Hôm nay, ngày 11/9, Bộ TT&TT đã ra quyết định ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (Phiên bản 1.1).
Tài liệu này quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân, hướng dẫn về việc cấp và sử dụng mã QR cá nhân trong các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Theo hướng dẫn, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19.
Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (Phiên bản 1.1).
Các nền tảng phục vụ việc cung cấp, quản lý mã QR cá nhân cũng cần tuân thủ Quy chế 733 ngày 13/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về quản lý dữ liệu y tế của người khai báo y tế từ các phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong thời gian tới, khi các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách và đưa một bộ phận nhất định trong xã hội hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, để trạng thái bình thường mới này được duy trì ổn định và an toàn, việc triển khai áp dụng các biện pháp công nghệ, mà cụ thể là giải pháp quét mã QR sẽ mang tính cốt lõi.
Người dân khi ra đường, đến các điểm công cộng, nơi tập trung đông người cũng cần quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ... khi mở cửa phải đảm bảo việc giám sát ra vào bằng mã QR.
Vì thế, việc Bộ TT&TT có hướng dẫn để hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Chia sẻ thêm về thời điểm các nền tảng, ứng dụng công nghệ chống dịch hiện có sử dụng chung 1 mã QR thống nhất, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 cho biết: “Nền tảng quản lý và cấp mã QR cá nhân thống nhất cho người dùng trên các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 hiện đã sẵn sàng. Sẽ cần khoảng 1 tuần cho các ứng dụng kết nối, đồng bộ dữ liệu”.
Trong thời gian tới, các nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trước khi triển khai sẽ cần được Bộ TT&TT và Bộ Y tế đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được công bố tại website https://covid19.tech.gov.vn . Đầu mối tổ chức việc tiếp nhận và đánh giá là Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia.
Vân Anh
Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng nền tảng công nghệ để tích hợp, hướng dẫn triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có việc tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo y tế...
" alt=""/>Thống nhất một mã QR dùng chung cho các ứng dụng, nền tảng công nghệ chống dịchTuy nhiên, hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đã bố trí được nguồn ngân sách Nhà nước để tập trung lập quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và thu hút nhà đầu tư tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Từ ngày 29/3, UBND tỉnh Lâm Đồng dừng tiếp nhận tài trợ ý tưởng quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, UBND TP.Bảo Lộc đã kiến nghị Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng chấm dứt chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập ý tưởng quy hoạch do doanh nghiệp tài trợ kinh phí tại hai khu vực.
Cụ thể, Novaland đề xuất ý tưởng quy hoạch hồ Đak Long Thượng, một phần P.Lộc Phát, TP.Bảo Lộc và Công ty Cổ phần Vietstar Đà Lạt JSC đề xuất ý tưởng quy hoạch tại Bảo Lộc, Bảo Lâm.
Đề xuất của hai doanh nghiệp nói trên được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương từ tháng 4 và tháng 5/2022. Trong thời hạn tối đa 2 tháng, hai doanh nghiệp phải hoàn thành ý tưởng quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay hai doanh nghiệp vẫn chưa triển khai, hoàn thành.