- Từ một người ngoại đạo, hành trình trở thành một MC thời tiết VTV của bạn như thế nào?
Tất cả đến với tôi là một chữ "duyên". Tôi học chuyên ngành marketing ở TP.HCM. Năm thứ 3 đại học, tôi đăng ký một lớp luyện giọng MC online của một cô giáo ngoài Bắc. Thời điểm đó đúng lúc dịch căng thẳng nên gia đình quyết định cho tôi ra Hà Nội thực tập. Chính vì vậy, tôi tiếp tục theo học lớp luyện giọng trực tiếp. Khi học xong, cô giáo gợi ý tôi nên học một lớp MC sự kiện để biết. Tôi cũng nghĩ trong lúc mình đang có thời gian nên thử luôn vì muốn trải nghiệm.
Từ mối duyên này, tôi dần nhận làm MC những sự kiện nho nhỏ, kinh phí chỉ đủ trang điểm. Dần dần, tôi nhận thấy bản thân cũng có năng khiếu. Tuy nhiên, khi dẫn sự kiện một thời gian, tôi thấy bản thân mong muốn một môi trường khác hơn là sự kiện.
Cũng đúng thời điểm đó, trung tâm thời tiết của VTV có tuyển MC nên tôi đăng ký. Rất nhiều bạn giỏi và xinh là hoa khôi các trường tham gia nên tôi nghĩ mình thử sức thôi ngoại hình không nổi trội, giọng nói địa phương.
Nhưng sau một thời gian tập luyện, thử thách, tôi may mắn được chọn. Người ta nói "cần cù bù thông minh" quả không sai. Tôi dùng sự siêng năng để nỗ lực suốt thời điểm ấy và thành quả cuối cùng cũng đến.
![]() | ![]() |
- Với những người đúng chuyên ngành đã khó, còn với một người ngoại đạo như Khánh Linh, khó khăn bạn gặp phải trong suốt quá trình theo đuổi ước mơ trở thành MC là gì?
Hành trình trở thành một MC thời tiết với tôi không quá khó khăn nhưng cũng gặp nhiều thử thách.
Sau khi vượt qua nhiều vòng tuyển chọn, tôi may mắn có mặt trong danh sách thực tập tại VTV 5 tháng. Đó là quãng thời gian thử thách, áp lực với tôi. Hằng ngày tôi đều tới cơ quan tập nói nhưng không biết mình có được lên sóng hay không.
Thời điểm đó, tôi có cảm giác bản thân thụt lùi so với các bạn vì hạn chế chiều cao và giọng nói địa phương. Có những đêm trở về nhà, tôi buồn và khóc nhiều nhưng rồi vẫn cố gắng với suy nghĩ dù chỉ có 1% cơ hội tôi cũng sẽ nỗ lực hết mình. Và cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với tôi. Sự nỗ lực của bản thân cũng chính là yếu tố tạo nên may mắn cho chính tôi trong công việc này. Tôi rất tự hào, yêu nó và chưa bao giờ hối hận khi đã chọn phát triển bản thân theo con đường này.
Sau khi được chọn lên sóng, tôi cũng vẫn bị áp lực rất nhiều vì chưa có kinh nghiệm. Những ngày đầu mới dẫn, tôi phải quay đi quay lại liên tục, bị mắng vì chưa chỉn chu, dẫn còn vấp và sẽ cho nghỉ nếu không thay đổi, cải thiện. Tôi thấy áp lực bởi nếu mình làm không tốt thì không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn cả một ê-kíp. Hiện tại, khi đã quen dần, tôi có thể dẫn thành thục hơn.
Tôi không biết các bạn khác như thế nào nhưng khi bị mắng, một lần tôi suýt bật khóc trên sóng vì quá áp lực. Lúc đó, tôi cảm giác đầu óc mình trống rỗng. Sau buổi hôm đó, tôi rút ra được nhiều bài học. Tôi cảm giác mình trưởng thành hơn nhiều. Dần dần, tôi yêu sự áp lực đó lúc nào không hay. Tôi coi áp lực là sự thúc đẩy với mình. Có người thúc, có người chê tôi mới thay đổi được.
Không trau dồi, học hỏi sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị ‘out’
- Bạn nghĩ ngoài năng lực điều gì quan trọng giúp mình được chọn dù thấy tự ti hơn các bạn về ngoài hình?
Tôi nghĩ, thái độ làm việc chăm chỉ, nghiêm túc là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá mọi người trong công việc. Với người làm truyền hình, điều đó càng đòi hỏi cao hơn. Đảm bảo giờ giấc, tôn trọng mọi người là điều quan trọng bởi chúng tôi phải lên sóng đúng giờ. Bên cạnh đó, tâm lý vững vàng cũng là điều cần có của một người mới. Đây là môi trường có tính đào thải lớn, nếu không vững vàng, trau dồi, học hỏi sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị ‘out’ khỏi guồng quay công việc này.
- Hình như Khánh Linh có một quá khứ tưởng chừng không thể lên sóng, đó là gì vậy?
Mọi người có tin là từ năm lớp 12 đến tận năm 2 đại học, tôi nặng 75kg khi chỉ cao 1,57m không? Lúc đó, tôi nghĩ mình bị béo phì.
Thời điểm đó, tôi rất xuề xòa, không biết trang điểm, chưa có ý thức làm đẹp cho bản thân như hiện tại. Thời là sinh viên, tôi làm thêm đều là công việc phía sau sân khấu. Khi bước chân ra Hà Nội, tôi thay đổi hẳn vì thấy các bạn gái ngoài này xinh quá. Khi bén duyên con đường MC, tôi đã tự dặn lòng phải thay đổi bản thân và bắt đầu hành trình giảm cân.
Tôi giảm hơn 23kg trong 1 năm. Tôi cắt đồ ngọt, ăn uống điều độ, khoa học và chăm chỉ tập luyện để hướng tới mục tiêu mình mong muốn. Có những đêm tôi khóc vì đói nhưng cố chịu vì yêu thích công việc dẫn chương trình.
Sau khi giảm cân thành công, tôi cũng nhìn mọi người để thay đổi cách ăn mặc. Tôi thực sự mới hoàn thiện bản thân vào cuối năm 2022. Nhưng nói thật, thay đổi bản thân chưa đủ để được chọn là MC thời tiết. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để có được cơ hội này.
BTV Ngọc Trinh là Idol
- Sau khoảng 1,5 năm lên sóng, Khánh Linh của hiện tại khác với Khánh Linh ngày đầu như thế nào?
Trước kia Khánh Linh chỉ được 2 điểm thôi thì hiện tại đã được khoảng 8 điểm. Trước kia, tôi chỉ được dẫn các bản tin ở kênh phụ giờ được lêndẫn thời tiết bản tinChào buổi sáng và bản tin thời tiết sauThời sự 12h
Được làm việc trong môi trường nhiều người đẹp, chuyên nghiệp, tôi cũng thay đổi nhiều để hòa nhập, giúp bản thân có nhiều cơ hội tốt hơn trong công việc. Tôi cũng tự tin, cởi mở hơn với mọi người trong khi trước đây rất rụt rè. Tôi cũng điềm đạm hơn, suy nghĩ cũng cũng thấu đáo hơn trong tất cả mọi chuyện.
Làm truyền hình đòi hỏi sự chính xác. Trong quá trình làm việc, tôi tự nhiên cũng thay đổi, kỷ luật hơn, đúng giờ hơn. Ví dụ những hôm dẫn sáng, tôi thức dậy đều đặn đúng 3h30’ sáng sau đó lên cơ quan trang điểm và vào sóng lúc 5h30’. Chính vì vậy, tôi cũng tập cho mình thói quen sinh hoạt đều đặn, ngủ sớm, dậy sớm để có tinh thần tỉnh táo hơn khi làm việc.
![]() | ![]() |
- Làm việc trong môi trường quá nhiều người giỏi và đẹp vừa là động lực vừa là áp lực với bạn như thế nào?
Tôi thấy hãnh diện khi là một phần nhỏ của VTV. Với một môi trường chuyên nghiệp, nhiều người giỏi và đẹp như vậy, tôi đương nhiên phải tự thôi thúc bản thân, chạy đua với chính mình để nỗ lực chinh phục những mục tiêu trong công việc. Môi trường này cũng giúp tôi học tập và trau dồi được thêm nhiều kiến thức.
Bắt đầu với vị trí MC nhưng khi nhìn thấy các anh chị đi trước tài năng quá, làm được rất nhiều công việc hay, tôi lại đặt ra mục tiêu muốn được giống như họ, muốn được trải nghiệm thật nhiều lĩnh vực như sản xuất, biên tập viên… Đó cũng chính là lý do tôi đăng ký học cao học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Mỗi ngày tôi luôn nghĩ bản thân đều phải cố gắng cố gắng để chinh phục những đỉnh cao mới.
- Ai là người mà bạn ngưỡng mộ khi theo đuổi nghề MC?
Đó là BTV Ngọc Trinh của VTV24. Tôi rất thích câu nói của chị: “Khi làm việc, tôi thích áp lực lắm, không có áp lực tôi không làm việc được”.
Chị Ngọc Trinh là người có kiến thức nền tốt và một phong thái dẫn tự nhiên, thoải mái. Dù nhiều khi những bản tin tài chính được mọi người nhận xét cứng nhắc nhưng khi xem chị dẫn, tôi thấy hay vì thu nhận được nhiều thông tin mình cần.
Đó là điều mà những người trẻ chúng tôi phải học hỏi, không chỉ ở phong thái, cách dẫn mà còn ở việc luôn phải trau dồi, nâng cao kiến thức xã hội cho bản thân.
- Một cô gái độc lập, mạnh mẽ và quyết liệt trong công việc liệu có khiến phái mạnh cảm thấy lép vế khi yêu?
Có người nói tôi cá tính mạnh nên khi yêu có lẽ sẽ khiến các chàng phần nào “sợ”. Nhưng thực chất, khi yêu tôi lại là một con người hoàn toàn khác. Tôi muốn được người đàn ông của mình yêu thương, che chở nên cũng mềm mỏng và nhẹ nhàng.
Nhưng với tôi, yêu là phải vui, phải cùng nhau tiến bộ trong công việc, cuộc sống chứ không phải ngồi khóc lóc suốt ngày. Tôi không có gu bạn trai nhất định nhưng chắc chắn đó phải là người có tính quyết đoán, chí tiến thủ và cùng nhau tiến bộ khi cả hai chọn đi chung đường.
Sau sự việc một học sinh của trường Tiểu học Nam Trung Yên bị gãy chân do va chạm với xe taxi ở ngay trong trường, rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn về vấn đề an toàn của con em mình khi đến lớp.
Trong cuộc đua người người trông xe, nhà nhà thành bãi đỗ, không thể không nhắc tới các trường học - nơi mà sân chơi cho học sinh được coi là điểm gửi xe lý tưởng. Vì thế, câu chuyện tai nạn giao thông hiện nay không còn là “đặc sản” của đường phố mà nó có thể hiện diện ngay cả ở nơi tưởng như an toàn nhất: Học đường.
Học sinh mất chỗ chơi
Trường THPT Quang Trung - Đống Đa ở 178 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) là một ngôi trường đẹp. Bên cạnh các dãy phòng học đẹp đẽ, khang trang, sân trường cũng khá rộng rãi. Vì thế lúc giải lao hoặc sau giờ tan lớp, nhiều học sinh vẫn lưu lại trường để chơi thể thao, tập bóng, đá cầu...
![]() |
Sân trường THPT Quang Trung - Đống Đa biến thành bãi trông xe cỡ lớn chiếm gần hết nơi vui chơi của học sinh |
Tuy vậy thời gian gần đây nhiều em đã phải từ bỏ thói quen này bởi nhà trường đã làm dịch vụ trông giữ xe ô tô ngày đêm. Sân trường lúc nào cũng thường trực ít nhất 10 - 15 xe ô tô các loại. Do xe ô tô của khách đậu lấn chiếm hết chỗ chơi nên việc chạy nhảy, nô đùa của các em không còn thoải mái như trước nữa.
Bên cạnh đó, bảo vệ nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở do lo ngại học sinh hiếu động khi chơi thể thao hay đùa nghịch có thể dẫn đến va chạm, làm xước sơn hay hỏng gãy gương kính xe của khách.
![]() |
Bãi trông giữ xe trong sân trường THPT Quang Trung - Đống Đa |
Anh Nguyễn Đức V - một phụ huynh có con học tại đây cho biết: “Trước đây, sau giờ học cháu nhà tôi thường nán lại khoảng 30 phút để chơi bóng với bạn. Nhưng bây giờ thì bọn trẻ không còn được “rộng cẳng” như vậy nữa vì lúc nào cũng lo đá bóng làm vỡ kính xe thì bố mẹ sẽ phải đền. Tôi cũng muốn góp ý với nhà trường, nhưng cũng ngại việc góp ý này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu nên đành động viên con tìm chỗ khác chơi vậy”.
![]() |
Lo làm hỏng xe của khách và phải đền khiến học sinh không còn dám vô tư chạy nhảy nô đùa |
Không chỉ chiếm dụng mất sân chơi của học sinh, việc tổ chức cho trông giữ xe ô tô ngay trong sân trường cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn do học sinh mải nô đùa, trong khi trường THPT Quang Trung - Đống Đa lại cho phép xe ô tô ra vào liên tục bất kể giờ giấc.
Có mặt tại trường vào sáng 24/2, chúng tôi còn chứng kiến một chiếc xe gửi tại đây bỗng dưng hú còi báo động ầm ĩ ngay giữa giờ học. Nhân viên bảo vệ phải mất đến gần 10 phút vẫn không thể nào tắt được thứ âm thanh quái ác làm ảnh hưởng đến việc học của toàn trường.
![]() |
Ô tô ra vào sân trường THPT Quang Trung - Đống Đa ngay trong giờ ra chơi của học sinh |
Tương tự, tại trường Tiểu học Nghĩa Dũng ở 55 Nghĩa Dũng (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng biến thành bãi trông giữ xe từ nhiều năm nay.
Có mặt tại đây sáng 28/2, dù đang trong giờ học nhưng chúng tôi vẫn đếm được có tới 13 chiếc xe đang đậu trong sân trường. Chị P.T.H - một phụ huynh nói với vẻ đầy sự ái ngại: “Đây là trường tiểu học nên các cháu học sinh đều chưa tới 10 tuổi. Chính vì còn quá nhỏ nên khả năng quan sát và phản ứng với xe cộ rất hạn chế không thể nhanh nhạy như người lớn. Trẻ con lại mải chơi, vậy mà nhà trường vẫn cho xe ô tô được ra vào tự do nên tôi rất lo, nhỡ con mình xảy ra vẫn đề gì thì biết kêu ai?”.
Mất bò vẫn chưa làm chuồng
Thanh minh về việc sử dụng sân trường làm nơi trông giữ xe, bà Đỗ Thị Mai Thanh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghĩa Dũng cho biết, sau sự cố xảy ra ở trường Tiểu học Nam Trung Yên, Ban giám hiệu của trường Tiểu học Nghĩa Dũng cũng rất lo nguy cơ xảy ra tai nạn với học sinh.
![]() |
![]() |
Bãi gửi xe trong trường Tiểu học Nghĩa Dũng |
“Hiện nay trường Tiểu học Nghĩa Dũng có 4 xe ô tô là của giáo viên và khoảng hơn 10 xe là của người dân xung quanh gửi. Với các xe ô tô của giáo viên, chúng tôi yêu cầu các cô phải đến thật sớm trước khi học sinh tới lớp và về thật muộn sau khi các em đã ra hết sân trường. Còn việc nhận trông xe thêm là nhà trường cũng muốn tạo thêm nguồn thu cho quỹ của công đoàn vì hiện nay quỹ rất eo hẹp. Ngoài ra một phần được dùng để chi trả lương cho bảo vệ” - bà Thanh nói.
Về trách nhiệm cá nhân, bà Thanh cũng thừa nhận: “Việc cho gửi xe trong sân trường dù đứng ở góc độ nào mà nói cũng là không đúng. Nếu có nguồn thu thì tất cả mọi người đều được hưởng, nhưng khi xảy ra sợ cố thì hiệu trưởng lại là người chịu trách nhiệm chính. Không chỉ là nguy cơ tai nạn, giả sử xảy ra cháy nổ, mất mát tài sản thì tôi cũng phải là người đứng ra giải quyết. Vì thế nếu cơ quan chức năng yêu cầu chấm dứt thì trường cũng sẽ chấp hành”.
![]() |
Trường Tiểu học Nghĩa Dũng với tấm biển “Học sinh chấp hành luật lệ ATGT” cỡ lớn bên ngoài cổng |
Trong khi đó, khi được hỏi về chủ trương nhận trông giữ xe của trường mình, bà Nguyễn Thị Kiều Hạnh - Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung - Đống Đa lại từ chối vì lý do bận đi họp. Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, bà Hạnh cho rằng số lượng xe ô tô gửi trong trường là không đang kể và không có gì đáng phải quan tâm.
Thực tế với việc xe ô tô gia tăng chóng mặt như hiện nay thì nhu cầu về bãi đỗ là rất lớn. Thế nhưng, tận dụng sân chơi của học sinh để làm dịch vụ thu tiền thì cũng cần phải xem lại, nhất là khi việc này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và sự an toàn của các em. Mặt khác, bấy lâu nay chúng ta vẫn kiên quyết dẹp bỏ các điểm trông giữ xe không phép thì việc tồn tại những bãi xe “dù” trong trường học cũng không thể là ngoại lệ.
Theo Nguyễn Long/ Báo An ninh Thủ đô
Vờ ở trọ, cướp laptop
Ngọc Anh, sinh viên Trường CĐ Phát thanh truyền hình 2 Hà Nam kể lại: “Chỗmình, trộm cắp phải gọi là liều và rất nhiều mưu mô. Giả làm người bán tăm nhânđạo, bán hàng, buôn đồng nát….để tiếp cận phòng trọ của sinh viên, tiện thể thấyhọ hở ra cái gì là “chôm” mất luôn. Mình biết vậy nên rất đề phòng thế mà lần đócòn bị mất cái điện thoại, cũng may giá trị của nó không cao lắm”.
![]() |
Sinh viên than thở trên facebook |