您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
NEWS2025-02-02 04:32:31【Giải trí】7人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 31/01/2025 07:43 Đức giá đôgiá đô、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
- Người có tuổi nhớ kỷ niệm xưa khi xem ‘Em và Trịnh’
- Tài tử Đài Loan đột ngột qua đời ở tuổi 55
- Bao nhiêu tuổi thì đủ nghe nhạc Trịnh?
- Soi kèo góc Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1
- Lối nhỏ vào đời tập 12: Cô bồ nhí của Hoàng lộ rõ bản chất
- Minh Kha được khán giả ưu ái gọi là 'hoàng tử tình ca'
- Váy xẻ táo bạo khoe vòng eo 55 cm của Hoàng Hải Thu
- Nhận định, soi kèo Ajax vs Galatasaray, 3h00 ngày 31/1: San bằng khoảng cách
- Điểm chuẩn đại học 2016 của Trường ĐH Hoa Sen
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sharjah vs Dibba Al
Vân Hugo.
Nói về lời cầu hôn mới nhận được từ bạn trai gần đây, cô kể: “Tôi rất bất ngờ khi nhận được lời cầu hôn. Hôm đấy vừa kết thúc dịch, mọi người đều muốn ùa ra biển. Tôi là người rất yêu biển và lúc nào cũng hình dung đám cưới của mình sẽ diễn ra ở biển.
Nhưng đám cưới đầu tiên không được như thế nên tôi rất buồn vì nó không giống mơ ước của mình. Nhưng tôi vẫn tin là nó sẽ thành hiện thực. Tôi là con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, khi đã nghĩ đến cái gì thì chắc chắn 100% nó sẽ thành hiện thực.
Sau khi hết dịch, tôi và anh ấy đi du lịch, anh ấy luôn chọn cho tôi những vùng biển đẹp nhất, tôi nhận được lời cầu hôn ở biển, là nơi mà tôi yêu thích nhất, đó cũng là lúc sâu lắng nhất, chỉ riêng tư có 2 đứa thôi.
Khi nhìn thấy anh ấy quỳ xuống, thực sự mơ ước của tôi đã thành hiện thực, tôi không thể tin được và cảm thấy muốn khóc òa lên. Vì rõ ràng với một người phụ nữ đã từng đổ vỡ thì cảm giác được cầu hôn còn hạnh phúc hơn gấp bội so với một cô gái mới lớn.
Nói thật là tôi đã từng được cầu hôn trước đó, với một người khác. Cảm xúc khác lắm, lúc ấy tôi khựng lại và không dám trả lời, cả đêm đấy tôi mất ngủ. Cùng là lời cầu hôn nhưng cảm giác rất khác nhau. Phải qua 3 lần cầu hôn tôi mới đến được lời cầu hôn thực sự này…Tôi cảm thấy anh ấy sắp xếp lại toàn bộ cuộc đời của tôi. Nghĩa là tất cả những gì trước nay tôi cảm thấy bất ổn, trống vắng thì anh ấy xuất hiện để làm đầy hết tất cả những cái đấy”, cô chia sẻ.
Nói về mối quan hệ hiện tại với gia đình chồng cũ, Vân Hugo cho biết cô có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi những gì hào nhoáng, giàu có hoặc xinh đẹp nhưng chi có thể rơi nước mắt với những gì giản dị và chân thành nhất thôi. Và cô đã trải qua những giây phút ấy rồi.
Cổ kể mình đến nhà chồng có 1 cái xe máy, ra đi cũng xách theo cái xe máy đấy và một đứa con nữa. Sau 4 năm làm vợ, đến bây giờ mối quan hệ của cô với bố mẹ chồng cũ rất thân thiết.
“Mẹ chồng cũ vẫn thường xuyên nhắn tin, bố chồng cũ vẫn thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm và tôi cực kì tôn trọng họ nên ngày lễ Tết thì tôi vẫn xuất hiện, vẫn quà cáp, chăm sóc ông bà, con trai tôi vẫn được tình yêu thương từ bố nó và vợ mới của bố nó. Bố mẹ chồng của tôi vẫn cực kỳ yêu quý cháu.
Tôi luôn dạy con suy nghĩ là con rất may mắn vì người ta chỉ có 1 bố, 1 mẹ thôi nhưng bạn có rất nhiều bố mẹ, ông bà và ai cũng yêu quý bạn. Thế là con thấy hạnh phúc vô cùng. Mọi người thường nói con trai tôi có nụ cười giống mẹ 100%, nghĩa là khi con cười thì không ai có thể nghi ngờ điều ấy, và đó là nhờ cách người mẹ gieo vào đầu con”.
Cũng tại đây, khi nói về chồng cũ, Vân Hugo cho biết có thể vì chồng cũ của cô ít nói nên ngày xưa cô chưa cảm nhận được những điều tuyệt vời của anh ấy và người vợ sau có lẽ mới là người cảm nhận được. Rõ ràng ông trời sắp xếp mọi thứ để nó về đúng vị trí của mình.
“Bây giờ thì tôi thấy mọi thứ rất tuyệt vời, anh ấy cũng rất hạnh phúc, tôi sau 10 năm thì cũng được đền đáp một cách trọn vẹn”, Vân Hugo chia sẻ.
(Theo Tiền Phong)
MC Vân Hugo: 'Sẵn sàng cho trang mới cuộc đời'
Thanh Vân nhớ lại quãng thời gian sau khi cô phát hiện mình có khả năng bị câm và rất có thể phải từ bỏ công việc MC. Tuy nhiên sau đó cô đã tìm được cách để vượt qua cú sốc và sống tích cực.
">Vân Hugo: 'Phải qua 3 lần cầu hôn tôi mới đến được lời cầu hôn thực sự này'
- Bộ GD-ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.
Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các sở GD-ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Bộ dự kiến đề thi theo các dạng bài thi tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ. Hai bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi để làm.
Thí sinh dự thi THPT năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) Về kỳ tuyển sinh ĐH, có 2 phương án. Phương án thứ nhất, Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu (bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng). Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ để tránh tình trạng “ảo”.
Phương án thứ hai, nếu các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu các trường phải đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi “3 chung”; không tổ chức thi tập trung ở thành phố, khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước kia.
Những thông tin ban đầu về phương hướng tuyển sinh mới đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi
Thi theo 5 bài: Đáng hoan nghênh
Đây là ý kiến của ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Đồng tình với việc trao quyền tổ chức thi và xét tốt nghiệp về cho địa phương, ông Nhĩ cũng cho rằng việc Bộ dự kiến thi tốt nghiệp theo 5 bài thi là đáng hoan nghênh.
“Về nguyên tắc học gì thi nấy mới xét toàn diện được. Như trước đây thi 3 môn rồi thêm 1 môn tự chọn các em học phiến diện.
Bây giờ thi 3 môn và có bài thi tổng hợp, học sinh sẽ có ý thức học tất cả các môn chứ không chỉ chọn môn đi thi đại học như trước.
Bài thi tổng hợp là cách tuyên bố của Bộ học gì thi nấy, chứ không phải là thi gì học nấy như lâu nay. Bên cạnh đó, Bộ cần nghiên cứu đánh giá học sinh không chỉ ở năm cuối, mà cả trong quá trình học THPT” – ông Nhĩ đề xuất.
Thí sinh dự thi THPT năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) Theo ông Nhĩ, học sinh thấy phương án thi mới sẽ chăm chú học, giáo viên dạy các môn sẽ phấn khởi, vì học sinh sẽ phải tiếp thu hết các môn chứ không trong tình trạng môn nghe môn bỏ như bây giờ. “Đây sẽ là bước đầu thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Nhưng ông Nhĩ khẳng định Bộ phải đảm nhiệm việc ra đề cho kỳ thi tốt nghiệp THPT chứ không phải là “có thể”.
“Trong tình hình hiện nay, Bộ GD-ĐT là nơi ra đề thi là đúng đắn để đảm bảo mặt bằng thống nhất cho cả nước".
Ông Nhĩ cũng cho rằng, việc tuyển sinh Bộ nên trả hoàn toàn cho các trường chủ động lên phương án. Bộ cũng không cần thiết phải tổ chức “tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu” nữa.
“Ngoài các trường đã tổ chức thi riêng, nếu còn các trường đại học muốn có một kết quả dùng chung để tuyển sinh thì hãy lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp nói trên".
"Bộ GD-ĐT hãy làm vai trò sắp xếp đánh giá các trường, quy định những mức điểm tối thiểu để vào các nhóm trường khác nhau.
Bộ cũng hãy làm công việc rà soát thị trường lao động, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường một cách cụ thể dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, chứ không để các trường tự quyết định chỉ tiêu của các ngành đào tạo như hiện nay” - PGS Trần Xuân Nhĩ.
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, Bộ nên để các trường chủ động trong tuyển sinh và hỗ trợ các dịch vụ cần thiết như việc ra đề thi.
Theo ông Triệu, việc Bộ hình thành một bộ đề thi chung để các trường có thể mua và sử dụng trong tuyển sinh sẽ tránh được những bất cập khi các trường tự ra đề tuyển sinh cho trường mình.
"Một số trường chuyên ngành sẽ khó có khả năng ra đề thì toàn diện. Bên cạnh đó, nếu để các trường tự ra đề thi sẽ khó tránh được tình trạng trường ra đề khó, trường lại ra đề dễ" - ông Triệu giải thích.
Ông Triệu cũng cho rằng, nếu Bộ có một bộ đề chung cho các trường sử dụng cũng sẽ tránh được hiện tượng các lò luyện thi sẽ lại xuất hiện xung quanh các trường như thời kỳ trước "3 chung". Để tránh việc các thi sinh dồn về các thành phố lớn để trọ thi, Bộ GD-ĐT cũng có thể mở quy định về tuyển sinh, cho phép trường tuyển sinh làm nhiều đợt.
"Trong vài năm trở lại đây, việc chọn trường, chọn nghề của thí sinh đã trở nên mở hơn. Nhiều thí sinh có thể học một năm, thậm chí nửa năm thấy không phù hợp lại chuyển trường khác. Do vậy, phương thức tuyển sinh cũng phải linh hoạt hơn" - ông Triệu nói.
Ủng hộ thi chung lấy kết quả xét tuyển đại học
GS Lâm Quang Thiệp nhận xét dự kiến của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT như vậy là tiến bộ, 5 bài thi như vậy là hợp lý.
“Về tuyển sinh đại học, theo tôi, không nên khuyến khích các trường tự tổ chức thi. Bỏi vì một kỳ thi để tổ chức cho đảm bảo chất lượng là rất khó và vô cùng tốn kém. Ở Việt Nam chưa có những tập đoàn tổ chức thi chuyên nghiệp, nên Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức là hợp lý” – ông bày tỏ quan điểm của mình.
Nhưng theo GS Thiệp, kỳ thi tuyển sinh này cũng không nên đưa ra quá nhiều môn, mà cũng chỉ nên giới hạn ở 5 môn như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các trường dựa vào kết quả kỳ thi này để tuyển sinh.
Thí sinh dự thi THPT năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) Tuy nhiên, GS Thiệp cho rằng thi và tuyển là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Các trường đại học có quyền tự chủ tuyển sinh, không có nghĩa là từng trường được tổ chức tổ chức thi, vì tổ chức một kỳ thi đảm bảo chất lượng là rất khó, và có thể nói ở nước ta rất ít trường có khả năng làm việc đó. “Bộ tổ chức thi chung để các trường sử dụng kết quả tự xét tuyển, Bộ không nên đưa ra quy định về điểm sàn”.
Quay trở lại kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo GS Thiệp, đã để cho tỉnh chủ động thì hãy để tỉnh tự ra đề thi, Bộ chỉ nên đưa ra tiêu chuẩn. Nếu tỉnh nào chưa đủ năng lực, Bộ có thể ra đề thi tốt nghiệp hỗ trợ cho tỉnh đó. Văn bằng tốt nghiệp THPT nên để Sở cấp chứ không phải Bộ.
“Không nên quá lo lắng về việc địa phương tự ra đề, việc cấp bằng không cần đảm bảo mặt bằng chất lượng chung. Địa phương muốn văn bằng mình cấp được tôn trọng thì hãy tổ chức thi cho tốt. Còn uy tín của văn bằng các địa phương không giống nhau thì cũng là chuyện bình thường, nhưng ở mức độ bằng tốt nghiệp THPT thì chừng mực như vậy là được.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên xem là kỳ thi quốc gia, để các tỉnh tự tổ chức. thi tuyển sinh đại học mới là kỳ thi quốc gia”.
Ông Thiệp cũng cho biết trước đây Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và ĐHQG TP.HCM đã đề xuất bài thi tổng hợp. Nhưng khi đó có ý kiến rằng học sinh học từng môn mà bây giờ thi tích hợp vào một bài thi thì không thuận lợi cho các em.
"Việc xét tuyển theo nhóm trường nhờ một thuật toán lựa chọn (mà một công trình ứng dụng nó đã được giải thưởng Nobel) do GS Hà Huy Khoái đưa vào nước ta là rất tốt. Cách xét tuyển này vừa đảm bảo thỏa mãn tối đa nghuyện vọng của thí sinh, vừa phù hợp mọi yêu cầu xét tuyển của nhà trường" - GS Lâm Quang Thiệp
“Tuy nhiên, họ đã nhầm giữa đề thi tổng hợp và đề thi tích hợp. Đề tổng hợp là, ví dụ như, đề thi có các môn lý – hóa - sinh thì mỗi môn có 30 câu hỏi, cả đề thi có 90 câu, chứ không phải một câu hỏi về đủ cả các môn lý – hóa – sinh” – ông phân tích.
Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cũng khẳng định ủng hộ kỳ thi đại học chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Ông Hinh phân tích, những khó khăn và bất cập của các trường trong việc lọc ảo năm nay chủ yếu là do phương án gọi của các trường chứ không phải do kỳ thi.
"Chúng tôi sẽ thống nhất các trường y trong cả nước để đưa ra ý kiến chung là tiếp tục tổ chức kỳ thi chung giống như 2 năm vừa qua. Bởi vì bộ đề thi của Bộ trong 2 năm qua chúng tôi thấy rất tốt. Những khó khăn, bất cập trong phương thức tuyển sinh trong 2 năm vừa qua có thể khắc phục bằng nhiều cách"- ông Hinh nhận định.
Ông Hinh cũng cho rằng, nếu các trường muốn tuyển sinh riêng thì theo ông vẫn phải mua và sử dụng bộ đề thi của Bộ.
"Kinh nghiệm những năm trước đây cho thấy, khi các trường tự ra đề thì tình trạng chất lượng trở nên hỗn loạn. Vì vậy, kể cả khi các trường tuyển sinh riêng thì theo tôi vẫn nên sử dụng bộ đề thi chung của Bộ GD-ĐT" - ông Hinh khẳng định.
Ngân Anh – Lê Văn
">Cải tiến tuyển sinh: Các trường lại muốn thi chung như trước?
-
Sao Hàn ngày 20/5: Một bài đăng trên diễn đàn trực tuyến tố quản lý của BTS đã dùng xe chuyên dụng của nhóm để đưa đón bạn gái đi chơi riêng. Đáng nói, chính cô bạn gái là người đã khoe những bức ảnh này lên mạng xã hội cá nhân. Ngoài ảnh chụp với tựa đề “xe của người nổi tiếng”, còn có ảnh chúc mừng bạn trai được nhận vào Big Hit năm ngoái. Hai người cũng cùng nhau sang New York đón năm mới, cùng thời điểm BTS có lịch trình tại đây. Sau khi bị tố, cô bạn gái đã vội vàng xoá hết ảnh. Sáng nay, Big Hit thông báo họ sẽ có hành động sau khi xác minh thông tin về nam quản lý được cho là lạm quyền trên. Lai Guan Lin (cựu thành viên Wanna One) lại nộp đơn kiện đòi cắt hợp đồng với Cube Entertainment. Trong thông báo chính thức trên Weibo, em út Wanna One cho biết vụ kiện này không liên quan đến vụ thua kiện năm 2019 (do bị Tòa án Hàn Quốc bác bỏ). Lai Guan Lin thổ lộ mối quan hệ với Cube đã xấu tới mức không thể hòa giải, nhưng anh vẫn liên lạc với họ và tìm cách giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Việc kéo dài đã gây ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất, công việc lẫn cuộc sống của nam thần tượng. Secret Number - nhóm nữ 5 thành viên với 4 quốc tịch khác nhau do Vine Entertainment quản lý đã chính thức ra mắt với bài hát "Who this?". Nhóm bao gồm những thành viên: Jinny, Denise (Hàn kiều Mỹ) là cựu thực tập sinh YG, Léa (Nhật Bản), Dita (Indonesia), Soodam (Hàn Quốc). Show khám phá và phát triển nhóm nam K-Pop thế hệ tiếp theo của Belift Lab - công ty hợp tác giữa CJ ENM và Big Hit hiện đã quy tụ được Bi Rain, Zico (giám khảo kiêm cố vấn), Nam Goong Min (người kể chuyện). Thêm vào đó, Chủ tịch Big Hit Bang Si Hyuk sẽ ngồi vào chiếc ghế nhà sản xuất. Dự kiến Bang Si Hyuk sẽ đem đến những triết lý và định hướng từng tạo nên BTS để dẫn dắt các gương mặt mới có tiềm năng phát triển bản thân. Chương trình được giới thiệu là mất 3 năm chuẩn bị, tiêu tốn chi phí 20 tỷ won. Được biết Mnet đã dày công hoàn thành một khu phức hợp rộng 9.900m2 để xây dựng thế giới quan của “I-Land”. Trong tập phát sóng mới đây của show “Rumor Has It” trên kênh Chanel A, phóng viên đã tiết lộ thông tin về cuộc sống không mấy ngọt ngào mà họ nhận được từ một người bạn cùng phòng giam với Jung Joon Young. “Jung nói rằng mình thực sự rất muốn tái hòa nhập cộng đồng” - phóng viên dẫn lời nguồn tin. Luật sư của Jung Joon Young đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao, đề nghị giảm án tù từ 5 năm xuống còn 4 năm. Ngược lại phía Công tố cũng đã nộp đơn kháng cáo, hy vọng sẽ tăng thời gian thi hành án. Jiyeon (T-ARA) và nam diễn viên Song Jae Rim phủ nhận tin đồn hẹn hò. Đại diện Jiyeon thông báo cả hai chỉ đến Taebaek để đạp xe vì có sở thích chung. Hai người chỉ là đồng nghiệp thân thiết. Tin đồn hẹn hò vô căn cứ. Đại diện Song Jae Rim cũng đưa ra thông báo tương tự. Taeyeon (SNSD) được chọn làm người mẫu quảng cáo cho thương hiệu mỹ phẩm A'PIEU. “Nét quyến rũ tươi mới và hình ảnh một biểu tượng sắc đẹp yêu thích mỹ phẩm của Taeyeon phù hợp với với hình ảnh thương hiệu của A’pieu” - nhãn hiệu cho biết. YG Entertainment ra mắt tấm ảnh báo hiệu cho màn ra mắt vào tháng 7 của Tân binh TREASURE đã được người hâm mộ chờ đợi từ rất lâu. Bách Văn
IU tiết lộ ý nghĩa phía sau bản hit với Suga (BTS)
- Mới đây, IU đã tiết lộ ý nghĩa đằng sau ca khúc Eight và quá trình hợp tác với Suga (BTS).
">Sao Hàn ngày 20/5: Quản lý của BTS bị phản ứng vì dùng xe chuyên dụng đi chơi với bạn gái
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế
Khi đang ở trong phòng chat Zalo, người dùng có thể bấm biểu tượng danh mục mở rộng trên góc phải. Vào thư mục "Ảnh, link, file đã gửi". Bước tiếp theo, người dùng bấm chọn mở rộng ảnh cần lưu, và bấm biểu tượng lưu về máy.
Người dùng bấm chọn mở rộng ảnh cần lưu. Bấm biểu tượng lưu về máy. Anh Hào
Hướng dẫn gửi video dung lượng lớn qua Zalo
Zalo là công cụ chat được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, người dùng có thể vừa trò chuyện cùng bạn bè người thân vừa gửi video dưới dạng đính kèm tệp.
">Cách tải ảnh Zalo về điện thoại
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng caa nhận thức và hiểu biết về an toàn trên mạng cho trẻ em .(Ảnh minh họa: baokhanhhoa.vn) Hơn nữa, nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam phát hiện ra rằng nhiều trẻ thiếu thông tin, nhận thức và kiến thức về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng, điều này càng làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của các em.
Các nền tảng truyền thông xã hội và Internet ở Việt Nam đang bị lạm dụng để nhắm vào những trẻ dễ bị tổn thương. Báo cáo nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam nêu rằng các nền tảng mạng xã hội đã được dùng để xác định, kết nối và tạo dựng lòng tin với nạn nhân tương lai.
Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy trẻ em đã chịu nhiều hình thức bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng. Cụ thể, 8% trẻ em độ tuổi 12 - 17 sử dụng Internet đã từng nhận được bình luận khiếm nhã về bản thân khiến các em không thoải mái trong năm qua. 43% không nói với ai rằng việc này đã xảy ra, chủ yếu vì cho rằng sẽ chẳng giải quyết được việc gì/chẳng làm được gì nếu các em kể lại vụ việc.
5% trẻ từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Gần một nửa trong số này không biết phải kể với ai.
Kết quả khảo sát cho thấy, 2% trẻ được yêu cầu nói chuyện về tình dục dù không muốn. Khoảng một nửa trong số này đã nhận được những yêu cầu không mong muốn về tình dục trên mạng và hầu hết không nói với ai. Nguyên nhân do trẻ không nghĩ rằng vụ việc đó đủ nghiêm trọng hoặc sợ gặp rắc rối.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện này chỉ là một bức tranh phác thảo nhanh về hiện trạng bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng ở Việt Nam. “Chỉ 36% trẻ tham gia khảo sát đã được dạy về vai trò quan trọng của việc giữ an toàn trên mạng, điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này ở trong nước”, nhóm nghiên cứu cho hay.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần tăng cường nguồn lực chuyên môn. Hiện tại, số lượng cán bộ và trang thiết bị có thể không đủ để tiến hành điều tra các vụ bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng, vấn đề này phải được giải quyết. Phòng ngừa là chìa khóa giúp giải quyết vấn nạn bóc lột và xâm hại tình dục trực tuyến ở Việt Nam.
Vân Anh
Lần đầu Việt Nam có chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
">Trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng
- - Mức học phí của các trường ĐH, giáo dục nghề công lập thuộc Thành phố Hà Nội sẽ tăng đột biến kể từ năm học 2016-2017.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại Hà Nội. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2016-2017 và mức thu học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm 2016-2017 đến năm học 2020-2021.
Theo Nghị quyết vừa được thông qua mức học phí từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 của 22 cơ sở đào tạo ĐH, giáo dục nghề công lập thuộc thành phố sẽ được điều chỉnh tăng.
22 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập của TP Hà Nội tăng học phí đều nằm trong diện phải đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên sẽ có mức học phí tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên, theo nhận định của HĐND TP Hà Nội trong Báo cáo thẩm tra đối với tờ trình nghị quyết, đối với một số trường trước đây có mức thu học phí thấp nên có mức tăng học phí đột biến.
Cụ thể: có 6 trường có tỉ lệ tăng từ 100%-258%, 1 trường có tỉ lệ tăng 307%, 1 trường có tỉ lệ tăng 400%, 1 trường có tỉ lệ tăng lên tới 617%.
Từ đó, báo cáo thẩm tra của HĐND TP Hà Nội có đề nghị UBND TP làm rõ tình hình tuyển sinh của các trường hiện nay như thế nào và liệu khi thực hiện mức tăng học phí thì khả năng tuyển sinh của các trường ra sao?
Nghị quyết về việc tăng mức học phí vừa được thông qua với mức phiếu tán thành 91,43% tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội khóa 15 diễn ra chiều nay, 1/8.
Lê Văn
">Học phí các trường ĐH, giáo dục nghề Hà Nội tăng đột biến