Lực sĩ 'rao bán' huy chương, cứu cô bé hàng xóm gặp nạn
Anh Lê Văn Công,ựcsĩraobánhuychươngcứucôbéhàngxómgặpnạkết quả v-league hôm nay 35 tuổi, quê Hà Tĩnh bị khuyết tật bẩm sinh, phải ngồi xe lăn từ nhỏ. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh trở thành vận động viên cử tạ. Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero.
Hiện anh cùng vợ, con trai và con gái sống hạnh phúc trong căn nhà phố hai tầng, ở ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Từ thứ Hai đến thứ Sáu, anh ở tại Nhà thi đấu thể dục thể thao Thủ Đức để tập luyện, huấn luyện các học viên. Hai ngày cuối tuần, anh về với vợ con.
Ở đối diện nhà anh, bé Đoàn Thị Bích Hương, 16 tuổi, đang học lớp 11 thì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Bố mẹ em làm công nhân, mấy tháng nay phải ở nhà chăm sóc con nên kinh tế khó khăn hơn.
Lực sĩ Lê Văn Công. |
Chị Chu Thị Tám, vợ anh Công cho biết, mẹ bé Hương cùng quê Nghệ An với chị. Anh chị là người sống biết trước biết sau, được cả ấp quý mến. Khi chưa bị bệnh, bé Hương một buổi đi học, một buổi đi làm phụ quán ăn kiếm tiền trang trải việc học phụ ba mẹ.
‘Con bé ngoan lắm. Gặp ai ngoài đường cháu cũng chào hỏi. Bị bệnh, đau nhưng cháu chịu đựng, ai đến thăm cũng cười, cố gắng không để cái đau lộ ra ngoài. Cháu sợ ba mẹ lo lắng. Ba mẹ bé từ khi con bệnh không làm được gì cả, ngày đêm thức trông con giờ ốm nhom’, vợ lực sĩ Công nói về hàng xóm.
Thương bé Hương, anh Công muốn giúp đỡ. Nhìn quanh khắp nhà chẳng thấy có gì giá trị để mang đi bán. ‘Vợ chồng tôi cũng không khá giả gì. Dùng tên tuổi để kêu gọi ủng hộ, anh ấy thấy không nên. Mấy ngày liền, anh cứ thao thức’ chị Tám kể lại lúc chồng tìm cách giúp cô bé hàng xóm.
Chiếc huy chương vàng anh đấu giá để giúp đỡ bé Hương. |
Chẳng còn cách nào khác, lực sĩ Công quyết định mang chiếc huy chương vàng thế giới của mình đi đấu giá. ‘Anh nói, tấm huy chương là một phần cơ thể của anh. Để có được nó, anh phải tập luyện liên tục 4-6 tiếng mỗi ngày. Gần kề ngày thi đấu, anh còn bị sốt, suýt phải bỏ cuộc. Khi đem ra đấu giá, anh muốn nhắn nhủ đến bé Hương, mong bé vượt qua được bạo bệnh và sẽ có nhiều người hiểu, giúp đỡ’, chị Tám nói và cho biết, chị cũng đồng ý với cách làm thiện nguyện của chồng.
Anh Công chụp hình chiếc huy chương vàng, kèm câu chuyện của bé Hương đăng lên Facebook cá nhân, dự tính sẽ đấu giá trong vòng 10 ngày. Ngày 22/10 buổi đấu giá bắt đầu. Người đầu tiên đề xuất mức giá 20 triệu đồng. Rồi số tiền dần dần tăng lên. Đến ngày 31/10, anh chốt giá 125 triệu đồng, do một giám đốc công ty bất động sản ở Quận 7 ra giá.
‘Tôi không ngờ việc làm của mình lại nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Cô bé Hương đã nhận được số tiền 125 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ các các nhà hảo tâm khác. Thay mặt bé Hương, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người’, lực sĩ Công viết trên trang cá nhân.
Được chú Công đeo chiếc huân chương vào cổ trước khi trao cho người đấu giá 125 triệu đồng, bé Hương cười vui, dù đang bị đau vì bệnh. |
Giây phút bàn giao chiếc huy chương mà mình phải nỗ lực rất nhiều để có được, Lê Văn Công không khỏi xúc động. Anh xin phép người đấu giá qua nhà bé Hương, đeo chiếc huy chương vào cổ cô bé và nói: ‘Hương phải cứng rắn lên nhé. Chú tin cháu sẽ vượt qua được những cơn đau do bệnh gây ra’. Chứng kiến một người khuyết tật hai chân, phải ngồi xe lăn động viên nữ sinh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, mắt ai cũng nhòe đi.
Chị Vũ Thị Lài, mẹ bé Hương cũng phải quay đi để con gái không biết mình đang khóc. Chị nói bằng giọng ngắt quãng: ‘Chú ấy bị khuyết tật từ nhỏ, đã phải thiệt thòi đủ điều. Vợ chồng chú ấy cũng không khá giả gì đâu, vậy mà từ ngày con bé nhà tôi bệnh, vợ thì qua động viên, phụ tôi chăm cháu, chồng thì bán đấu giá ‘đứa con tinh thần’ giúp con tôi. Tôi rất biết ơn.
Bác sĩ nói, sức khỏe con bé yếu lắm rồi, nhưng tôi mong phép màu sẽ đến để đáp lại tấm lòng của vợ chồng chú ấy’.
Hành trình 30 năm thay đổi số phận cho trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.