Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 diễn ra từ ngày 1 - 5/12 với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cho Cộng đồng ASEAN bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trường ĐH Phenikaa tổ chức trong khuôn khổ hợp tác thanh niên ASEAN, hợp tác Khoa học và Công nghệ ASEAN. |
Các nhà khoa học trẻ các nước ASEAN tham dự hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 là một trong những hoạt động quan trọng chuẩn bị cho chuỗi hoạt động dành cho thanh niên, trí thức trẻ trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN.
Đây cũng là hoạt động chính thức nằm trong cơ chế hoạt động của Mạng lưới các nhà khoa học trẻ Đông Nam Á được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN công nhận. Đồng thời hoạt động hiện thực hóa Kế hoạch hành động thanh niên ASEAN 2020.
 |
Ông Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Hội nghị gồm các hoạt động: Hội nghị toàn thể về vai trò của khoa học và công nghệ trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; Hội thảo chuyên đề về: Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; Các sáng kiến đề xuất và khuyến nghị của các nhà khoa học trẻ nhằm phát triển khoa học và công nghệ trong khu vực ASEAN;
Đặc biệt, Hội nghị toàn thể và Hội thảo chuyên đề thu hút sự tham gia của 140 tiến sỹ, nhà khoa học trẻ Việt Nam và các nước ASEAN. Trong đó, 45 nhà khoa học trẻ tham dự tập huấn về Chương trình Lãnh đạo khoa học ASEAN.
 |
Ông Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cho Cộng đồng ASEAN bền vững”, hội nghị nhằm tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, đề xuất các sáng kiến và khuyến nghị về khoa học, công nghệ và hợp tác trong ASEAN, nhằm góp phần giải quyết các khó khăn, thách thức trong khu vực và xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững.
Hội nghị cũng là cầu nối giữa các nhà khoa học trẻ Việt Nam với các mạng lưới khoa học uy tín quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, mạng lưới các nhà khoa học trẻ ASEAN và mạng lưới các nhà khoa học trẻ của Viện Hàn lâm khoa học thế giới.
 |
Các nhà khoa học trẻ góp sáng kiến xây dựng ASEAN |
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ, tài năng. TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng vừa tổ chức thành công Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 năm 2019 với chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước” từ ngày 26 - 28/11 thu hút sự tham gia của 130 tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
Hội nghị Các nhà Khoa học trẻ ASEAN 2019 có sự đóng góp, hỗ trợ tích cực từ Trường ĐH Phenikaa thông qua Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa, Hội đồng Thanh niên Singapore qua Quỹ Thanh niên Singapore – ASEAN, Mạng lưới Các nhà khoa học trẻ ASEAN và các doanh nghiệp…
Hải Nguyên

Thủ tướng: “Việc đầu tiên là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người”
- Phải làm cho cán bộ làm khoa học dám ước mơ, theo đuổi khát vọng, đam mê nghiên cứu. Trong trăm nghìn việc cần làm để thành quốc gia đổi mới sáng tạo thì việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người.
" alt="Các nhà khoa học trẻ góp sáng kiến xây dựng ASEAN"/>
Các nhà khoa học trẻ góp sáng kiến xây dựng ASEAN
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng tại lễ khai mạc sự kiện Trình diễn kết nối cung cầu công nghệ 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức.  |
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ. |
Techdemo GiaLai 2019 được tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó mô hình tăng trưởng đã có sự chuyển dịch cơ cấu, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 3 năm 2016-2018. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 4,3% một năm, giai đoạn 2016 -2018 đã tăng lên 5,8% một năm.
Đặc biệt năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7%, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17-18% của các năm trước đó.
 |
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng các đại biểu thăm gian hàng tại Techdemo Gia Lai 2019. |
"Những số liệu này cho thấy nền kinh tế đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Có thể khẳng định, khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay.
Với mục tiêu đưa KH&CN thực sự là động lực then chốt cho phát triển kinh tế xã hội các địa phương trong cả nước, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình mong muốn Bộ KH&CN cần có thêm nhiều giải pháp cụ thể để phát triển thị trường KH&CN ngày càng thực chất hơn nhằm nâng cao năng lực và trình độ cho các tổ chức, doanh nghiệp…
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tác động đa chiều của toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của thế giới sẽ mang lại cơ hội đồng thời là thách thức lớn cho mỗi quốc gia trong chặng đường phát triển. Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện các mục tiêu chiến lược về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tất yếu phải lựa chọn con đường phát triển dựa vào KH&CN, tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu hiện đại, lành mạnh hóa thị trường và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Từ đó góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp.
 |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng. |
Tại sự kiện, ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID LinkSME) chia sẻ, cách tốt nhất để giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững là các bộ, ban, ngành và các cơ quan tài trợ quốc tế cùng vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ. Với cùng tầm nhìn, sứ mệnh, USAID LinkSMEđã kết nối với Bộ KH&CN để qua đó giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực công nghệ cũng như khả năng quản lý sản xuất, qua đó từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, kết quả cuối cùng là giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng tỉ lệ nội địa hóa, đóng góp cho nền kinh tế.
“Chúng tôi tin rằng, Techdemo là một sự kiện ý nghĩa mà qua đó giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới”, ông Ron Ashkin bày tỏ.
 |
Ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ phát biểu tại buổi lễ. |
Đại diện cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động ứng dụng và đổi mới công nghệ, ông Phan Thanh Lộc, Tổng Giám đốc công ty CP Việt Nam Food cho rằng, đầu tư KH&CN bài bản cho phép chúng ta cạnh tranh sòng phẳng với các đối tác trên thị trường quốc tế. Đồng thời, ông Lộc đánh giá cao cơ hội được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong các chương trình KH&CN của Bộ và Nhà nước như Techdemo.
Techdemo là sự kiện được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2011, nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương, giúp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà khoa học ứng dụng kết quả vào sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Hải Nguyên

Khai mạc sự kiện Trình diễn kết nối cung cầu công nghệ năm 2019
- Tối 24/11, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ khai mạc sự kiện Trình diễn kết nối cung cầu công nghệ 2019 (Techdemo GiaLai 2019) do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức.
" alt="Khoa học và công nghệ đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế"/>
Khoa học và công nghệ đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế