Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM công bố điểm chuẩn đại học,ĐiểmchuẩnTrườngĐHSânkhấuĐiệnả24/7 cao đẳng năm 2017.
Điểm trúng tuyển được tính theo công thức sau: Điểm xét tuyển là tổng điểm môn Văn, môn Phân tích tác phẩm nghệ thuật (hệ số 1) và môn Năng khiếu (nhân hệ số 2). Điểm liệt theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tỷ lệ công dân trên 65 tuổi của nước này tăng từ 8,9% vào năm 2010 lên 13,5% vào năm 2020. Ảnh: Reuters
Giữa cuộc tổng điều tra lần trước và lần này, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ chính sách một con khét tiếng của mình, nâng giới hạn lên 2 con, nhưng chính sách mới không có tác động nhiều.
Tiến sĩ Ye Liu, giảng viên cấp cao về phát triển quốc tế tại Đại học King’s College London cho rằng giới hạn 2 con là một “chính sách giá rẻ”.
“Chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch sinh đẻ mà không đưa ra bất kỳ cam kết nào. Vì vậy, về cơ bản, họ đã chuyển trách nhiệm cho người dân, đặc biệt là phụ nữ”.
Với cam kết tăng tuổi nghỉ hưu, phụ nữ sẽ càng khó khăn hơn trong việc trông cậy vào ông bà trong việc hỗ trợ chăm sóc con cái.
Tiến sĩ Lu cũng đề xuất chấm dứt mọi giới hạn sinh đẻ, để “tự do hoá hoàn toàn và khuyến khích sinh con”, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho phụ nữ.
Có một số điều không thể thay đổi. Bà Yen-hsin Alice Cheng, phó giáo sư tại Academica Sinica (Đài Loan) nhận định: “Đó là áp lực của cha mẹ đối với cuộc sống của thế hệ trẻ. Nhưng thế hệ trẻ lại cảm thấy họ đang phải đối mặt với một loạt bất ổn và rủi ro hoàn toàn khác, cũng như các rủi ro và sự cạnh tranh khó khăn từ thị trường lao động. Không phải họ không muốn có gia đình mà là mọi thứ ngày càng khó khăn”.
Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là thời gian khi mà người trẻ ở Đông Á vẫn cảm thấy cần phải hiếu thảo và không yên tâm khi đi ngược lại mong muốn của cha mẹ.
Dữ liệu điều tra dân số cũng cho thấy sự gia tăng dân số di cư từ nông thôn đến thành thị và giảm quy mô hộ gia đình trung bình xuống còn 2,62 người - cái mà bà Ning cho rằng phản ánh “sự di chuyển dân số ngày càng tăng” và cải thiện vấn đề nhà ở, cho phép người trẻ ra ở riêng.
Nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc chọn không sinh con hoặc sinh ít con vì các lý do kinh tế, xã hội. Ảnh: Xinhua
Giáo sư Carl Minzner, giáo sư luật tại ĐH Fordham, cho biết các dữ liệu phù hợp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của Trung Quốc, nhưng cũng có những lo ngại về việc liệu bộ phận dân số di cư có trở thành “công dân hạng 2” hay không.
“Câu hỏi thực sự là liệu họ có được hưởng các dịch vụ xã hội và giáo dục bình đẳng với dân cư thành thị hay không?”
Antonia, một nhân viên pháp lý ở Thượng Hải nhận ra rằng cô không muốn sinh con khoảng 6-7 năm trước. Cô gái 34 tuổi này yêu trẻ con và khi còn trẻ, cô luôn tưởng tượng ra việc sẽ sinh ra những đứa con đáng yêu. Nhưng càng trưởng thành, cô càng thấy cuộc sống bất công. Cô bắt đầu gạt bỏ những áp lực của gia đình, xã hội và chính phủ về việc trở thành một bà mẹ.
“Càng ngày tôi càng nghĩ: Đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn. Tôi đã có một lựa chọn”.
Antonia - người tự mô tả mình là một nhà nữ quyền và thuộc tầng lớp lao động - quyết định không sinh con vì những lý do liên quan đến các yếu tố đã được phân tích: Tính linh động của xã hội bị đình trệ, sinh hoạt phí cao, dịch vụ chăm sóc trẻ công lập hiếm hoi và phân biệt đối xử ở công sở.
Nhiều người phụ nữ như Antonia đang từ chối những hệ quả mà việc làm cha mẹ đặt lên cơ thể, sự nghiệp và cuộc sống riêng tư của họ nặng nề hơn so với người đàn ông.
“Thành thật mà nói, tôi nghĩ nếu chính phủ muốn người dân sinh thêm con, việc của họ là phải giúp chúng tôi có cuộc sống thoải mái hơn”.
“Sinh con không phải là nghĩa vụ của chúng tôi” - Antonia nói.
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Trung Quốc 'khốn đốn' vì dân số, giáo sư đề xuất chính sách 'một vợ nhiều chồng'
Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực đảo ngược sự thiếu cân bằng giới tính nghiêm trọng gây ra bởi chính sách một con và đang khuyến khích các cặp đôi sinh nhiều con hơn.
" alt="Phụ nữ Trung Quốc: ‘Sinh con không phải nghĩa vụ của chúng tôi’" />Phụ nữ Trung Quốc: ‘Sinh con không phải nghĩa vụ của chúng tôi’
Thật may mắn hai mẹ con tôi vẫn đủ sức khỏe, sự mạnh mẽ để đi cùng nhau cho đến khi con gái lớn lên. Được mẹ chăm sóc, che chở, con gái tôi vào học một trường cao đẳng sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Tuy nhiên cháu không chăm chỉ học hành mà chỉ mải yêu đương. Vốn có nhan sắc, khéo ăn nói, suốt thời đi học, cháu thay không biết bao bạn trai. Tôi nhiều lần nhắc nhở nhưng cháu không hề để tâm.
Sau khi ra trường, đi làm tại một nhà máy, cháu yêu một người cùng chỗ làm. Hai cháu tỏ vẻ yêu đương thắm thiết, mãnh liệt. Nhìn người bạn trai của con gái, tôi có cảm giác không đáng tin nên có khuyên bảo nhưng như mọi lần, cháu bỏ ngoài tai. Cuối cùng, con gái tôi có thai và thanh niên kia nhanh chóng phủi bỏ trách nhiệm.
Con gái đòi bỏ thai nhưng thấy đó là việc làm quá nhẫn tâm, tôi đã khuyên con giữ cái thai lại. Sau này, dù đói khổ hay sung sướng, tôi cũng sẽ giúp con vượt qua khó khăn.
Những năm sau đó, tôi cố gắng giúp con nuôi cháu. Vậy mà con gái chẳng có chút tình cảm nào với con mình. Cháu thường xuyên bỏ con lại cho bà ngoại chăm sóc và mải miết chạy theo các mối tình khác. Từ việc ăn uống đến đi chơi, đi học của cháu ngoại đều một tay tôi lo.
Gần đây nhất con gái tôi lại có bạn trai mới. Người này là trai tân, gia đình khá giả. Các cháu quen nhau qua lần dự đám cưới của người bạn. Cả hai đều thể hiện yêu đương nhau mãnh liệt. Bởi vậy chỉ mới quen nhau chưa được bao lâu, cháu đã đòi làm đám cưới. Tôi khuyên con gái nên bình tĩnh suy nghĩ, tìm hiểu kỹ đối phương và gia đình anh ta để tránh những đổ vỡ sau này. Cháu xua tay và kiên quyết với quyết định của mình.
Đáng buồn hơn, cháu tuyên bố, sau khi kết hôn, cả hai sẽ dọn ra ở riêng. Vì chồng tương lai chưa thích có con nên con gái tôi sẽ gửi con riêng lại cho tôi nuôi.
Tôi rất thương cháu ngoại và không ngại gì việc nuôi nấng, chăm sóc cháu. Nhưng khi cháu còn nhỏ, tôi có thể chăm sóc được. Sau này lớn lên, cháu cần có mẹ bên cạnh để lo việc học hành và phát triển về tâm, sinh lý. Tôi cũng hiểu rằng không ai có thể chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn cha mẹ.
Dù tôi phân tích đủ điều nhưng con gái tôi tuyên bố thẳng: Con yêu anh kia và không muốn người kia phật lòng. Khi tôi nói, mình từng hi sinh hạnh phúc riêng để nuôi con khôn lớn, con gái tôi lại lớn tiếng chê tôi tư tưởng cổ hủ, phong kiến.
Tôi nên làm gì với con và cháu mình? Nhìn cháu nhỏ hồn nhiên vui đùa mà lòng tôi đau như cắt.
Độc giả Nguyễn Phúc(55 tuổi)
Tôi bế tắc vì yêu người phụ nữ từng qua 'một lần đò'
Năm nay tôi ngoài đã 30 tuổi, tôi yêu và muốn lập gia đình với một người phụ nữ hơn tuổi, có con riêng. Tôi phải làm gì để thuyết phục bố mẹ bây giờ?
" alt="Con gái tôi chối bỏ việc nuôi con, chạy theo tiếng gọi tình yêu" />Con gái tôi chối bỏ việc nuôi con, chạy theo tiếng gọi tình yêu
Năm ngoái, mình được nghe một câu chuyện thế này. Anh bác sĩ trung niên bảo chàng bác sĩ trẻ: “Này việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân Covid-19 cậu để anh làm nhé. Việc này dễ khiến người làm thủ thuật bị lây bệnh từ bệnh nhân. Cậu còn trẻ, đời còn dài, để việc đấy anh làm!”.
Câu chuyện cảm động ấy diễn ra tại chính Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cơ sở y tế đầu bảng của cả nước về bệnh truyền nhiễm đã điều trị non nửa số bệnh nhân Covid-19 của cả nước từ đầu dịch tới giờ.
Suốt hơn một năm qua bệnh viện này đã đứng vững, các bác sĩ, điều dưỡng và đội ngũ thầy thuốc, nhân viên ở đó đã vượt qua rất nhiều gian khó và thách thức. Họ không chỉ điều trị cho những bệnh nhân được đưa đến đây, cứ lúc nào nơi nào có dịch là các thầy thuốc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lại cấp tốc lên đường.
Họ giúp thiết lập những bệnh viện dã chiến ở những tỉnh có dịch, lập nên những đơn nguyên hồi sức tích cực trong thời gian ngắn kỷ lục để điều trị bệnh nhân nặng bằng máy thở, hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) và các trang thiết bị hiện đại mà họ mang từ bệnh viện của mình xuống.
Họ gấp rút đào tạo, cầm tay chỉ việc cho các nhân viên y tế địa phương để thích ứng ngay lập tức với công việc điều trị bệnh nhân Covid-19 theo những quy trình chuyên khoa nghiêm ngặt.
Họ đã trải qua 2 tháng chống dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam; 2 tháng ăn Tết trong bệnh viện dã chiến ở Hải Dương. Đó thực sự là những kỳ tích.
Covid-19 là dịch bệnh phức tạp, không thể lường hết được những chuyển động khôn lường của nó. Việc phát hiện 15 ca dương tính liên quan đến các thầy thuốc, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong ngày 5/5 dĩ nhiên là một tin không vui, nhưng đó cũng chỉ là thêm một thử thách nữa mà mình tin là bệnh viện sẽ vượt qua.
Trong những thời khắc này mong cộng đồng và đồng nghiệp cùng sát cánh bên tập thể thầy thuốc của Bệnh viện anh hùng này, tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua thử thách khắc nghiệt này.
Mình tin là họ sẽ chiến thắng!
Vũ Mạnh Cường
Chữa Covid-19 bằng gọi vong, thầy đồng hét giá 15 triệu
Một thầy đồng tuyên bố chữa Covid-19, ung thư bằng việc thỉnh vong. Người này còn khẳng định cả nước Mỹ chỉ cần biết cách giải nghiệp sẽ thắng được đại dịch.
" alt="Cuộc trò chuyện xúc động của 2 bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương" />
...[详细]