Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, song đặc biệt phổ biến ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường. Dùng quá nhiều thuốc (đặc biệt là các loại thuốc có nguy cơ cao như sulfonylure hoặc insulin), bỏ bữa, ăn không đủ hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp ở các bệnh nhân này.
Với người bình thường, không ăn uống, nhịn đói kéo dài, uống rượu nhiều, vận động quá sức... có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Cẩn trọng với hạ đường huyết vô thức
Theo thời gian, các đợt tụt đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết vô thức, nghĩa là hạ đường huyết không được nhận biết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, như run rẩy, nhịp tim nhanh.
Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, hạ đường huyết xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện cũng có thể gây hậu quả nặng nề.
Những tác động gián tiếp của biến cố này cũng có ảnh hưởng rất lớn. Những cơn hạ đường huyết nặng gây tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tâm lý lo sợ quá liều thuốc có thể khiến một số bệnh nhân tự ý cắt giảm liều và cắt giảm thuốc, không duy trì tuân thủ điều trị, dẫn tới việc không đảm bảo mục tiêu điều trị. Thậm chí, những nỗi lo này còn lan truyền tới người nhà, người chăm sóc cho bệnh nhân và toàn xã hội. Nhìn một cách tổng thể, khi hạ đường huyết xảy ra, người bệnh sẽ không thể đi làm và giảm năng suất lao động và gây ra hao phí rất lớn.
Để giảm thiểu được các tác động ở trên, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý:
- Không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
- Chuẩn bị sẵn một số sản phẩm có đường như kẹo, bánh, chocolate, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.
- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh. Nếu như tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên, có thể trao đổi với bác sĩ để được chuyển sang các loại thuốc có ít nguy cơ hơn.
Tiến sĩ Kiều Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên gia bất động sản đánh giá, nhìn từ bài học nhãn tiền là Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm, việc đẩy giá trúng lên cao nhưng không nộp tiền tại huyện ven Hà Nội là "chiêu bài" không mới, song tạo nhiều hệ lụy khiến thị trường bất ổn.
Trao đổi với PV. VietNamNet, chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc không phải hành vi phạm pháp. Nhưng có thể là dấu hiệu nhận biết ban đầu của một tội phạm hoặc một hành vi phạm pháp khác.
“Nếu đấu giá đất vì một âm mưu thổi giá, gây lũng đoạn thị trường thì cơ quan điều tra sẽ xem xét hành vi cụ thể đó, chứ không phải hành vi bỏ cọc. Tức là, đó có thể là dấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật nào đó, còn nếu chỉ bỏ cọc vì người mua không có nhu cầu mua nữa, không có âm mưu nào khác thì đó là hành vi thông thường, không vi phạm pháp luật.
Chế tài duy nhất có thể áp dụng là thu giữ tiền đặt cọc, không trả lại hoặc như Hà Nội vừa có chỉ đạo là công khai danh tính người trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền”, ông Đỉnh phân tích.
Về đề xuất hạn chế người bỏ cọc tham gia đấu giá trong 5 năm hoặc dài hơn, ông Đỉnh cho hay, đối với doanh nghiệp có quy định bị cấm tham gia đấu giá từ 6 tháng đến 5 năm, nhưng với cá nhân đấu giá đất nền thì không có chế tài này.
“Luật không quy định thì không được làm vì như vậy sẽ vi hiến. Hiện, luật pháp chưa có chế tài cụ thể với cá nhân trúng đấu giá nhưng bỏ cọc. Theo Nghị định 102 hướng dẫn Luật Đất đai 2024, nếu không nộp đủ tiền trong 120 ngày, họ sẽ bị hủy kết quả và chỉ mất tiền cọc”, vị chuyên gia nói.
Hạn chế giao đất đấu giá cho cá nhân tự xây nhà, đánh thuế bất động sản
Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, bản chất công cụ đấu giá đất nền là tạo chỗ ở cho người dân. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc đấu giá đất vừa qua, người trúng đấu giá hầu hết lại không phải là người dân địa phương. Điển hình như cuộc đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/8, chỉ có 2 người dân địa phương trúng đấu giá, còn lại là nhà đầu tư đến từ nơi khác.
Công cụ đấu giá đất nền bởi vậy đã biến tướng, trở thành cuộc chơi của các nhà đầu tư không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu tham gia đấu giá để rồi gần như lập tức sang tên, kiếm lời.
Chuyên gia đánh giá, việc Hà Nội hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư là hợp lý. Bởi, đấu giá theo dự án mới đầu tư đồng bộ hạ tầng và khắc phục được hiện tượng đầu cơ, găm giữ đất.
Trong các đợt “sốt” đất đấu giá trước đây, một số chuyên gia, hiệp hội đã kiến nghị chỉ cho phép người dân địa phương được quyền đấu giá đất nền; nếu người dân địa phương không tham gia thì mới cho phép người khác tham gia.
Theo ông Đỉnh, đây chưa phải giải pháp căn cơ, triệt để do các nhà đầu tư có thể “mượn tên” người dân địa phương để tham gia đấu giá, hoặc chính người dân địa phương lại trở thành những nhà đầu tư tham gia đấu giá để bán kiếm lời.
“Giải pháp này có thể hoàn thiện bởi các biện pháp bổ trợ khác, chẳng hạn quy định ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng đất sau khi trúng đấu giá trong một khoảng thời gian, ví dụ là 5 năm. Hoặc xử lý bằng chính sách thuế, nếu người trúng đấu giá chuyển nhượng đất ngay trong thời gian ngắn sau đó như 12 tháng thì phải chịu thuế suất cao”, ông Đỉnh nêu ý kiến.
Tuy nhiên, đó là giải pháp trong ngắn hạn, áp dụng cho trường hợp đấu giá đất nền. Về lâu dài, chuyên gia cho rằng, một giải pháp phổ quát, toàn diện nhất định phải triển khai là đánh thuế bất động sản để chống đầu cơ.
“Năm 2023, TPHCM đề xuất thí điểm thu thuế đối với bất động sản mà chủ sở hữu không trực tiếp sử dụng. Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia sau khi xảy ra các đợt sốt đất và là giải pháp triệt để nhất để kiềm chế giá nhà, đất, giúp điều tiết dòng tiền vào sản xuất kinh doanh và xóa bỏ tâm lý không gì giàu bằng buôn đất”, ông Đỉnh nói.
Theo dự thảo, người lao động trực 24/24 giờ được đề xuất hưởng mức phụ cấp như sau:
Phiên trực 24/24 giờ | Theo Quyết định 73 | Theo đề xuất mới | Mức tăng |
Bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt; Viện Pháp y tâm thần Trung ương; Viện pháp Y tâm thần Trung ương Biên Hòa | 115.000 đồng/người | 325.000 đồng/người | 210.000 đồng/người |
Bệnh viện hạng II; Viện Pháp y quốc gia; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực; Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực điều phối lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản mô, bộ phận cơ thể người). | 90.000 đồng/người | 255.000 đồng/người | 165.000 đồng/người |
Các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương; Trung tâm Pháp y cấp tỉnh; Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phân cơ thể người). | 65.000 đồng /người | 185.000 đồng /người | 120.000 đồng /người |
Trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y. | 25.000 đồng/người | 75.000 đồng/người | 50.000 đồng/người |
Người lao động làm việc theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp trực 24/24 giờ.
Người lao động thường trực theo kíp 12/24 giờ vào các ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, ngày Tết được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp trực 24/24 giờ.
Người lao động làm việc theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp trực 24/24 giờ.
Nếu trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Về chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, Bộ Y tế đề xuất theo bảng sau:
Đối tượng | Loại đặc biệt (đồng) | Loại I (đồng) | Loại II (đồng) | Loại III (đồng) |
Người phẫu thuật viên chính | 790.000 | 355.000 | 185.000 | 145.000 |
Người phụ mổ; Người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính | 565.000 | 255.000 | 145.000 | 85.000 |
Người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê; Người giúp việc trực tiếp cho ca mổ | 340.000 | 200.000 | 85.000 | 45.000 |
Đề xuất về mức phụ cấp phẫu thuật của Bộ Y tế; mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại.
Theo Quyết định 73, phẫu thuật viên chính của ca mổ loại đặc biệt có mức phụ cấp chỉ 280.000 đồng, theo đề xuất mới, mức tăng là 510.000 đồng (hơn 2,8 lần mức hiện nay). Với ca mổ loại I, loại II, loại III, mức tăng cho phẫu thuật viên chính lần lượt là: 230.000 - 120.000 và 95.000 đồng.
Người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính trong ca mổ loại đặc biệt hiện nay được hưởng 280.000 đồng, theo đề xuất mới, mức phụ cấp tăng lên 565.000 đồng (tăng 285.000 đồng). Với ca mổ loại I, loại II, loại III, mức tăng cho nhóm đối tượng này lần lượt là: 130.000 - 80.000 và 35.000 đồng.
Tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc tổ chức cuối năm 2022, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng phụ cấp trực 24 giờ của y bác sĩ rất thấp và không phù hợptrong khi thời gian học tập, đào tạo dài hơn ngành nghề khác.
Theo quy định mới nhất, để được cấp chứng chỉ hành nghề, một bác sĩ phải dành tới 6 năm học đại học y khoa và mất ít nhất 12 tháng thực hành. Trong khi, cả một ngày đêm trực vất vả, bác sĩ tại bệnh viện hạng I hay đặc biệt (như Hữu nghị Việt Đức, Bạch Mai, Trung ương Thái Nguyên, Trung ương Huế, Chợ Rẫy...) chỉ nhận được 115.000 đồng. Một ca trực đêm 12 giờ của bác sĩ bệnh viện hạng III (thường là tuyến huyện) chỉ nhận hơn 30.000 đồng, chưa đủ mua một bát phở theo thời giá hiện tại.
Bộ Y tế từng xếp "thu nhập" là một trong những nguyên nhân cho việc chuyển dịch nhân lực từ công sang tư nhưng cơ quan này vẫn cho rằng đây không phải là yếu tố ảnh hưởng tiên quyết.