Tại các cuộc làm việc, hai bên bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong thời gian qua. Hai bên khẳng định coi trọng thúc đẩy hợp tác trên tất cả lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch…
Hai bên cũng nhất trí cùng nỗ lực triển khai hợp tác song phương, phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời tốt đẹp giữa hai dân tộc, vì lợi ích chung của hai nước.
Trên tinh thần tin cậy cao và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi sâu rộng về vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đánh giá tình hình thế giới và khu vực đang có những biến chuyển nhanh, phức tạp và khó lường, đòi hỏi phát huy, nâng cao vai trò của cơ chế đa phương để ứng phó với những thách thức chung.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ tại diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nga. Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ bày tỏ mong muốn Nga đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với ASEAN, tiếp tục đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đã thăm làm việc với lãnh đạo TP Saint-Petersburg, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, cùng bạn bè Nga (Hội Cựu chiến binh, Hội Hữu nghị Nga – Việt), đại diện Hội người Việt tại Nga, lưu học sinh Việt Nam tại Nga tham dự buổi lễ đặt lẵng hoa do Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi chủ trì tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow và TP Saint-Petersburg.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 Chương, 54 Điều, có một số điểm mới so với luật hiện hành. Việc sửa đổi luật nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Cụ thể là việc hạn chế một số lĩnh vực áp dụng giao dịch điện tử trong luật có thể gây cản trở ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong những lĩnh vực này.
Ngoài ra, việc sửa đổi luật sẽ khắc phục tình trạng thiếu các chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử, thúc đẩy giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, thiếu quy định về việc tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ dữ liệu của cơ quan Nhà nước.
Mặt khác, việc sửa luật nhằm tạo sự đồng bộ với các luật ban hành sau về an toàn, an ninh mạng; tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) bổ sung các quy định về quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở, các quy định đối với cơ quan Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử, hướng đến việc chuyển toàn bộ hoạt động lên môi trường số.
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.
Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử, Luật quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu,phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định nội dung, điều kiện, phương thức của giao dịch.
Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các điều 9, 13 và 19 của Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.
Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị bổ sung các loại hình chữ ký điện tử khác ngoài chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện để bảo đảm chữ ký an toàn, giá trị pháp lý.
Với vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo khoản 11 Điều 3 của Luật, chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký, xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu thì lúc đó mới được coi là chữ ký điện tử.
Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS)… không phải là chữ ký điện tử. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, hải quan... và nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, khoản 4 Điều 22 của Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
Về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại để phù hợp thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan,tiếp thu ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, Điều 15 đã được chỉnh lý nội dung yêu cầu chuyển đổi cần đáp ứng và giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện như trong Luật, phù hợp với thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan.
Từ Điều 43 đến Điều 47 của Luật quy định cụ thể về các loại hình giao dịch điện tử, các hoạt động, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và các quy định hỗ trợ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định các Bộ, ngành sẽ công bố dữ liệu mở của ngành, lĩnh vực của mình. Để đảm bảo tính linh hoạt, Luật giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết, phân loại rõ dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước.
Về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử,Luật quy định chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm giám sát hệ thống của mình; cơ quan Nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử bằng phương tiện điện tử. Ngoài ra, Luật còn chỉnh lý quy định về trách nhiệm có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Đoàn Bổng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử sửa đổiTham gia đoàn có: Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez, Bộ trưởng Ngoại giao Enrique A. Manalo; Bộ trưởng Nông nghiệp Francisco T. Laurel; Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Alfredo E. Pascual; Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc của Tổng thống Cheloy Velicaria Garafil; Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Eduardo M. Ano; Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo LB. Montealegre; các cố vấn của Tổng thống và một số lãnh đạo khác...
Đón đoàn tại sân bay có: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lại Thái Bình; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; lãnh đạo một số vụ, cục Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao.
Trước chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, quan hệ Việt Nam và Philippines phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác chính trị được tăng cường với nhiều chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao.
Philippines và Việt Nam chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, quy mô dân số, trình độ phát triển cũng như rất nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và con người.
Hợp tác kinh tế giữa hai nước có phát triển tích cực. Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong ASEAN và lớn thứ 16 trên thế giới của Việt Nam, tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Hai nước tăng cường khai thác các lĩnh vực mới, không chỉ đẩy mạnh các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Philippines như gạo, cà phê, hạt điều mà hướng tới việc mở cửa thị trường các mặt hàng tiềm năng khác như rau xanh và hoa quả tươi...
Tháng 8/2023, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo, hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại sớm đạt 10 tỷ USD, trong đó coi trọng thương mại gạo.
Hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác giữa hai nước như an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, lao động, văn hóa, du lịch, tiếp tục được chú trọng. Việt Nam - Philippines cũng duy trì phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC.
Người phát ngôn cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hội kiến với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam cũng như các hoạt động quan trọng khác.