Tốt nhất là nên uống trà hạt thì là một cách thường xuyên, đặc biệt là trước khi kỳ kinh chuẩn bị tới.
3. Bổ sung đầy đủ magiê
Magiê có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và chúng rất hữu ích cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Magie giúp làm mềm và thư giãn các mô cơ, ngăn ngừa những cơn đau bụng kinh tấn công.
Trong thực tế, thiếu hụt magiê đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân hàng đầu của của những cơn đau thắt trong kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm chứa hàm lượng cao magiê bao gồm cá, rau lá xanh và sô cô la đen.
4. Sử dụng chiết xuất thiên ma
Black cohosh là một thảo dược tuyệt vời cho lợi ích chống viêm cũng như giảm và co thắt cơ cho phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt.
Nó không chỉ làm giảm đau trực tiếp ở tử cung mà còn hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau lan xuống đùi và lưng dưới.
![]() |
Loại thảo dược này là phương thuốc hữu hiệu giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm thiểu các triệu chứng bất lợi của hội chứng tiền kinh nguyệt và hội chứng mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi cũng như những triệu chứng bốc hỏa mặt, khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm.
5. Tăng cường bổ sung vitamin A
Bổ sung đầy đủ Vitamin A là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa đau bụng kinh nguyệt. Vì thế, bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm như cà rốt hay dầu gan cá tuyết để bổ sung Magie và điều chỉnh mức độ estrogen trong cơ thể, ngăn ngừa đau bụng trong kỳ kinh.
6. Uống trà gừng
Gừng là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để giảm bớt đau bụng kinh và một số tác dụng phụ khó chịu khác của chu kỳ kinh nguyệt.
Với đặc tính chống viêm của nó, gừng có thể giúp dịu cơn buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa mà nhiều phụ nữ gặp phải mỗi tháng. Bạn có thể uống trà gừng hoặc ăn các món ăn chứa gừng để giảm triệu chứng đau bụng kinh.
7. Sử dụng chiết xuất từ cây ích mẫu
Cây ích mẫu rất hiệu quả trong việc giảm co thắt tử cung, và cũng có đặc tính an thần nhẹ sẽ giúp làm giảm đau cơ và cải thiện giấc ngủ, nhất là vào ban đêm.
![]() |
Ngoài ra, cây ích mẫu được biết đến là một phương thuốc hiệu quả để giảm căng thẳng và lo lắng trong thời kỳ kinh nguyệt.
8. Thoa tinh dầu kinh giới ngọt
Tinh dầu Kinh giới ngọt là nguyên liệu tuyệt vời giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh. Chỉ cần xoa một chút tinh dầu lên bụng khi bạn cảm thấy đau, cảm giác đau và khó chịu sẽ giảm ngay lập tức.
9. Bổ sung OMEGA 6
Omega 6 là chất béo rất cần thiết cho cơ thể phụ nữ có liên quan đến việc cải thiện cấu trúc tế bào của hệ thống sinh sản, đồng thời giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trong khi đó, tình trạng viêm là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu Omega 6 như thịt đỏ hay các sản phẩm từ sữa để ngăn ngừa đau bụng khi tới chu kỳ kinh.
Phương Lam(Theo Allwomenstalk)
" alt=""/>Đau bụng kinh bí quyết giảm đau thật dễ dàng“Khi bé đã hồi tỉnh, hết thuốc giảm đau, bé bắt đầu xoay trở, khóc nhiều, bứt rứt, vết thương căng ra. Cậu bé chỉ bằng 3 bàn tay người lớn mà vết thương bằng 1/3 cơ thể nên việc vỗ về cũng rất khó”, chị Vũ Thị Hà Phương, Điều dưỡng trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM kể.
Vết thương hở nghĩa là nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, nhất là ở trẻ sơ sinh. Cứ 2 giờ/lần, các cô lại đến kiểm tra rồi đặt bé nằm nghiêng tuyệt đối. Việc thay tã cũng thường xuyên hơn vì nguy cơ nhiễm trùng. Bé được tắm khô bằng một dung dịch đặc biệt để đảm bảo vấn đề nhiễm khuẩn.
Khoa Sơ sinh đã phối hợp với bác sĩ của Khoa Bỏng - Phẫu thuật tạo hình hỗ trợ để tiến hành thay băng. Cậu bé được sử dụng những những loại gạc rất đặc biệt để chăm sóc vết thương hở. Vậy nhưng, vết thương vẫn tiết dịch khá nhiều vào những ngày đầu. Nỗi lo lắng của y bác sĩ cũng tăng lên.
“Chỉ sơ sẩy một chút, vết thương bị nhiễm trùng thì con lại phải chịu thêm đau đớn và hao phí công sức của ê-kíp phẫu thuật”, chị Phương tâm sự.
“Thách thức khi chăm sóc trẻ sơ sinh là nguy cơ nhiễm trùng. Ngày nào chúng tôi cũng thăm các cháu ít nhất 3 lần, trường hợp đặc biệt như cậu bé này sẽ càng nhiều hơn nữa”, bác sĩ Mậu nói.
Đến nay, vượt qua những ngày căng thẳng, vết thương của bé đã “đẹp” và lên mô hạt nhiều, tiến triển rất khả quan. Bác sĩ Mậu cho hay, trẻ đang được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh. Nguy cơ tái phát bướu máu không cao do đã được bóc tách gần như triệt để. Tuy nhiên, bé sẽ được lên kế hoạch theo dõi, tái khám sau khi xuất viện.