro chính trị.
Không chỉ sự theo dõi gắt gao của chính phủ, điều đáng ngại hơn đang đến khi nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Tình hình còn tồi tệ hơn với các biện pháp phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19. Hoạt động sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, bất động sản liên tục sụt giảm trong các tháng gần đây. Chưa kể các biến động lớn trên thế giới khi cuộc chiến Nga và Ukraina bùng phát, sự sụt giảm thị trường chứng khoán toàn cầu…
Hàng loạt yếu tố tiêu cực cùng lúc đổ ập xuống khiến việc sa thải trở thành phổ biến đối với toàn ngành công nghệ Trung Quốc.
Cùng với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, Alibaba đang lên kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự
Không chỉ những gã khổng lồ phải cắt giảm nhân sự, tình trạng chung cũng lan sang cả các công ty nhỏ, khi doanh thu và các khoản đầu tư sụt giảm. Trả lời phỏng vấn của Rest of World, nhà quản lý tại một startup công nghệ ở Hàng Châu cho biết, anh vừa được yêu cầu sa thải 1/3 nhân sự trong nhóm để cắt giảm chi phí. Thậm chí anh còn được chỉ dẫn không nói đến từ "sa thải" – thay vào đó là thông báo "Giờ bạn cần phải rời khỏi công ty."
"Tôi cảm giác như trời đất đang sụp xuống"
Đối với những người còn giữ được việc làm, phải chứng kiến các đồng nghiệp rời đi là một trải nghiệm tồi tệ. Hầu hết những người được Rest of World phỏng vấn đều cho biết, năng suất làm việc của đồng nghiệp họ đều giảm sút rõ rệt khi ai cũng lo ngại dự án của mình sẽ bị loại bỏ.
Không phải ai cũng cảm thấy đau khổ vì đợt sa thải này. Đối với các lao động cổ cồn trắng của Trung Quốc, sự bất mãn đã kéo dài trong nhiều năm nay với văn hóa làm việc khắc nghiệt 996 – thời gian làm việc kéo dài từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần. Lịch trình làm việc khắc nghiệt này từng được xem là nguyên nhân gây ra cái chết đột ngột của một số người vì làm việc quá sức.
Thậm chí, năm 2019, nhiều nhân viên công nghệ đã dùng nền tảng code mã nguồn mở GitHub để phản đối các công ty công nghệ dùng văn hóa làm việc 996 cùng những lời hứa hẹn về tương lai để vắt kiệt sức lực nhân viên. Vì vậy, đối với một số nhân viên, bị sa thải lại trở thành cú hích cần thiết để họ giải thoát bản thân khỏi lĩnh vực công nghệ.
Nhân viên một công ty thương mại điện tử làm việc xuyên đêm trong dịp mua sắm Ngày Độc Thân ở Trung Quốc năm 2017
Nhưng đối với đa số các nhân viên của thế hệ Millennial ở Trung Quốc (những người sinh từ năm 1980 đến 1995), đợt sa thải này lại là một cú sốc lớn cho họ. Nhiều người đã phải trải qua quá trình giáo dục khắc nghiệt với hy vọng nhận được công việc trong mơ tại các hãng công nghệ lớn.
Giờ đây cuộc khủng hoảng việc làm này đã giáng một đòn mạnh vào những người xây dựng cuộc sống phụ thuộc vào thu nhập hào phóng của ngành công nghệ. Trong nhiều năm, đa số họ đã quen với mức thu nhập cao và các khoản thưởng tăng lương đều đặn, giúp họ mua được nhà tại các thành phố lớn cũng như đưa con đi học ở những ngôi trường đắt đỏ - các biểu tượng của tầng lớp trung lưu thành công tại Trung Quốc. Giờ đây bọn họ phải nghĩ đến các kế hoạch mới khi không còn nguồn thu nhập này nữa.
Anna, một người vợ nội trợ được Rest of World phỏng vấn cho biết, chồng cô giờ đã bước sang độ tuổi ngoài 30 khi bị sa thải vào tháng Tư vừa qua. Bên cạnh đó, cô còn tiết lộ hàng loạt khoản chi cho gia đình mình hàng tháng, bao gồm 1.099 USD tiền trả góp mua nhà, 560 USD khác cho đồ dùng, thực phẩm, 190 USD khác để chăm sóc con. "Tôi cảm thấy như trời đất đang sụp xuống." Anna còn không biết, liệu họ có đủ tiền cho con đi học hay không.
Berry Liu, người đứng đầu startup tuyển dụng tại Thâm Quyến cho biết, vào năm 2020, nếu một kỹ sư phần mềm cao cấp nhảy việc, anh ta có thể nhận được 10-20 lời chào mời với mức lương cao hơn từ 50% đến 100%. Nhưng giờ đây hầu hết các hãng lớn đều dừng tuyển dụng qua các công ty môi giới. "Mọi công ty đều nói về cắt giảm chi phí và gia tăng hiệu quả." Liu cho biết.
Dù đây chưa hẳn là một tín hiệu cho sự suy thoái dài hạn đối với ngành công nghệ, nhưng làn sóng sa thải quy mô lớn này cho thấy những người khổng lồ internet Trung Quốc không còn là công việc trong mơ hay tấm vé thành công cho các lao động trẻ nước này nữa.
Nhân viên Baidu ăn trong nhà ăn với các tấm vách nhựa
Trên thực tế, việc kinh tế Trung Quốc đi xuống trong thời gian vừa qua đã kéo theo làn sóng sa thải ở cả những lĩnh vực khác nữa. Dù mất việc, những người trong ngành công nghệ thường nhận được các khoản trợ cấp thôi việc cao hơn và có tiến tiết kiệm tốt hơn so với các ngành khác. Nhưng với sự bất ổn gia tăng trong ngành, nhiều lao động trẻ đang xem xét các công việc khác.
Li Xiaotian, nhà nghiên cứu Đại học Hong Kong cho biết, với việc tham gia ngành internet, một lớp lao động tài năng đã từ bỏ cơ hội làm việc trong lĩnh vực Nhà nước để theo đuổi thu nhập cao và cơ hội có được tên tuổi riêng. Nhưng khi ngành internet Trung Quốc bước vào giai đoạn độc quyền và cạnh tranh khốc liệt, nhiều tài năng này xem mình chỉ như những người lao động bị các ông trùm công nghệ bóc lột.
"Nếu bạn bị Jack Ma sa thải, bạn sẽ khó có thể tìm được công việc với mức lương tương tự." Li cho biết.
Điều này có thể lý giải cho sự tăng vọt lượng đơn xin việc nộp vào kỳ thi công chức quốc gia trong thời gian gần đây. Năm 2021, khoảng 2,12 triệu thí sinh đã tham gia kỳ thi này để cạnh tranh 31.200 vị trí công việc trong Nhà nước. Điều đó cho thấy, thế hệ sinh viên Gen Z đang từ bỏ giấc mơ làm giàu để chọn lấy công việc ổn định – một vị trí an toàn – dù thu nhập thấp hơn.
Các thí sinh đi bộ đến địa điểm thi để tham dự kỳ thi công chức quốc gia tại một trường đại học ở Nam Kinh năm 2020
Đối với Wang, cựu nhân viên của ByteDance và JD.com, cuối cùng cô cũng tìm được việc làm truyền thông xã hội tại một công ty dược phẩm vào tháng Tư vừa qua. Ngoài việc thu nhập bị giảm đến 40%, cô cũng phải làm quen với văn hóa công việc mới: mọi dự án đều phải được quản lý cấp cao phê duyệt, đồng nghiệp hầu hết là những người sắp đến tuổi về hưu và chẳng bao giờ làm việc xuyên ngày nghỉ.
Tuy nhiên, không bị căng thẳng do công việc lại làm cô lo lắng về vấn đề khác. Sau khi trải qua một giai đoạn thăng trầm của ngành công nghiệp internet, cô lo rằng điều đó lại xảy ra lần nữa: "Nếu công ty này cũng phá sản thì sao? Tôi không muốn bị nghiền nát khi một điều gì khác xảy ra."
Wang đang thực hiện nhiều kế hoạch dự phòng: hoàn thiện kỹ năng đồ họa, đăng ký cho kỳ thi công chức sắp tới, học về an toàn kiến trúc cũng như các chứng chỉ giảng dạy khác. Wang hy vọng khi 30 tuổi, cô có thể trở lại một công ty như ByteDance, nơi cô có thể làm việc chăm chỉ vài năm để tiết kiệm tiền cho nghỉ hưu trước khi bước sang 35 tuổi – độ tuổi nghỉ hưu không chính thức của ngành công nghệ.
Là cựu nhân viên của ByteDance, cô vẫn sở hữu các quyền chọn cổ phiếu của công ty và hy vọng về đợt IPO được công ty lên kế hoạch từ năm 2020. "Tôi không có bất kỳ tham vọng lớn nào nữa." Wang cho biết. "Tôi chỉ muốn có đủ tiền nghỉ hưu".
(Theo Tổ Quốc, RestofWorld)
Trung Quốc đã phạt Alibaba, Tencent cũng như hàng loạt doanh nghiệp khác vì không chấp hành quy định chống độc quyền về tiết lộ các giao dịch.
" alt=""/>Làn sóng sa thải của ngành công nghệ Trung Quốc lan rộng, giấc mộng 'công việc trong mơ' tan vỡLâm Thanh Hà sinh năm 1954 trong một gia đình nghèo ở Đài Loan (Trung Quốc). Nữ diễn viên sớm bén duyên với nghệ thuật sau khi lọt vào mắt xanh của đạo diễn Tống Nhân Thọ với vai chính đầu tiên trong phim “Song ngoại”.
Sở hữu vẻ đẹp thanh khiết, đầy khí chất cùng khả năng diễn xuất vượt trội, Lâm Thanh Hà nhanh chóng trở thành gương mặt triển vọng trong giới giải trí. Tên tuổi của bà những năm đầu gắn liền với các tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao như: "Bên dòng nước", "Thủy vân", "Nữ ký giả", "Tôi là một áng mây"... “Ngũ quan thanh thoát, đôi mắt chất chứa nỗi niềm của nữ diễn viên giúp các nhân vật của cô như sống giữa đời thực. Trăm năm nữa, có lẽ sẽ rất khó để tìm kiếm hình bóng một nữ diễn viên có được dung mạo, khi chất thế này”, một nhà báo kỳ cựu của Ifeng nhận định.
![]() |
Lâm Thanh Hà là tên tuổi sáng chói màn ảnh Hoa ngữ thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Nữ diễn viên phát triển sự nghiệp của mình song song ở cả Đài Loan, Hong Kong, có cơ hội làm việc với những minh tinh hàng đầu như Thành Long, Trương Mạn Ngọc...
Châu Tinh Trì không ngần ngại tiết lộ nữ diễn viên yêu thích nhất của anh là Lâm Thanh Hà. Vẻ đẹp của minh tinh gốc Đài Loan cũng từng khiến sao phim 'Vua hài kịch' phải suýt xoa: "Khi Lâm Thanh Hà mặc trang phục nữ nhân, cô ấy là mỹ nhân đẹp đến mê mẩn, nhưng khi khoác lên trang phục nam nhân cô ấy là "mỹ nam" vạn người say đắm".
Nữ diễn viên tham gia khoảng 100 phim điện ảnh, trong đó có những tác phẩm kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ như: Cuồn cuộn hồng trần, Đông Phương Bất Bại, Bạch phát ma nữ truyện... Đặc biệt, Đông Phương Bất Bại mà Lâm Thanh Hà thể hiện được đánh giá là kinh điển, khó có người vượt qua.
Tai tiếng tình cảm và cuộc hôn nhân ồn ào với tỷ phú
Lâm Thanh Hà có sự nghiệp vẻ vang, song chuyện tình cảm của bà gặp nhiều trắc trở. Nữ diễn viên từng trải qua cuộc tình với tài tử Tần Hán khi cả 2 hợp tác chung trong nhiều dự án.
![]() |
Mối quan hệ tình cảm với Tần Hán khiến Lâm Thanh Hà gánh tai tiếng "hồ ly tinh". |
Mối tình thầm kín cả 2 kéo dài thời gian trước khi bị truyền thông phanh phui. Đáng lưu ý, Tần Hán là một người đàn ông có vợ có con. Cũng vì điều này mà Lâm Thanh Hà vướng tai tiếng “kẻ thứ ba”. Bà sau đó vì không chịu được sức ép dư luận đã quyết định chia tay người mình yêu.
Năm 1994, Lâm Thanh Hà lên xe hoa cùng đại gia Hình Lý Nguyên. Cuộc hôn nhân là bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời bà. Nữ diễn viên quyết định rời làng giải trí để chuyên tâm cho cuộc sống Hào môn.
Dù rời xa làng giải trí nhiều năm, nữ diễn viên với cuộc sống của mình vẫn luôn nhận được sự quan tâm của truyền thông. Những lần xuất hiện ở phố, minh tinh một thời khoác trên mình những bộ cánh thời trang của các thương hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới cùng dàn vệ sĩ tháp tùng.
Sinh nhật Lâm Thanh Hà 60 tuổi năm 2014, Hình Lý Nguyên tặng vợ căn biệt thự trị giá 140 triệu USD (bao gồm kinh phí đất đai, xây dựng, nội thất...). Khu nhà rộng lớn có vườn hoa, phòng tập gym, hồ bơi, bốn phòng trưng bày quần áo, thư viện, phòng xem phim...
Cuộc hôn nhân tràn ngập sắc hồng kéo theo đó là những tin đồn. Một số nguồn tin tiết lộ Lâm Thanh Hà và chồng thực tế “cơm không lành, canh không ngọt”, chồng cô nhiều lần bị phát hiện ra ngoài hẹn hò. Từ năm 2006, một bài báo khẳng định do Lâm Thanh Hà không thể sinh quý tử nối dõi cơ nghiệp cho chồng khiến ông phải cặp kè với nhân tình ở Thượng Hải để kiếm một mụn con trai.
Đỉnh điểm cuối tháng 9/2018, thông tin Lâm Thanh Hà đệ đơn ly hôn chồng tỷ phú vì chồng ngoại tình khiến dư luận bất ngờ. Tuy nhiên, nữ diễn viên sau đó lên tiếng phủ nhận. Gia đình chúng tôi hạnh phúc mỹ mãn”, bà nói ngắn gọn. “Đông Phương Bất Bại” bên cạnh đó cũng dành nhiều lời có cánh cho chồng tỷ phú của mình: "Ông ấy suy nghĩ nhanh gấp hàng nghìn lần tôi".
Những năm qua, ngoài công việc chăm sóc gia đình, bà viết sách, tham gia các buổi giao lưu văn học. Bà xuất bản hai tập tản văn là "Song lý song ngoại" và "Mây đi, mây đến". Xinhua đánh giá Lâm Thanh Hà là kỳ nữ của làng giải trí, văn của bà cũng đẹp như người. Bên cạnh đó, Lâm Thanh Hà cùng chồng quản lý quỹ từ thiện Ngôn Ái.
Trong lần hiếm hoi phỏng vấn mới đây, nữ diễn viên nổi tiếng một thời chia sẻ về thời thanh xuân của mình. "Trước đây tôi thường cảm thấy không vui vẻ, cảm giác đó thực ra chỉ là sự bâng quơ của một người còn trẻ tuổi, chưa thực sự thấm thía dư vị của sự đau buồn. Giờ đây tôi ân hận vì thời đó không biết trân trọng cũng không tận hưởng, biết ơn điều đẹp đẽ mà tuổi thanh xuân mang lại, chỉ tự làm khổ bản thân vì những điều nhỏ nhặt... Khi nhận ra điều này, tôi không còn u buồn như một kẻ đa sầu đa cảm nữa. Tôi biết trân trọng hơn những gì mình đang có, biết sống cho hiện tại".
Clip Lâm Thanh Hà trong phim "Tiếu ngạo giang hồ" và "Đông Phương bất bại"
Thúy Ngọc
– Lý Gia Hân được mệnh danh là “Hoa hậu đẹp nhất lịch sử Hong Kong” nhờ sở hữu nhan sắc rung động lòng người. Người đẹp cũng có lịch sử tình trường tai tiếng trước khi tìm bến đỗ bên chồng đại gia hiện tại.
" alt=""/>Lâm Thanh Hà: Cuộc hôn nhân ồn ào của đệ nhất mỹ nhân Đài Loan và chồng tỷ phú