Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2 -
Triệu phú tự thân tiết lộ sai lầm chi tiêu phổ biến của các cặp vợ chồngTriệu phú tự thân Ramit Sethi đã giúp đỡ nhiều cặp đôi vượt qua những thách thức tài chính. Ảnh: CNBC Ramit Sethi sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó ở California Mỹ. Cả gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của người cha. Trải qua tuổi thơ nhọc nhằn, anh đã nuôi dưỡng ý chí làm giàu.
Hiện, anh đã trở thành một triệu phú tự thân, với khối tài sản khoảng 25 triệu USD. Anh là người dẫn chương trình trong show của Netflix “How to Get Rich”. Anh từng tiết lộ những cách giúp bản thân tích lũy và phát triển khối tài sản.
Với anh, một trong những việc để có sự nghiệp thành công chính là kết hôn đúng người. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn như vậy. Anh từng gặp gỡ nhiều cặp vợ chồng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng rồi phá sản hay mắc nợ.
Anh giúp họ từ việc xoay xở để trả hết hơn 600.000 USD nợ nần đến chiến đấu chống lại việc tiêu tiền quá mức. Anh đã chỉ ra sai lầm và giúp họ từng bước vượt qua khó khăn.
Anh cho rằng, khi lập gia đình, vợ chồng nên xem xét suy nghĩ, quan điểm về tiền bạc, cũng như xu hướng chi tiêu của cả 2.
Theo anh, một trong những sai lầm phổ biến ở các cặp đôi về tiền bạc đó là chỉ có 1 người đảm nhận vai trò quản lý. Người này thường là vợ hoặc chồng có thu nhập tốt hơn, có kiến thức về tài chính, biết chi tiêu.
"Thường thì vợ hoặc chồng sẽ đảm nhận vai trò là người quản lý tiền bạc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu người đó không may gặp tai nạn. Điều này sẽ rất nguy hiểm.
Và nếu chỉ một người chịu trách nhiệm quyết định tất cả các vấn đề liên quan tiền bạc, thì người kia có thể cảm thấy mình mất quyền lực trong quan hệ", anh chia sẻ.
Dưới đây là lời khuyên của triệu phú tự thân Ramit Sethi về cách giúp các cặp vợ chồng quản lý tiền bạc hiệu quả:
Nói chuyện cởi mở về tiền bạc
Ramit Sethi khuyên bạn nên xem xét chuyện thay đổi nếu bạn là người quản lý tiền bạc trong gia đình từ trước đến nay. Bạn nên điều chỉnh từ từ, chia sẻ với vợ/chồng một cách nhẹ nhàng.
Các cặp vợ chồng có thể bắt đầu bằng cách cùng nhau xem lại các hoá đơn của gia đình. Nhưng điều quan trọng là cả 2 phải nói chuyện một cách cởi mở.
Khi bắt đầu, có một số điều cần tránh. Thay vì đổ lỗi cho một bên về mọi vấn đề tiền bạc, Ramit Sethi khuyên 2 người cùng bàn bạc, tìm ra chiến lược giải quyết vấn đề, ví dụ như trả hết khoản nợ nào đó.
"Vợ chồng phải cùng nhau nói chuyện về tiền bạc trong suốt quãng đường bên nhau. Vì vậy, hãy tìm cách làm cho câu chuyện trở nên thú vị. Mỗi lần nói chuyện là cơ hội để xây dựng một tương lai tài chính tốt hơn", anh nói.
Chia sẻ trách nhiệm tài chính
Cách đơn giản nhất để bắt đầu chia sẻ trách nhiệm tài chính là chọn một số hạng mục chi tiêu cho mỗi người quản lý.
Vợ sẽ đảm nhận việc mua bán thực phẩm và phải đảm bảo không vượt quá số tiền quy định. Trong khi đó, chồng có trách nhiệm thanh toán các hóa đơn khác như tiền điện, phí chung cư, hóa đơn bảo hiểm...
"Nên có đường ranh giới rõ ràng về trách nhiệm. Mọi người đều mong muốn được đóng một vai trò trong việc quản lý tài chính gia đình", anh nói.
Tiết kiệm và đầu tư
Có tài khoản tiết kiệm là điều quan trọng, vì nó có thể giúp vợ chồng tránh rơi vào tình trạng phải vay nợ.
Bên cạnh đó, đầu tư chính là chiến lược xây dựng sự giàu có lâu dài hơn, là cách tích lũy nhiều tiền bạc hay tài sản một cách nhanh chóng.
Ramit Sethi cho biết: "Sự giàu có luôn được tạo ra một cách nhất quán trong một thời gian dài. Quá trình đó thực ra khá nhàm chán".
10 mẹo tiết kiệm gây tranh cãi của chuyên gia nổi tiếng Nhật Bản
NHẬT BẢN - Chuyên gia tiết kiệm nổi tiếng Yoko Ogasawara (71 tuổi) chỉ tiêu 1.000 Yen (khoảng 162 nghìn đồng) mỗi ngày trong suốt 40 năm qua."> -
Nữ giám đốc trẻ xây nhà trọ 0 đồng, mang mái ấm đến cho bệnh nhân chạy thậnXóm trọ 0 đồng sạch sẽ, thoáng mát cho những bệnh nhân điều trị suy thận Trở về từ bệnh viện sau ca chạy thận, lọc máu đến phờ phạc, cô Hoàng Thị Năm (SN 1972, quê huyện Bình Liêu) lê từng bước nặng nề về khu trọ nhỏ. Sức cô yếu đến nỗi, túi giấy tờ xách theo cũng là gánh nặng trên quãng đường vài trăm mét từ bệnh viện về phòng trọ.
Ngả lưng xuống chiếc ghế trước cửa phòng, cô Năm kể, tính đến nay là 11 năm bản thân sống chung với căn bệnh quái ác.Căn bệnh khiến sức khoẻ của cô đi xuống trầm trọng. Trên cánh tay cô hiện rõ những đoạn u thịt nhức buốt, bằng chứng cho những lần phải chọc kim tiêm vào tĩnh mạch để lọc máu.
Cánh tay trái của cô Năm xuất hiện nhiều cục tròn do việc cắm kim tiêm để lọc máu điều trị suy thận Cũng ngần ấy năm, cô thường xuyên phải xa gia đình để ở gần cơ sở y tế nhằm duy trì sự sống. Thời gian đầu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô Năm thuê những phòng chật hẹp, ngột ngạt gần bệnh viện. Dẫu thế, chi phí chỗ ở và sinh hoạt vẫn là gánh nặng kinh tế đè lên gia đình, bởi nguồn thu chính là từ việc làm nông ở quê.
Cô Chìu Sám Múi cảm thấy đầm ấm như một gia đình khi được bao bọc và ở miễn phí tại xóm trọ Năm 2019, trong một lần tình cờ, cô Năm được các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giới thiệu tới xin ở tại khu nhà trọ miễn phí.
Cạnh phòng cô Năm là phòng của cô Chìu Sám Múi (54 tuổi, quê huyện Bình Liêu) mới tới ở xóm trọ này được 8 tháng. Trước đó, cô Múi phải lang thang ở ghép phòng tại những khu trọ tập thể khác. Chi phí tiền phòng trọ và sinh hoạt mỗi tháng cũng phải mất gần 4 triệu đồng.
"Tôi và mọi người ở đây rất thoải mái, không còn đau đầu nghĩ về chi phí thuê trọ. Mọi người cùng cảnh bệnh tật đùm bọc lẫn nhau. Để giảm chi phí sinh hoạt, chúng tôi trồng thêm rau, nhiều phòng nấu ăn chung để đỡ đi cảm giác nhớ nhà", cô Múi tâm sự.
Cô Năm và cô Múi là 2 trong số 8 người đang ở tại khu trọ miễn phí. Mỗi người đến từ một nơi khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ xích lại gần nhau, sống quây quần như 1 gia đình.
Xóm trọ 0 đồng nhiều năm nay là ngôi nhà thứ 2 của nhiều bệnh nhân suy thận có hoàn cảnh khó khăn Xóm trọ 0 đồng
Sau một lần đi từ thiện cho những bệnh nhân suy thận, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh éo le, chị Phạm Thị Thuỳ Dương (36 tuổi, Giám đốc một công ty Thương mại Đầu tư phát triển, quản lý chuỗi cửa hàng nông sản sạch) nhen nhóm trong đầu ý tưởng có một nơi giúp người bệnh cư trú không phải trả phí.
Chị Phạm Thị Thuỳ Dương (bên trái) xây xóm trọ để cho nhiều bệnh nhân suy thận ở miễn phí Nghĩ là làm, năm 2018, chị Dương cùng chồng mua một mảnh đất rộng 300m2 ngay gần Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Thời điểm đó, khu đất này vẫn còn nhếch nhác, không có nổi một cơ sở vật chất gì đáng giá.
Hai vợ chồng chị Dương bỏ tiền xây khu nhà trọ với 6 phòng. Mỗi phòng rộng 10m2 cùng khu vệ sinh và sân sinh hoạt chung. Đầu năm 2019, khu nhà được hoàn thành và được đặt tên là xóm trọ 0 đồng.
Để giảm bớt chi phí sinh hoạt, những người tại đây trồng thêm rau phục vụ bữa ăn hàng ngày Theo chị Dương, ban đầu nhiều người khó hiểu với hành động này của chị vì bình thường nếu có diện tích đất như thế sẽ tận dụng kinh doanh thu phí.
Nhưng khi hiểu ra hành động đẹp của nữ giám đốc trẻ tuổi, mọi người cùng chung tay đóng góp vật liệu, đồ dùng. Người thì cho mái tôn, người đóng cho giường, người ủng hộ bàn ghế, quạt...
Ngoài ra, thời gian rảnh, chị Dương cũng tìm những công việc nhẹ nhàng như đan lát, khâu vá, thêu thùa cho người trong xóm trọ làm để kiếm thêm thu nhập những khi không phải đi điều trị.
Xóm trọ 0 đồng nhiều năm nay là ngôi nhà thứ 2 của những bệnh nhân suy thận có hoàn cảnh khó khăn "Thời điểm đầu rất ít người biết đến xóm trọ này, thông qua giới thiệu từ người quen và hệ thống bán nông sản của tôi, dần dần có những hoàn cảnh khó khăn tìm tới. Gia đình tôi theo đạo Phật, nên tôi không mong cầu nhận lại thứ gì, chỉ mong giúp đỡ được thật nhiều hoàn cảnh khó khăn có nơi ở để đủ sức chống chọi lại với bệnh tật.
Một tuần họ phải đi lọc máu 3 lần, ngoài gia đình ở xa thì họ không còn nơi nào để bấu víu, tôi chỉ mong có thêm nhiều người cùng chung tay giúp đỡ họ nhất là trong thời điểm tết Nguyên đán đang đến gần", chị Dương cho biết.
Bão giá 'bóp nghẹt' bệnh nhân nghèo ở xóm chạy thậnỞ xóm chạy thận Lê Thanh Nghị, gần viện Bạch Mai, Hà Nội, sau mỗi cánh cửa phòng trọ là một hoàn cảnh. Cả xóm trọ nghèo vừa đang chiến đấu giành giật sự sống vừa chống đỡ cơn "bão giá" quét qua."> -
Vào dịp Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), các gia đình thường sắp một mâm lễ bao gồm: hoa quả, chè kho, bánh gio (bánh tro)... thành kính dâng lên tổ tiên. Mâm cỗ đẹp mắt cúng tết Đoan ngọ được dân mạng hết lời khen ngợiNhiều mâm cỗ được người dùng mạng xã hội khen ngợi vì bày biện đẹp mắt.
Từ lâu, chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) được nhiều chị em nội trợ biết đến như một facebooker chuyên về ẩm thực. Chị đã chia sẻ nhiều công thức nấu ăn cũng như cách bày trí đồ ăn lên mạng xã hội.
Mâm cỗ cúng tết Đoan ngọ đầy màu sắc của chị năm nay cũng khiến mọi người thích thú.
Mâm cỗ nhà chị có đủ những món cơ bản là: Vải, nếp cẩm, xôi, chè kho, bánh gio, quất hồng bì. Chị dùng hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cau, hoa bưởi trang trí, biến mâm cỗ thành bức tranh đầy màu sắc.
Chị Giang chia sẻ: "Tôi nhớ hồi bé mỗi lần đến tết Đoan ngọ cũng là lúc được nghỉ hè, nên háo hức lắm. Mẹ hay dặn ngủ sớm để sáng mai dậy trước cả ông mặt trời, còn ăn hoa quả diệt sâu bọ trong bụng.
Trẻ con bây giờ dù mẹ có nhắc đến thường xuyên nhưng tôi cảm giác, các con không hào hứng với ngày này cho lắm".
Mâm cúng tết Đoan ngọ năm 2019 của chị Giang. Chị Vũ Thị Hoan (Hoàng Mai, Hà Nội) - nhân viên văn phòng cũng là cái tên nổi bật trong hội những người thích nấu nướng. Các công thức nấu ăn của chị thu hút rất đông sự quan tâm của những người thích nấu ăn.
Năm nay, ngoài hoa quả, bánh gio, chị Hoan nấu thêm món chè hạt sen đậu đỏ. Chị cho biết, hạt sen tươi chị mua loại của Huế, không cần phải ngâm trước. Khi nấu, sen nở bung rất nhanh. Chị chỉ mất khoảng 15 - 20 phút cho món chè thanh mát này.
Món chè sen táo đỏ phù hợp với tiết trời nóng. Để chuẩn bị mâm cúng này, chị Hoan dậy sớm, đi chợ từ 5 giờ 30 sáng. "Chợ đông vui náo nhiệt hơn ngày thường, tôi rất thích cảm giác đi chợ vào những ngày lễ, Tết như thế", chị nói.
Sau khi chị chuẩn bị, sắp xếp mâm cúng, ông xã phụ vợ bê lên tầng 3, thắp hương.
"Trước tết Đoan ngọ, tôi sẽ lên kế hoạch mua những loại hoa quả gì, bánh trái gì, sắp vào mâm theo số lượng đĩa bày ra sao? Tức là tính toán trước để mâm cúng đầy đủ nhưng không quá thừa, lại trang trí đẹp mắt.
Tết Đoan ngọ cũng là mùa của hoa nhài, hoa sen, tôi thường sử dụng các loại hoa này làm điểm nhấn cho mâm cúng, dùng thêm một ít lá cây màu xanh cho sinh động", chị Hoan tiết lộ cách bày mâm cúng.
Hoa nhài ngát hương, quyện cùng mùi thơm của nếp cái hoa vàng, trái cây tươi làm nên hương vị của tết Đoan ngọ. Chị Hoan dùng những nguyên liệu đơn giản, làm điểm nhấn cho mâm cúng. Cách bày trí mâm cúng hài hòa, đa màu sắc của người phụ nữ yêu nấu nướng. Trong một diễn đàn, chị Nguyễn Trang gây bất ngờ khi trên mâm cúng có thêm xôi ngũ sắc, bánh trôi và bó lá xông.
Chị viết: "Hàng năm, nhà tôi đều cúng tết Đoan ngọ với bánh gio, bánh ú, cơm rượu, trái cây. Năm nay, tôi đổi món với bánh trôi và xôi nếp ngũ sắc, nhưng không thể thiếu bó lá xông treo trước cửa như truyền thống lâu đời trừ tà khí. Bó lá rất đẹp gồm: Xương rồng, liễu, khuynh diệp, hết 3 ngày lại đem vào nấu với nồi nước xông toàn thân giải cảm".
Bánh trôi, xôi ngũ sắc là món chủ đạo trên mâm cúng. Bó lá xông được chị Trang treo từ sớm. Mâm cúng tết Đoan ngọ của nhà chị Trang. Trên mâm cúng nhà chị Nguyễn Thu, hoa nhài tiếp tục được sử dụng để trang trí.
Hoa nhài nở rộ, được đặt chính giữa mâm tỏa hương thơm ngát của mùa hè. Còn chị Lan Mai sử dụng thêm đài sen, tạo thêm sắc xanh tươi mát cho mâm cỗ.
Mâm cúng nhà chị Lan Mai. Chế biến 3 món hải sản chỉ mất vài phút từ nồi chiên không dầu
Hải sản là món ăn hấp dẫn, bạn hãy tham khảo 3 cách chế biến dưới đây từ nồi chiên không dầu.
">