Nhận định, soi kèo Napoli vs Torino, 1h45 ngày 28/4: Nhọc nhằn giành điểm
本文地址:http://play.tour-time.com/news/57a693237.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Southampton vs Fulham, 21h00 ngày 26/4
Năm 2015, CEO Mark Zuckerberg từng một phen sóng gió với dư luận Ấn Độ khi đăng trên trang cá nhân hình ảnh báo cáo độ phủ sóng hệ thống Internet của Facebook. Tuy nhiên, phần bản đồ Ấn Độ được sử dụng lại thiếu tỉnh Jammu và Kashmir, vùng lãnh thổ tranh chấp với Pakistan.
Đến năm 2016, Ấn Độ đã cấm các dịch vụ liên quan tới việc cung cấp Internet miễn phí, bao gồm cả Free Basics, một dịch vụ từ mạng xã hội Facebook cho phép người dùng truy cập Internet từ mọi nơi mà không phải trả tiền.
Người dân Ấn Độ biểu tình phản đối Free Basics của Facebook. Ảnh: IBTime UK. |
Lý do lớn nhất khiến Free Basics từ Facebook không được lưu hành tại Ấn Độ là vi phạm tính bình đẳng của Internet (Net neutrality). Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng dịch vụ Free Basics mà Facebook cung cấp đang tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Khi cung cấp dịch vụ miễn phí, Facebook sẽ thu hút được sự quan tâm của người dùng, khiến họ rời xa dịch vụ trả phí.
Trong khi đó, các đối thủ của Free Basics khẳng định, Facebook thực ra đang "chơi chiêu". Có thể, Free Basics không bao gồm các quảng cáo, nguồn thu lớn nhất của CEO Mark Zuckerberg trong năm vừa qua. Nhưng công cụ này lại thu thập các thông tin liên quan tới người dùng và bán cho các công ty quảng cáo.
Thực chất, Facebook đang "chơi chiêu" hơn là vì cộng đồng. Ấn Độ có lượng người dùng có khả năng truy cập Internet chỉ 19%. Nếu có thể thâu tóm số người dùng không đủ điều kiện truy cập tính phí còn lại, Facebook sẽ "phình to" khủng khiếp.
Nhưng đáng tiếc, cơ quan quản lý nước này đã dập tắt "chiêu trò" miễn phí đó bằng cách cấm hoàn toàn Free Basics của Facebook.
Sau gần 4 năm thu thập và cung cấp dữ liệu của người dùng cho bên thứ ba, Facebook đã bị phát hiện sau vụ bê bối Cambrigde Analytica. Mạng xã hội này đã yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Thế nhưng, những thông tin này lại được dùng cho việc tác động đến nhận thức chính trị của cử tri, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.
![]() |
Mark Zuckerberg buộc phải điều trần trước Nghị viện Mỹ. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đang xem xét mức phạt cho mạng xã hội này vì hành vi lừa dối người dùng. Ảnh: AP. |
Các tiết lộ này đã châm ngòi cho làn sóng tẩy chay dữ dội từ cộng đồng người dùng, chính trị gia và cả Quốc hội Mỹ. Bên cạnh đó phong trào #DeleteFacebookcũng được nhân rộng trên mạng xã hội Twitter. Trước áp lực này, sau một tuần im ắng, Zuckerberg đã lên tiếng xin lỗi và đồng ý ra điều trần vào ngày 11/4.
Dù đã trải qua các phiên điều trần, nhưng Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang xem xét việc Facebook có phải bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền riêng tư của 87 triệu người dùng hay không. Theo FTC, Facebook sẽ phải đối mặt với số tiền phạt khổng lồ vì đã lừa dối hàng chục triệu người dùng.
Sau vụ bê bối tại Mỹ, Facebook đã bị giám sát chặt chẽ hơn tại Châu Âu. Trong số 87 triệu người dùng bị lộ thông tin có khoảng 2,7 triệu là cư dân của Châu Âu. Vì vậy nghị viện EU đã gửi thư mời ông chủ Facebook tham gia một buổi điều trần tại Quốc hội.
"Công dân của chúng tôi xứng đáng được nghe lời giải thích đầy đủ, chi tiết", Chủ tịch nghị viện châu Âu cho biết.
Năm 2017, chính phủ Pakistan đã buộc Facebok phải liên kết tài khoản của người dùng với số điện thoại của họ. Yêu cầu này được đưa ra khi một số kẻ đã lợi dụng các tài khoản giả mạo trên Facebook để phát tán nội dung kích động, độc hại.
Các quan chức Pakistan cho biết, ban quản trị WhatsApp, ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Facebook cũng nhận được yêu cầu phải gắn các tài khoản mới với số điện thoại di động cá nhân của người dùng.
![]() |
Chính phủ Pakistan đã yêu cầu Facebook liên kết tài khoản mạng xã hội với số điện thoại nhằm hạn chế tin giả. Ảnh: BBC. |
Đáp lại yêu cầu trên, Facebook đã phải cử đại diện tới làm việc với nhà chức trách Pakistan. Đại diện mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã từ chối yêu cầu mới của nước sở tại, tiếp tục xác thực các tài khoản mới thông qua địa chỉ email thay vì số di động cá nhân.
Tuy nhiên, hiện phía Facebook đã phải "ưu tiên" giải quyết các vấn đề mà Pakistan đang gặp phải để tiếp tục hoạt động tại quốc gia này.
Đầu năm 2017, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Chaudhry Nisar từng đe dọa chặn vĩnh viễn bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào từ chối hợp tác với chiến dịch chống báng bổ ở đất nước ông.
Pakistan từng chặn truy cập Twitter một thời gian ngắn vào năm 2012 sau khi một số người dùng mạng xã hội này lên tiếng kêu gọi những người khác vẽ tranh về nhà tiên tri Muhammad, một hành động bị cấm tại các quốc gia theo đạo Hồi.
Myanmar, quốc gia có hơn 53 triệu dân nhưng có tới 27 triệu tài khoản Facebook. "Mạng xã hội này được cài sẵn trên điện thoại mà người dùng mới mua", một nhà hoạt động nhân quyền tại Yagon, Thant Sin nói.
Năm 2017, mạng xã hội này đã châm thêm dầu vào lửa khi cho phép những bài đăng kích động thù địch lan rộng trên nền tảng của mình.
Hậu quả của việc này là các cuộc chiến diễn ra bởi nhóm Phật tử cuồng tín Rakhine chống lại những người theo đạo Hồi Rohingya thiểu số. Hơn 900.000 người Hồi phải chạy trốn cuộc chiến, sống tại các trại tị nạn của Bangladesh.
Các nhóm dân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar đang hành động và yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt nội dung viết bằng tiếng Burmese để kiềm chế ngôn ngữ thù địch.
Mark Zuckerberg, CEO Facebook đã nói rằng mạng xã hội này đang cố gắng làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề tại Myanmar như tăng nhân sự kiểm duyệt, xây dựng các công cụ chuyên biệt phù hợp với văn hóa bản địa. Tuy nhiên các nhà hoạt động vẫn cho rằng bấy nhiêu là chưa đủ để giải quyết các vấn đề mẫu thuẫn dân tộc tại quốc gia này.
"Facebook đang kiếm được hàng tỷ đô la từ cộng đồng Myanmar. Họ có thể làm tốt hơn thế. Hãy có trách nhiệm hơn về vấn đề này", Hla Hla Win, một doanh nhân tại Myanmar nói.
![]() |
Các nhà hoạt động Myanmar gặp gỡ các quan chức Mỹ tại trung tâm công nghệ Phandeeyar ở Yangon để buộc Facebook phải kiểm duyệt nội dung, ngăn chặn ngôn từ kích động thù địch ở nước này. Ảnh: National Puplic Radio. |
Các nhà hoạt động cho rằng họ không cố gắng khiến Facebook biến mất khỏi Myanmar. Họ chỉ muốn nó giải quyết vấn đề của mình.
Đã có 6 tổ chức ở Myanmar đã ký một bức thư gửi cho Zuckerberg yêu cầu tính năng báo cáo trên ứng dụng Messenger để người dùng cảnh báo những nội dung thù hận, kích động.
Trước làn sóng phản đối, phát ngôn viên của Facebook đã lên tiếng rằng công ty đang nỗ lực loại bỏ nội dung thù địch và những người liên tục vi phạm chính sách thù hận của công ty.
“Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và đã làm việc với các chuyên gia ở Myanmar trong nhiều năm để phát triển các nguồn lực an toàn và các chiến dịch phản kháng,” bà nói.
Tháng 3/2018, Facebook đã bị cáo buộc là công cụ lan truyền nội dung kích động dẫn đến cuộc bạo động của những tín đồ Phật giáo cuồng tín tại thành phố Kandy, Sri Lanka.
Trả lời Guardian, ông Harin Fernando cho biết chính phủ đã ra lệnh cho Facebook và các dịch vụ mạng xã hội khác phải đóng cửa trong lúc bạo động leo thang.
Bên cạnh đó, trong nỗ lực ngăn chặn bạo lực của đám đông nhắm vào nhóm người Hồi thiểu số, quốc đảo này đã tìm cách chặn truy cập vào hai nền tảng khác mà Facebook đang sở hữu là WhatsApp và Instagram.
"Những nền tảng này bị cấm vì tiếp tay phát tán những lời nói căm thù và khuếch đại chúng", Harindra B. Dassanayake, một phát ngôn viên của chính phủ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Các nhóm giám sát Internet từ lâu đã cảnh báo rằng Facebook đang được sử dụng để kích động thù địch các dân tộc thiểu số ở Sri Lanka.
Freedom House, một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington cho rằng ngôn từ kích động thù địch chống lại thiểu số vẫn tiếp tục phát triển trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, đặc biệt là Facebook.
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong "Chỉ số Standard & Poor's 500" đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.
Các nước trừng phạt Facebook thế nào khi gây scandal?
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động mạnh mẽ tới ngành dịch vụ tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới và việc ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính gọi là Fintech, giờ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng nguồn thu, giảm bớt chi phí; đồng thời mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích với trải nghiệm người dùng tốt hơn, chi phí phù hợp.
Bên cạnh đó, nhờ ưu thế chi phí rẻ, độ phủ rộng của công nghệ số, Fintech còn mở ra cơ hội tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nhóm khách hàng tại khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng, góp phần thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện cũng rất quan tâm tới việc nghiên cứu, đầu tư vào các công nghệ mới, giải pháp đột phá sáng tạo về Fintech để nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, hòa nhịp với xu thế chung của các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới.
Hiện nay, trước tiềm năng và tác động tích cực của Fintech trong việc đổi mới dịch vụ ngân hàng và thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo Fintech và hiện tập trung nghiên cứu vào 5 nội dung trọng yếu của Fintech gồm: Thanh toán, Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), chương trình Giao diện ứng dụng mở (OpenAPI), định danh khách hàng điện tử (eKYC) và cho vay hàng ngang (P2P Lending) để từ đó tham mưu, đề xuất Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam.
">NTT Data chia sẻ kinh nghiệm triển khai Fintech với Việt Nam
Phiên bản “nồi đồng cối đá” của Samsung Galaxy S8 sẽ ra mắt vào thứ 6 này
Nét đẹp của sản phẩm là những loan lỗ có bên trên bề mặt của chuột. Nhờ vào thiết kế này mà ánh đèn leb được soi sáng không chỉ ở mặt dưới của chuột mà toàn bộ phần “lưng” chuột.
16. Chuột... hơi (Jellyclick)
Bằng thiết kế độc đáo, công ty Yanko mang đến sự tiện lợi cho những ai thường xuyên đi công tác xa có sử dụng chuột máy tính. Khi cần sử dụng, người dùng chỉ cần thổi hơi vào và có thể ấn – click như chuột thông thường.
17. Vàng thỏi
Nếu không có những đường phân cách phím trái – phải chuột thì có lẽ bạn sẽ lầm tưởng đây là một thỏi vàng rồng. Sản phẩm được kết nối với máy tính thông qua wireless và rất nhạy khi sử dụng.
18. Chuột Apple
Nếu bạn là tín đồ của Apple thì có thể tậu về “chú” chuột này để góp phần làm đẹp thêm cho bộ sưu tập của mình. Sản phẩm được thiết kế rất mỏng và bóng loáng. Thoạt nhìn hầu như không có sự phân cách phím trái và phải chuột.
19.Chuột sử dụng bằng chân
Không giống như những chuột máy tính thông thường. Dòng sản phẩm này sử dụng phím trái - phải chuột riêng biệt và được điều khiển bằng đôi bàn chân của người sử dụng.
20. Chuột bằng ngón tay
Gần đây, có sự xuất hiện của dòng chuột máy tính điều khiển bằng cách đính chúng vào ngón trỏ người dùng. Mọi điều khiển chuột được thực hiện bằng ngón tay cái cạnh bên và thao tác vô cùng nhẹ nhàng.
21. Chuột đá
Bạn yêu thích phong cách cổ xưa? Bạn có thể tậu về dòng chuột độc đáo này để sử dụng. Đây là viên đá “công nghệ số” có khả năng điều khiển như mọi chuột thông thường.
22.Chuột hình cá
Những mẫu chuột độc đáo và ấn tượng (II)
Cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất kết quả trận đấu, cầu thủ chơi hay nhất và mọi số liệu giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 khác từ FIFA. Tính đến ngày 4/7/2018, đã có 56/64 trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 diễn ra. Rạng sáng nay, Anh loại Colombia sau loạt luân lưu cân não, trong khi Thụy Điển thắng Thụy Sỹ với tỉ số sát nút 1-0. Harry Kane, cầu thủ gỡ hòa cho tuyển Anh trong 90 phút thi đấu chính thức, đang là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại World Cup 2018.
Trên website chính thức, FIFA công bố các số liệu đáng quan tâm như bảng xếp hạng, các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất hay các trận hay nhất. Cùng ICTnews cập nhật nhanh và chính xác nhất những thông tin được nhiều người săn tìm nhất mùa World Cup 2018:
TOP GHI BÀN BÓNG ĐÁ WORLD CUP 2018
STT | CẦU THỦ | ĐỘI TUYỂN | SỐ BÀN | SỐ PHÚT THI ĐẤU | SỐ TRẬN |
1 | Harry Kane | Anh | 6 | 273 | 3 |
2 | Romelu Lukaku | Bỉ | 4 | 239 | 3 |
3 | Cristano Ronaldo | Bồ Đào Nha | 4 | 360 | 4 |
4 | Artem Dzyuba | Nga | 3 | 254 | 4 |
5 | Denis Cherry Shev | Nga | 3 | 237 | 4 |
6 | Kylian Mbappe | Pháp | 3 | 266 | 4 |
7 | Yerry Mina | Colombia | 3 | 300 | 3 |
8 | Diego Costa | Tây Ban Nha | 3 | 320 | 4 |
9 | Edinson Cavani | Argentina | 3 | 343 | 4 |
THỐNG KÊ GIẢI ĐẤU
">Harry Kane đang là “vua phá lưới” trên bảng xếp hạng World Cup 2018 mới nhất
LG phát triển điện thoại gập đôi giống Galaxy X
Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7 đã ra Quyết định 851 ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo đó, sẽ có 24 văn bản gồm 20 Nghị định, 1 Quyết định và 3 Thông tư sẽ được xây dựng và ban hành trong thời gian tới để hướng dẫn thi hành 6 Luật vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); và Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 12/6/2018 với tỷ lệ 86,86% đại biểu tán thành. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng gồm 7 Chương 43 Điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đói với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan soạn thảo 3 văn bản hướng dẫn Luật An ninh mạng: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (khoản 2 Điều 5); Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng (khoản 4 Điều 110; khoản 5 Điều 12; khoản 1 Điều 23; khoản 7 Điều 24; khoản 4 Điều 26; khoản 5 Điều 36); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 43). Cả 3 văn bản này đều có thời hạn trình, ban hành trong tháng 10/2018.
">Trình ban hành 3 văn bản hướng dẫn thi Luật An ninh mạng vào tháng 10/2018
友情链接