Tiến sĩ Trần Việt Dũng là người sáng tạo nhiều loại cờ trò chơi trí tuệ nhất. |
Trong thời gian 2 năm (2019-2020), tác giả suy nghĩ, sáng chế ra 10 loại cờ khác nhau, gồm: Cờ tri thức, Cờ hình, Cờ số, Cờ bóng đá, Cờ bóng rổ, Cờ sao, Cờ hợp, Cờ động vật, Cờ trận và Cờ bình. Trong đó, đặc biệt là Cờ tri thức, Cờ hình và Cờ số được nhiều người yêu thích, thường xuyên luyện tập, thi đấu.
Cụ thể, Cờ tri thức là môn thể thao trí tuệ diễn ra giữa 2 người chơi. Mỗi bên gồm 12 quân (quân xanh - đỏ) thi triển quân mình sao cho giành được nhiều điểm hơn thì thắng hoặc thắng "knock out" - ăn một lúc hai quân. Việc ăn quân dựa vào nguyên tắc khớp nội dung. Cờ tri thức có tác dụng giải trí, rèn luyện trí tuệ và đặc biệt được dùng để phục vụ cho hoạt động ôn luyện kiến thức ở mọi môn học.
Trao kỷ lục cho người sáng tạo nhiều loại cờ trò chơi trí tuệ nhất |
Cờ hình dành cho 2 người chơi và có trọng tài phân xử. Thông qua hoạt động dựng hình và phát hiện, chứng minh thông tin mới về cấu trúc và quan hệ giữa các hình mà 2 bên đã dựng để ghi điểm, sau một thời gian nhất định (15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút…), người ghi được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. Cờ hình có tác dụng ôn luyện hình học, có thể dùng để tổ chức các cuộc thi quốc gia, quốc tế về hình học, rèn luyện tư duy và giải trí.
Còn Cờ số là người chơi thông qua các nước đi và các phép tính Toán học, ai giành được điểm nhiều hơn thì thắng, đặc biệt thắng "knock out" khi ăn được "thế đôi" quân trung tâm. Cờ số hướng đến giúp học sinh ôn luyện Toán học, rèn luyện tư duy logic và giải trí…
Tiến sĩ Trần Việt Dũng chia sẻ: "Qua nhiều năm học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học, tôi đã nhận thấy lợi ích to lớn trên các phương diện giải trí, rèn luyện tư duy của môn cờ. Ở Việt Nam, đã có người tự sáng tạo ra một số loại cờ mới như Cờ tư lệnh của Đại tá, nhà văn Nguyễn Quý Hải; Cờ toán Việt Nam của nghệ nhân Vũ Văn Bảy. Hai loại cờ mới sáng tạo trên chính là nguồn động viên, kích thích để tôi phát huy khả năng sáng tạo cá nhân, tạo ra một số loại cờ như trên".
Đánh giá về những đóng góp của kỷ lục gia Trần Việt Dũng, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ, Phó chủ tịch Trung ương Hội kỷ lục gia Việt Nam cho biết: "Hiện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công nhận cho hơn 2.000 kỷ lục Việt Nam nhưng số kỷ lục thể hiện trí tuệ của kỷ lục gia không nhiều. Tiến sĩ Trần Việt Dũng là một giảng viên nên anh rất có ý thức sáng tạo sản phẩm rèn luyện trí tuệ cho người chơi; có ý thức đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ để có thể xác lập một kỷ lục Việt Nam. Hy vọng anh có thể phát triển 10 loại cờ trên nền tảng số để đông đảo người chơi tiếp cận".
Được biết, trong thời gian tới, Tiến sĩ, kỷ lục gia Trần Việt Dũng sẽ có nhiều hoạt động quảng bá 10 trên mạng xã hội, các kênh truyền thông để đưa các loại cờ tốt cho phát triển trí tuệ đến với đông đảo công chúng.
Cây dã hương khổng lồ hình dáng kỳ vĩ tại Bắc Giang hiện nay được coi là già và lớn nhất trên thế giới.
" alt=""/>Trao kỷ lục cho người sáng tạo nhiều loại cờ trò chơi trí tuệ nhất"Nhận kết quả, em run lên vì bất ngờ", Ngọc nhớ lại.
Bài thi SAT gồm hai phần Toán và Đọc - Viết, đều 800 điểm. Ở phần Toán, Ngọc cho biết nội dung kiến thức trải dài từ các năm cấp hai, gồm lượng giác, số học, hình học... Còn bài thi Đọc - Viết chia làm hai module với các chủ đề về khoa học, lịch sử, văn học.
Trước đó hai tháng, Ngọc thi SAT lần đầu, chỉ đạt 1490 điểm. Ở lần thi vừa qua, nữ sinh có vài câu không chắc chắn ở phần Đọc - Viết nên không nghĩ đạt điểm tối đa.
"Để giành mức điểm này, em nghĩ ngoài năng lực còn có cả sự may mắn. Với em, kết quả đã ghi nhận sự nỗ lực và quyết tâm đạt mục tiêu của bản thân", nữ sinh nhìn nhận.
Rau củ được sắp xếp gọn gàng trong showroom. |
15 nghìn quả trứng đã được đưa lên điểm tiêu thụ của anh Tâm ngày 22/2. |
Lần đầu tiên nhận làm đầu mối tiêu thụ nông sản, anh Tâm lo ngại ít người qua mua nên đã “rao bán” trên Facebook cá nhân. Số lượng bạn bè, người quen đặt mua lên tới hơn 30 tấn, nhưng anh thấy phương án này không khả thi vì hàng nông sản rất nặng.
Thêm vào đó, anh Tâm không đủ nhân lực giao hàng cho mọi người ở khắp nơi trong thành phố, chưa kể còn có mặt hàng trứng gà rất dễ vỡ. Vì thế, anh đã quyết định từ chối nhận đơn hàng online và gợi ý mọi người tới những điểm giải cứu khác gần nhà để mua trực tiếp.
“Rất may là người dân dừng lại mua ủng hộ bà con đông hơn mong đợi nên chỉ đến tối là chúng tôi đã bán hết hàng. Trước đó, tôi và một người bạn ở Hải Dương đã chung tay ‘giải cứu’ được 7 tấn ngô cho bà con, còn một ít su hào, củ đậu, bắp cải thì chúng tôi tặng cho khu cách ly tập trung”.
Ông chủ showroom ô tô này còn cho biết, để thực hiện chương trình “giải cứu” nông sản cho bà con, anh đã đóng cửa việc làm ăn trong vài ngày để dành diện tích cho việc bày bán, chứ không bày nông sản ngoài vỉa hè vì mấy hôm nay thời tiết Hà nội nắng to, lại gây ùn tắc.
Phía trước showroom là diện tích 200m2 được anh bố trí làm nơi để xe cho người dân đến mua nông sản.
Xe tải chở nông sản Hải Dương tới điểm bán ở Long Biên, Hà Nội. |
Trước khi huy động nhân viên tham gia chương trình này, anh đã hỏi ý kiến mọi người và nhận được sự đồng lòng 100%. “Ngày thường, công việc của các bạn là bán xe. Mấy hôm nay phải khuân vác, bán hàng, tính tiền cho người dân, mặc dù rất mệt nhưng tất cả đều làm trên tinh thần hồ hởi”.
“Gia đình tôi cũng ủng hộ nhiệt tình việc này. Bố mẹ tôi xung phong nấu ăn trưa cho tất cả anh em mấy hôm nay”, anh nói thêm.
Anh Tâm cho biết, vào cuộc rồi mới thấy thương người nông dân. Giá các loại nông sản ở điểm tiêu thụ của anh gồm: cà rốt 5 nghìn đồng/kg, cà chua 2 nghìn/kg, su hào 2 nghìn củ, bắp cải 5 nghìn/cái, trứng gà 2 nghìn/quả.
“Tất cả rau củ đều tươi vì bà con mới cắt buổi sáng, vẫn còn chưa khô nhựa”.
Tuy nhiên, anh có nhận được vài cuộc gọi thắc mắc tại sao giá nông sản chỗ anh có loại cao hơn giá chỗ khác. “Hầu như mọi người đều hiểu nhầm đây là giá đã bao gồm công vận chuyển, nhưng thực ra đây là giá mà bà con báo cho chúng tôi. Chúng tôi bán đúng giá bà con đưa ra, còn tiền xe vận chuyển đã có đơn vị khác đứng ra hỗ trợ. Toàn bộ số tiền chúng tôi bán được đều được chuyển về nguyên vẹn cho bà con.
Thậm chí, chúng tôi nhân giá với số lượng hàng nhận được để thanh toán tiền cho bà con, còn lại cà chua hỏng dập, trứng vỡ thì chúng tôi tặng thêm mọi người, không lấy tiền. Phần hao hụt ấy công ty sẽ hỗ trợ”.
Xe tải tới tận ruộng chở rau củ cho bà con. |
Rau củ được đóng sẵn thành từng túi với giá từ 20-30 nghìn đồng/túi. |
Cà rốt được nhổ sẵn chờ xe về. |
Vất vả hơn ngày thường rất nhiều, nhưng anh Tâm nói công việc của anh ở đầu mối tiêu thụ đã nhàn hơn rất nhiều so với những người ở đầu mối thu gom. “Họ là những người phải lo việc vận chuyển, giấy tờ, mất rất nhiều thời gian và công sức để hàng lên được đến đây”.
Chị Lê Thị Hà là một trong những đầu mối chuyển hàng cho anh Tâm. Anh bảo: “Tôi cũng chẳng biết chị ấy làm nghề gì, là ai, chỉ biết là chị em cùng một tâm nguyện giúp người nông dân thu lại được đồng nào hay đồng ấy”.
Liên hệ với chị Hà mới biết chị là tổng giám đốc một doanh nghiệp ở TP Chí Linh (Hải Dương). "Nhưng mấy hôm nay, từ tổng giám đốc đến nhân viên đều phải đi làm bốc vác, ngày nào cũng 2-3h sáng mới được ngủ”, chị Hà nói vui.
Nữ doanh nhân này cho biết, sống và làm việc ở địa phương nổi tiếng về trồng rau củ sạch xuất khẩu, chứng kiến bà con nông dân đến mùa thu hoạch mà phải gạt nước mắt bỏ đi cà chua chín đỏ, súp lơ nở hoa… chị xót ruột thay nên mới kêu gọi bạn bè ở Hà Nội đứng ra thu mua, ủng hộ giúp.
Súp lơ nở hoa khiến chị Hà xót xa thay cho người nông dân. |
Chí Linh vẫn còn rất nhiều cà rốt cần được tiêu thụ. |
Sau khi nhận đơn hàng từ bạn bè, người thân, chị xuống làm việc với UBND và Hội Nông dân xã Nhân Huệ (TP Chí Linh, Hải Dương). Người của Hội Nông dân xã và bà con sẽ phụ trách thu gom, còn đội của chị gồm 15 người sẽ hỗ trợ khuân vác, vận chuyển lên Hà Nội. Tất cả những người được giao nhiệm vụ đều đã được xét nghiệm âm tính để đảm bảo an toàn phòng dịch.
“Vì người ở Chí Linh chưa được ra khỏi địa bàn huyện nên việc vận chuyển cũng mất nhiều công, phải đưa hàng lên xuống 3 lần ở điểm trung chuyển. Ban đầu, chốt chặn còn không cho xe qua Bắc Ninh.
Nhưng sau đó chúng tôi có ý kiến lên lãnh đạo tỉnh, ngay lập tức UBND tỉnh Bắc Ninh đã gửi công văn hoả tốc cho phép xe hàng của Hải Dương được phép đi qua. Rồi vấn đề khử khuẩn, chúng tôi cũng phải lo liệu làm sao để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch vừa giữ được chất lượng rau củ sạch”.
Tính từ ngày 18/2 đến nay, chị Hà đã giúp bà con tiêu thụ được 65 tấn nông sản. “Hiện tại, khu vực của chúng tôi vẫn còn rất nhiều cà rốt chưa thu hoạch, các loại rau củ khác còn rất ít”.
Tuy nhiên, theo chị Hà, ở một số huyện khác của Hải Dương, vẫn còn khá nhiều nông sản chưa tiêu thụ được. “TP Chí Linh là tâm dịch nên lại có chút may mắn là được quan tâm nhiều hơn. Các hội thiện nguyện người Chí Linh cũng kết nối và hỗ trợ nhau rất tốt”.
Người nông dân điêu đứng vì không tiêu thụ được nông sản. |
Hàng rau củ, chỉ chậm tiêu thụ vài ngày là coi như bỏ đi. |
Ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), một giáo viên tham gia thu gom và kết nối giúp bà con nông dân cho biết, vẫn còn hàng nghìn tấn nông sản cần được tiêu thụ. Từ ngày 20/2 đến nay, khu vực của chị đã chuyển lên Hà Nội được 29 tấn rau củ, được phân phối rải rác khắp các quận huyện nội, ngoại thành.
Chị cũng chia sẻ rằng, nhờ có sự chỉ đạo tích cực của Đảng uỷ, UBND, Phòng Nông nghiệp huyện Tứ Kỳ - lo giấy tờ và các thủ tục thông hành, an toàn thực phẩm, công việc của những người kết nối, thu gom cũng đỡ vất vả phần nào.
Cũng ở huyện Tứ Kỳ, chị Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyên Giáp, cho biết, trong 3 ngày qua Hội đã giúp bà con thu mua khoảng hơn 30 tấn hoa màu.
Hội nông dân xã Nguyên Giáp giúp người dân thu mua nông sản. |
"Gia đình nào neo người, Hội cũng hỗ trợ nhân lực để thu hoạch cho kịp chuyến xe".Trước đó, khi Hội chưa vào cuộc, bà con đã phải phá bỏ hơn chục tấn rau củ hoặc mang đi cho, tặng. Chứng kiến cảnh tượng đó, Hội Nông dân xã đã đứng ra tìm đầu mối tiêu thụ giúp bà con.
Tổng diện tích trồng hoa màu vụ đông của xã Nguyên Giáp là 230ha. Hiện tại, còn khoảng 28,9ha diện tích hoa màu của xã chưa được tiêu thụ. Tuy nhiên, Hội Nông dân và một số hội nhóm, cá nhân trong xã cũng đã có kế hoạch sơ bộ cho việc thu mua nông sản giúp bà con trong những ngày tới.
"Giá hoa màu bà con bán ra tại ruộng hiện rất rẻ nên Hội Nông dân và các đơn vị đặt mua cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ bà con một số chi phí như phí vận chuyển... Chúng tôi đang cố gắng hết sức có thể để người nông dân thu lại được một chút vốn", chị nói.
Chị Phạm Thị Xuân - một người Hải Dương phụ trách tiêu thụ nông sản ở điểm chung cư (Nhật Tân, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, do đã thông báo từ trước nên khi hàng đến nơi, chỉ trong vòng 1 tiếng, cư dân đã xuống mua hết hàng. “Hàng chưa được chia sẵn thành túi nên ai lấy bao nhiêu cứ nhặt, cân lên rồi thanh toán. Chúng tôi huy động được một nhóm chị em trong khu hỗ trợ việc bán hàng”.
“Trong các hội nhóm 'giải cứu' nông sản, chúng tôi không quen biết nhau từ trước, thậm chí còn không biết số điện thoại của nhau, không biết ai là người Hải Dương, ai không, nhưng tất cả đều đồng lòng hỗ trợ người nông dân trong lúc khó khăn” - chị Xuân cho biết.
Rau củ được bán cho người dân tại các khu chung cư, công sở. |
Video: Nông sản Hải Dương được chở tới một điểm tiêu thụ ở Long Biên (Hà Nội)
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Dịch Covid-19 ập tới, Hải Dương thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh khiến hàng trăm tấn nông sản rơi cảnh ế ẩm, bế tắc đầu ra. Để giúp đỡ nông dân Hải Dương vượt qua khó khăn, nhiều nơi đang kêu gọi chung tay giải cứu hàng hóa.
" alt=""/>Giải cứu Hải Dương: Nữ giám đốc cả ngày bốc vác, ông chủ biến showroom ô tô thành vựa rau củ