Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca

- HV Nông nghiệp Việt Nam vừa có thông báo về thông tin HV này lạm thu học phí, gửi ngân hàng 41,7 tỉ đồng do Giám đốc HV bà Nguyễn Thị Lan ký.Thông báo nói rõ, khoản tiền 41,7 tỉ đồng được thông tin là lạm thu và gửi ngân hàng là khoản thu trong năm 2014, trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ (ngày 16/1/2015).
Khoản thu này bao gồm kinh phí hỗ trợ đào tạo của cao học và nghiên cứu sinh (được coi là thu vượt học phí), lệ phí nhập học, lệ phí giáo trình, lệ phí kiểm tra tiếng Anh (đại học và sau đại học) (các khoản thu này được coi là lệ phí ngoài quy định) và tiền lãi ngân hàng.
 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
|
Theo bà Lan, các khoản thu này đều được công khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện trong các quyết định điều chỉnh học phí hàng năm, và trong giấy báo nhập học của sinh viên và học viên.
Cũng theo thông báo, từ năm 2015, sau khi nhận được kết luận thanh tra thì HV Nông nghiệp Việt Nam đã chấm dứt việc thu kính phí "hỗ trợ đào tạo" của học viên cao học.
Tuy nhiên, trong thông báo này, bà Lan cũng khẳng định, theo Quyết định 873 về tự chủ của Học viện (từ 17/6/2015) thì Chính phủ cho phép thu các khoản phí, lệ phí để bù đắp chi phí và Học viện có quyền gửi các khoản thu tại ngân hàng thương mại để lấy lãi phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất. Khoản lệ phí nhập học là được phép thu và đã ghi rõ cho từng khoản chi (khám sức khỏe, danh mục chương trình đào tạo..)
Bà Lan cũng cho rằng, trong giai đoạn 2011-2013, Học viện đã có các khoản thu này và Thủ tướng đồng ý với kết luận và đề nghị của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng các bộ, ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, UBND TP Hà Nội cho phép Học viện được quyết toán. Bởi tất cả khoản thu nêu trên Học viện đều chi cho các hoạt động nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, chi tăng cường chuyên môn, thực hành, thực tập phục vụ người học, chi thỉnh giảng và vượt giờ của cao học.
Về vấn đề học phí, thông báo cũng nói rõ, học phí sinh viên đại học được quyết định dựa trên các văn bản pháp luật. Theo đó, từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015, học viện thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Sang năm 2015-2016, Học viện thực hiện theo cơ chế tự chủ, học phí tăng nhưng thấp hơn nhiều mức đề xuất theo Đề án tự chủ ở Quyết định 873/QĐ-TTG ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Lan cho biết, hiện nay Nhà nước có hỗ trợ sinh viên học ngành nông nghiệp 40 tỷ đồng (năm 2016) và sinh viên học ngành nông nghiệp Học viên thu mức như trong QĐ 873 quy định là 6,4 triệu đồng/năm chứ không phải sinh viên được hỗ trợ 50%. Năm học 2015-2016, số sinh viên học ngành nông nghiệp chỉ chiếm 30% sinh viên của Học viện.
"Tất cả sinh viên không phải ngành nông nghiệp nhưng vì đa số sinh viên là con em nông dân, HV đã quyết định mức học phí thấp hơn nhiều so với trần học phí đã đề xuất và được Chính phủ cho phép như trên (cụ thể mức tăng học phí năm 2015-2016 của các ngành như mức tăng học phí sinh viên ngành nông nghiệp, tối đa 16,36%)", thông báo nêu rõ.
Từ đó, thông báo cho rằng, thông tin trước đó trên báo chí về việc HV lạm thu 4,17 tỉ đồng và gửi ngân hàng khiến dư luận hiểu nhầm rằng HV đang "lạm thu học phí" và gửi ngân hàng số tiền này để lấy lãi, gây bức xúc trong cán bộ, sinh viên của HV và gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của HV này.
Bà Lan cũng cho biết, hiện HV đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thông tin không chính xác trên báo chí.
" alt=""/>HV Nông nghiệp trả lời về số tiền 41,7 tỉ học phí lạm thu
Để chuẩn bị cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, cô Nguyễn Lam Thủy, giáo viên dạy Văn của Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn (huyện Diễn Châu, Nghệ An) yêu cầu các em học sinh lớp 11A5 tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.Em Lê Thu Giang (thành viên nhóm số 1) cho biết, hôm đó, hết tiết học môn Văn em đã bàn với các bạn trong nhóm (9 nữ, 2 nam) làm một cái gì đó sáng tạo để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ về cuộc đời của tác giả.
Nữ sinh này gợi ý lập một Facebook cho cụ Nguyễn Đình Chiểu và được cả nhóm tán thành.
 |
Thông tin của cụ Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua một trang cá nhân trên Facebook. |
Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, nhóm học sinh lại lọc tư liệu về cuộc đời của nhà thơ từ sách giáo khoa lớp 11 và một phần từ Wikipedia. Các em mua giấy A0 và A3, màu tô, bút lông để thực hiện sản phẩm. Ba bạn có năng khiếu hội họa đảm nhiệm việc vẽ, số còn lại tô màu và trang trí họa tiết.
Em Vương Thái Bình (trưởng nhóm số 1) kể, tác phẩm được dựng trên 7 bức tranh. Bức thứ nhất là thông tin về Facebook với phần nổi bật là chân dung cụ Chiểu, kèm theo năm sinh, quê quán, họ tên bố, mẹ và vợ.
Bức thứ hai là bức ảnh mô phỏng cụ Nguyễn Đình Chiểu check in ở trường thi Gia Định kèm theo dòng tâm trạng: "Đã thực hiện được ước mơ, Huế thẳng tiến...". Thông điệp bức tranh tái hiện việc Nguyễn Đình Chiểu đi thi ở Gia Định năm 1843.
Bức thứ ba là status "Có công mài sắt, có ngày nên kim. Good luck, Chiểu", kèm bức ảnh chụp con đường đến Huế đi thi.
Ở phần bình luận, có một nick là nho sĩ đã báo "Chiểu ơi, mẹ mất rồi, về đi...!". Nội dung bức tranh muốn nói năm 1849 Nguyễn Đình Chiểu trên đường tới Huế dự thi thì nhận tin mẹ mất. Trên đường trở về Nam chịu tang mẹ, vì khóc nhiều nên hai mắt nhà thơ bị mù.
 |
Năm 1849, khi Nguyễn Đình Chiểu trên đường tới Huế đi thì nhận tin mẹ mất |
Tiếp sau là dòng trạng thái: "Hãy thắp lên một ngọn nến, còn hơn cứ ngồi nguyên trong bóng tối", kèm theo 3 bức ảnh. Thông điệp bức tranh thể hiện nghị lực của Nguyễn Đình Chiểu sau khi chịu tang mẹ 3 năm thì ông đã mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ.
 |
Sau 3 năm chịu tang mẹ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ |
 |
Năm 1859, Nguyễn Đình Chiểu cùng với các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh đuổi giặc ngoại xâm. |
 |
Khi thấy một Facebook có tên Thực dân Pháp kèm lá quốc kỳ đang vẫy tay chào, cụ Chiểu lập tức chặn Facebook này. |
Năm Mậu Tý 1888, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu mất. Ngày đưa tang ông, cả cánh đồng An Đức phủ tang trắng của những người mến mộ khóc thương.
 |
Năm 1888, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu mất, khăn tang phủ trắng những người khóc thương cụ |
Theo em Bình, để hoàn thành tác phẩm, nhóm đã bỏ ra 120.000 đồng và mất 3 buổi chiều. Bốn ngày trước, Bình đại diện cho nhóm thuyết trình về tác phẩm với hơn 1.000 từ trong gần 10 phút.
Điều bất ngờ là cô giáo chấm 10 điểm, các bạn cùng lớp và trong trường ai cũng hào hứng, khen ngợi hết lời.
"Em từng làm nhiều dạng bài tập nhóm dạng vẽ biểu đồ, đồ họa, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em vẽ tranh dựa trên ý tưởng từ một Facebook. Thời gian tới, chúng em sẽ cố gắng sáng tạo ra những cách học mới", một thành viên trong nhóm nói.
Cô Nguyễn Lam Thủy đã rất bất ngờ về cách thuyết trình sáng tạo và dễ hiểu của học sinh. Hơn 15 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên cô gặp một nhóm sáng tạo như vậy.
 |
Nhóm học sinh thực hiện tác phẩm và cô giáo Nguyễn Lam Thủy. |
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng, tranh minh họa của các em có thể chưa lột tả hết nội dung sâu sắc của tác phẩm và nhân vật, nhưng rất đáng trân trọng bởi các em phần nào đã thể hiện được năng khiếu hội họa, kỹ năng thuyết trình.
Theo ông Khoa, các trường học khác nên tư vấn, góp ý để các em có điều kiện phát huy tài năng, kỹ năng mềm và cách thuyết trình tốt hơn.
Quốc Huy – Phạm Tâm

Vĩnh Long yêu cầu theo dõi học sinh vào Facebook, Zalo
Sở GD-ĐT Vĩnh Long yêu cầu các trường có kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc sử dụng mạng xã hội của học sinh để kịp thời phát hiện các biểu hiện lệch lạc, gây tác hại xấu đến môi trường giáo dục và xã hội.
" alt=""/>Bất ngờ Facebook nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu do học sinh lập
Đây là một trong chuỗi sự kiện của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. |
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) trao giải Nhất cho dự án “Nhà gỗ lắp ghép và đồ nội thất thông minh”. |
Với 13 dự án tham gia chung kết cuộc thi, Ban tổ chức đã quyết định trao giải Nhất cho dự án “Nhà gỗ lắp ghép và đồ nội thất thông minh” của Công ty TNHH Kết nối nghệ thuật 24 (Lâm Đồng); giải Nhì cho dự án “Giải pháp vận tải thông minh Shipway” của Công ty TNHH MTV Phát triển & Đầu tư Đại Hùng (Quảng Ngãi).
 |
Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng trao giải Nhì cho tác giả đạt giải. |
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN), Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi cho hay thực sự ngạc nhiên và đánh giá cao hàm lượng khoa học và công nghệ của các dự án.
Bên cạnh đó, thành phần tham gia cũng đa dạng từ trường đại học, viện nghiên cứu đến người dân... Các dự án khởi nghiệp sáng tạo đều xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và mang tính đặc trưng của vùng.
 |
3 dự án đạt giải Ba cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ |
Chị Nguyễn Thị Mẫn Vy, một trong các startup có dự án tham dự cuộc thi với sản phẩm nước hoa khô đa năng cho hay, khó khăn của các starup chính là vấn đề lựa chọn công nghệ, mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp của chị Mẫn cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc hướng dẫn tạo lập quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường kết nối, giao lưu để qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, quảng bá sản phẩm.
Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, không có hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương nào có thể tồn tại độc lập mà cần có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với quốc tế. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều liên kết chặt chẽ và các mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau như vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ thì việc liên kết để cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là vô cùng cần thiết.
“Thông qua hoạt động kết nối đầu tư giữa doanh nghiệp và startup, tôi đề nghị các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp, trên tinh thần thế hệ doanh nhân đi trước hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành, dìu dắt thế hệ đi sau. Qua đó góp phần đưa các ý tưởng, các dự án có tiềm năng của những nhà khởi nghiệp trẻ có điều kiện thuận lợi sớm trở thành hiện thực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước thịnh vượng”, bà Hảo nói.
 |
Ban tổ chức trao chứng nhận tham dự cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ 2019”. |
Ông Trần Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương (Bộ KH&CN) cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo khi hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tập trung vào chiều sâu, cần tăng cường hơn nữa sự hình thành và phát triển mô hình liên kết giữa các tổ chức hỗ trợ; trường đại học, viện nghiên cứu; tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương.
Hải Nguyên

“Mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là con đường kiếm sống”
- Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng cho rằng mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, thử thách và kiểm tra giới hạn tiềm tàng của chúng ta.
" alt=""/>Trao giải dự án khởi nghiệp sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ