Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1

Công nghệ 2025-01-26 13:55:30 3957
èogócWolvesvsArsenalhngàch play   Hoàng Ngọc - 25/01/2025 03:34  Kèo phạt góc
本文地址:http://play.tour-time.com/news/56b693274.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Angkor Tiger vs Tiffy Army, 18h00 ngày 23/1: Tiếp tục gieo sầu

Dự án khu dân cư ngâm 300 sổ đỏ của dân có nhiều sai phạm - 1

Dự án Khu dân cư số 1 mở rộng Điện An, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam (Ảnh: Đức Thanh).

Dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định, chủ đầu tư đã ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; đã thực hiện cơ bản công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và được UBND tỉnh Quảng Nam giao đất 6,16/9,5ha.

Chủ đầu tư đã triển khai thi công cơ bản một số hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật trên diện tích được giao; chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.

Chủ đầu tư đã hoàn thành việc san nền, cấp phối đường giao thông, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, trụ điện theo thiết kế được duyệt, chưa được nghiệm thu khối lượng xây lắp giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công; do đó dự án chậm tiến độ.

Qua kiểm tra giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng, trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có một số diện tích chưa thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ và chưa được UBND tỉnh Quảng Nam thu hồi đất, giao đất (hơn 2.400m2).

Đáng chú ý, đến nay Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long còn nợ tiền sử dụng đất hơn 47 tỷ đồng và tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 2,2 tỷ đồng; nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 210 triệu đồng, nợ thuế VAT gần 97 triệu đồng, nợ tiền phạt vi phạm hành chính hơn 76 triệu đồng…

Dự án khu dân cư ngâm 300 sổ đỏ của dân có nhiều sai phạm - 2

Đến nay nhiều hạng mục của dự án còn dang dở (Ảnh: Đức Thanh).

Thanh tra kết luận tất cả các khoản thu, chi của Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long không thể hiện trên sổ sách kế toán theo quy định và không kèm đầy đủ các chứng từ liên quan, nên thanh tra không có cơ sở để kiểm tra.

Tất cả số tiền thu qua hợp đồng huy động vốn, Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long thực hiện thu tiền mặt thông qua phiếu thu nhưng không nhập quỹ, không phản ánh vào sổ sách kế toán theo quy định.

Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị UBND tỉnh này cho phép Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long lập các thủ tục gia hạn thực hiện tiến độ dự án theo quy định; hoàn thành đầu tư dự án theo đúng chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết 1/500; thi công hoàn thành các hạng mục, sớm đưa dự án vào hoạt động.

Đối với UBND thị xã Điện Bàn, Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế.

Như Dân tríphản ánh, dự án Khu dân cư số 1 mở rộng tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn do Công ty Cổ phần xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư, ông Trần Quang Hy - Chủ tịch HĐQT của công ty - là người đại diện.

Theo kế hoạch, ngày 31/12/2019, chủ đầu tư bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 300 khách hàng. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng Khu dân cư số 1 chỉ đạt 90% trên mặt bằng diện tích được giao.

">

Dự án khu dân cư "ngâm" 300 sổ đỏ của dân có nhiều sai phạm

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình 24h trải nghiệm - 1

Căn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).

Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.

"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.

Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.

Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình 24h trải nghiệm - 2

Niềm vui của bà Lo Thị Định khi niềm mơ ước có một căn nhà kiên cố để ở nay đã trở thành sự thật (Ảnh: Hoàng Lam).

"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.

Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.

Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình 24h trải nghiệm - 3

Công an huyện Quỳ Hợp tặng công trình đường giao thông trị giá 100 triệu đồng tới người dân(Ảnh: Anh Tú).

Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...

Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ

Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.

Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình 24h trải nghiệm - 4

Đoàn viên, thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp cùng người dân làm đường giao thông nông thôn (Ảnh: Anh Tú).

Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.

Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.

Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình 24h trải nghiệm - 5

Cán bộ công an xuống đồng giúp người dân thu hoạch lúa (Ảnh: Anh Tú).

Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng

Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.

"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...

Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.

">

Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"

Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’

Bà Nguyễn Thị Hường, ở thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống là Giám đốc một hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở sản xuất của người phụ nữ 62 tuổi này đang tạo việc làm cho hơn 800 lao động, mức thu nhập bình quân 2-6 triệu đồng/người/tháng.

Bà Hường cho biết, năm 2000, bà cùng một số chị em phụ nữ trong xã đi học nghề đan lát ở xã Thăng Thọ (huyện Nông Cống). Sau thời gian học, nhóm của bà trở thành một tổ đan, chuyên đan giỏ giữ ấm tích nước bằng cói. Cùng thời gian này, bà Hường đảm nhiệm trọng trách thu gom sản phẩm của tổ, giao đến cơ sở sản xuất.

Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích - 1

Bà Nguyễn Thị Hường giấu chồng khởi nghiệp với 10 triệu đồng vay ngân hàng (Ảnh: Hạnh Linh).

"Khi tôi làm đầu mối bao tiêu, nhiều lao động là phụ nữ đến học nghề, xin nguyên liệu về làm. Điều này, khiến tôi nảy ra ý tưởng mở cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ tự nhiên. Tuy nhiên, việc mở cơ sở bị chững lại bởi trong tay không có vốn", bà Hường nói.

Năm 2002, vợ chồng bà Hường làm đơn vay vốn ngân hàng để chăn nuôi. Khi được ngân hàng giải ngân 10 triệu đồng, bà Hường lấy về nhưng không vội đưa cho chồng mà cùng con trai thuê xe ra huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ) tìm bạn hàng.

Theo bà Hường, khi làm đầu mối bao tiêu, bà biết được huyện Chương Mỹ là cái nôi của nghề đan lát, các ông "trùm" đồ thủ công đều ở đây. Dù chỉ một manh mối nhỏ, bà cũng quyết tâm khăn gói đi tìm.

"Tôi mang theo sản phẩm đan lát của tổ rồi nói với chồng là đi Hà Tây có việc. 5 ngày ròng, 2 mẹ con đi khắp huyện Chương Mỹ để tìm kiếm bạn hàng. Lúc tiêu gần hết số tiền 10 triệu đồng, may mắn đã mỉm cười khi 2 chủ hàng đồng ý nhập hàng", bà chủ HTX nhớ lại.

Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích - 2

Các sản phẩm của HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc xuất đi nước ngoài (Ảnh: Hạnh Linh).

Có nơi nhận hàng, bà Hường mua nguyên vật liệu, huy động nhân lực trong tổ đan để đan túi xách, cơi trầu, bộ ba bát.

"Khi biết tôi dùng tiền mua lợn đi buôn hàng, chồng tôi đã nhiệt tình ủng hộ. Sau đó, chúng tôi có đơn hàng đầu tiên xuất đi", bà Hường nói.  

Doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm

Từ 3 sản phẩm ban đầu là túi xách, cơi trầu, bộ ba bát đến nay, cơ sở của bà Hường đã sản xuất hơn 10 sản phẩm. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu như cói, cây song, mây, nhựa...

Đến năm 2019, bà Hường thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, mỗi năm  xuất hàng triệu sản phẩm đến các nước Nga, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc,… doanh thu hàng chục tỷ đồng.

"Năm 2023, HTX thu gần 40 tỷ đồng, phá kỷ lục về thu nhập của cơ sở và người lao động", bà Hường hồ hởi nói.

Nữ giám đốc HTX cho biết, việc đan lát không quá khó nhưng yêu cầu người làm phải kiên trì, tỉ mẩn. Trung bình, mỗi người chỉ cần học nghề 5-7 ngày là có thể đan được những sản phẩm đơn giản.

Công việc này phù hợp với người lao động ở khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ, người có độ tuổi 45 trở lên, không thể đi làm công ty, người khuyết tật. Để thuận lợi cho người lao động, HTX thực hiện giao khoán sản phẩm theo các đầu nhóm, lao động sẽ nhận nguyên liệu về nhà gia công và nhập lại cho các đầu mối thu mua để đưa về HTX tiêu thụ.

"Người yếu, mắt kém, có thể làm được 70.000 đồng/ngày còn người trẻ, khỏe, nhanh tay, nhanh mắt, có thời gian dành cho nghề làm được 200.000 đồng/ngày", bà Hường chia sẻ.

Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích - 3

Hơn 800 lao động có thu nhập từ nghề đan (Ảnh: Hạnh Linh).

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí, cơ sở của bà Hường không chỉ nhận gia công hàng theo mẫu của đối tác, mà còn sáng tạo thêm các mẫu mã mới theo thị hiếu thị trường, tham gia hội chợ để quảng bá các mặt hàng. Đồng thời, tiếp tục mở rộng thêm các lớp đào tạo nghề tại những địa phương có nhu cầu để tăng lực lượng lao động.

"Tôi đang nghiên cứu mở rộng cơ sở sản xuất, làm thêm nhiều mặt hàng mới, dự tính số lao động của HTX sẽ tăng lên 1.000 người", nữ giám đốc cho hay.

Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, ông Nguyễn Văn Xuân cho biết, HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc là cơ sở sản xuất đồ tiểu thủ công nghiệp lớn nhất của xã, hoạt động rất sôi nổi.

Theo ông Xuân, HTX góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động ở các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), với mức thu nhập ổn định 2-6 triệu đồng/người/tháng.

"Từ một "hoa tiêu" khéo tay, hay làm, bà Hường đã mạnh dạn khởi nghiệp và cùng các lao động tạo nên những sản phẩm thủ công bắt mắt, xuất đi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sản phẩm túi xách của HTX đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 (chương trình mỗi xã một sản phẩm) năm 2023. Địa phương đang định hướng cho chủ cơ sở làm hồ sơ, nâng sao cho sản phẩm", ông Xuân nói.

">

Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích

130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát - 1

Người dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).

Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.

Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.

Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.  

Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.

"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.

Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.

Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.

Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.

Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.   

">

130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát

Giá xăng ngày 14/11 tăng hay giảm?

友情链接