Năm 2002, Hồ Thi Trạch thi đậu chuyên ngành kỹ thuật thông tin điện tại Đại học Diễm Sơn với kết quả xuất sắc.
Cậu là sinh viên đại học đầu tiên và duy nhất ở làng Từ Than vào thời điểm đó. Vì hoàn cảnh tài chính của gia đình không mấy khả quan nên dân làng mỗi người đã gom góp cho Thi Trạch 10 NDT hay 20 NDT (khoảng 35-70 nghìn đồng) để chi trả cho việc đi học.
“Tôi đã nhận được hàng nghìn NDT vào thời điểm đó, tất cả nhờ vào dân làng mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Làng Từ Than là một ngôi làng nghèo có lịch sử hơn 500 năm với phong cảnh hữu tình. Trước khi Hồ Thi Trạch trở về quê hương, người dân đã rời đi đáng kể vì nhiều lý do. Nhiều dân làng đã đi làm hoặc hoàn toàn chuyển đi nơi khác sinh sống. Từ Than vì vậy mà trở lên vắng vẻ.
"Thật ra tôi chưa bao giờ rời quê hương. Ngay cả khi còn học đại học, tôi cũng tranh thủ những ngày nghỉ để về quê làm từ thiện".
‘Tôi muốn dân làng nhìn thấy tương lai’
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2006, Thi Trạch làm việc cho một công ty công nghệ ở Thượng Hải. Bằng nỗ lực của bản thân và tín nhiệm của cấp trên, anh đã được bổ nhiệm vào giám đốc khu vực mức lương hậu hĩnh.
Năm 2015, Hồ Thi Trạch quyết định nghỉ việc và trở về quê cùng vợ. “Tôi nói rằng, tôi muốn về quê khởi nghiệp và cô ấy rất ủng hộ tôi”. Thi Trạch cho biết, việc về quê khởi nghiệp khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. “Tôi về sống và quan sát gần một năm”.
Vào năm thứ hai sau khi trở về quê hương, Hồ Thi Trạch nảy ra ý tưởng khởi nghiệp, phát triển kinh tế rừng và trồng trọt sinh thái.
Anh chủ trì thành lập hợp tác xã chuyên nghiệp về tham quan và du lịch làng quê. Trong số 9 thành viên ban đầu của hợp tác xã chuyên nghiệp, có 5 người là dân làng ở làng Từ Than và 4 người là sinh viên đại học đã trở về quê hương.
Họ đã quyên góp 250.000 NDT (khoảng 879 triệu đồng) và thành lập một "vườn rau đô thị" và "trường học thiên nhiên" trong làng, thu hút nhiều người dân thành phố đến trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn và cho phép nhiều trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.
"Dân làng lúc đó không hiểu. Thấy ngày càng nhiều người ngoài đến làng tham quan và trải nghiệm, một số người nói rằng tôi đang dùng tài nguyên của làng để kiếm lợi cá nhân", Hồ Thi Trạch nói.
“Tôi muốn dân làng có thể nhìn thấy tương lai chân thực. Nếu vì lý do cá nhân, tôi sẽ chẳng quay lại đây”.
Thi Trạch cũng nảy ra nhiều ý tưởng phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, phát triển các sản phẩm văn hóa phù hợp với điều kiện và thế mạnh địa phương.
Sản phẩm nông nghiệp được trồng bởi các hợp tác xã chuyên nghiệp trong làng được cung ứng cho các nhà hàng Michelin đạt tiêu chuẩn đặc biệt cao ở thành phố Thượng Hải và Nam Kinh. Diện mạo làng quê đổi thay, thu nhập của dân làng tăng gấp vài lần.
Hồ Thi Trạch luôn trăn trở về việc người trẻ lập nghiệp ở quê hương. Anh cho rằng khó khăn và trở ngại lớn nhất lúc đầu là nhiều bạn trẻ về quê lập nghiệp với sự nhiệt tình, nhưng thực tế cuối cùng đã khiến họ bỏ cuộc và quay trở lại thành phố.
"Một ngôi làng không có người trẻ thì không có hy vọng". Hồ Thi Trạch xúc động, nói rằng sự kiên trì là niềm tin tốt nhất đối với anh.
"Khó khăn, trở ngại lớn nhất đối với những người trẻ khi về quê khởi nghiệp là liệu sự kiên trì có phải là niềm tin lớn nhất của họ hay không. Tôi tin rằng, người trẻ sẽ giúp vùng nông thôn ngày càng phát triển tốt hơn".
Tử Huy
" alt=""/>Dân làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc, về quê báo ơn"Việc nuôi dưỡng văn hóa đọc ở cộng đồng nông thôn không phải là điều dễ dàng vì nó không phải là điều cần thiết đối với người dân. Đây là lý do tại sao thư viện phải có thiết kế hấp dẫn và bầu không khí thân thiện, giúp khuyến khích độc giả tiềm năng", bà Chu Bắc Lôi, người đứng đầu tổ chức từ thiện Dashan Xiaoai (hàm ý “núi lớn tình yêu nhỏ"), nói.
Đây là thư viện thứ 8 mà tổ chức từ thiện xây dựng nhằm khuyến khích văn hóa đọc của người dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em.
Tham gia giáo dục nông thôn hơn 10 năm, bà Chu phát hiện ra rằng nhiều trẻ em nông thôn sống với người thân vì cha mẹ di cư lên thành phố tìm việc làm. Các em không có nơi nào chất lượng để dành thời gian sau giờ học.
Bà nói rằng, nếu tính cả cuối tuần, kỳ nghỉ học và ngày lễ hội, học sinh ở Kiềm Tây Nam dành hơn 180 ngày ở nhà mà hầu hết không có sự giám sát của phụ huynh hoặc tiếp cận các tài nguyên giáo dục như hiệu sách.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định xây dựng thư viện cho trẻ em, mang đến cho các em những hoạt động chất lượng cao và bền vững, đồng thời nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách của các em", bà Chu Bắc Lôi nói.
Theo bà Chu, ngoài sách, thư viện còn là không gian công cộng và phục vụ nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau. Nói cách khác, thư viện không chỉ là một kho sách.
Thư viện đầu tiên của tổ chức từ thiện được khai trương tại thị trấn Qiaoma của tỉnh Quý Châu vào tháng 3/2019. Thư viện được chia thành khu vực dành cho người lớn và không gian dành riêng cho trẻ em, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động sau giờ học, bao gồm dạy kèm bài tập về nhà, không gian dành cho phụ huynh và chiếu phim.
Để khuyến khích đọc sách, trẻ em có thể tham gia chương trình giành phần thưởng và kiếm điểm bằng cách đọc sách. Khi đạt số điểm nhất định sẽ nhận được quà.
Tình nguyện viên Li Feng cho biết, bản thân rất vui khi thấy thư viện này trở nên phổ biến với trẻ em địa phương. “Không phải tất cả trẻ em đều đến đọc sách nhưng luôn có một số ít khám phá niềm đam mê với sách. Chỉ cần các em đến, chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa”, Li nói.
Lu Xiaoman, một học sinh lớp 5 và là một độc giả thường xuyên, đã viết trong sổ lưu niệm của thư viện rằng: “Đó là ngôi nhà thứ hai của em, giúp em luôn vui vẻ hơn và tốt hơn”.
Được xây dựng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, 8 thư viện của tổ chức từ thiện chứa khoảng 120.000 cuốn sách và nhận được trung bình khoảng 18.000 lượt ghé thăm mỗi tháng.
“Chúng tôi đã mất 5 năm để xây dựng và cải thiện. Các thư viện đang thu hút số lượng độc giả ngày càng tăng, từ học sinh mẫu giáo và THCS cho đến người lớn”. Bà Chu nói thêm rằng thư viện có thể sẽ thay đổi cuộc sống của một số độc giả, ít nhất là tạo nên những kỷ niệm vui vẻ cho các em trong các kỳ nghỉ.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc, vào cuối năm 2021, có 4,77 triệu trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi sống ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, giảm 47,4% so với con số 9,02 triệu được ghi nhận vào năm 2016.
Hiện tượng này phổ biến hơn ở miền trung và miền tây Trung Quốc, nơi nền kinh tế kém phát triển, buộc nhiều người trưởng thành phải tìm việc làm ở các thành phố. Nhiều đứa trẻ phải xa vòng tay cha mẹ khi còn rất nhỏ.
Theo nhà nghiên cứu Jiang Yongping tại Viện Nghiên cứu Phụ nữ Trung Quốc, việc chăm sóc những đứa trẻ này cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của tất cả các bên, bao gồm cả chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Việc có một hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách trong một kỳ nghỉ dài là vô cùng quan trọng đối với những học sinh làng quê nghèo.
Tử Huy
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hải Dương cũng cho biết trước đó bệnh viện thường xuyên rà soát kiểm tra cơ sở vật chất để phát hiện những hỏng hóc, sửa chữa kịp thời. Đây là lần đầu tiên bệnh viện xảy ra sự cố như vậy.
Sáng cùng ngày, bệnh viện đã chỉ đạo các bộ phận liên quan xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố. Bước đầu xác định nguyên nhân dẫn tới sự việc trên do trận mưa lớn ngày 21/6, phòng bệnh bị dột, nước mưa ngấm vào khiến tấm thạch cao rơi xuống.
Bác sĩ Đức chia sẻ sáng nay, bệnh viện đã kiểm tra, rà soát hệ thống trần thạch cao và các điều kiện an toàn khác ở các khoa, phòng chuyên môn và phòng bệnh nhân để xử lý ngay nếu có vấn đề phát sinh.