当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
Với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động vướng mắc có thể phát sinh, gồm doanh nghiệp đang làm dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo Bộ trưởng TN&MT, việc này cũng nhằm đưa ra phương án phù hợp để thể chế hóa trong luật, đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản, cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường này.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm).
Việc này cũng tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội; tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
Theo Bộ trưởng TN&MT, sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư để thực hiện đến ngày 1/1/2025 (thời điểm luật có hiệu lực được Quốc hội thông qua).
Hiện nay, các địa phương đang chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư theo quy định pháp luật liên quan trước khi Luật Đất đai 2024 được thi hành, trong đó nhiều trường hợp thực hiện các thủ tục phải kéo dài tới trước thời điểm 1/1/2025.
Do đó, việc đẩy sớm hiệu lực của Luật Đất đai 2024 lên trước 5 tháng có thể dẫn tới vướng mắc cho một số dự án đang thực hiện dở dang thủ tục chọn nhà đầu tư, tức là việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng.
Từ đó có thể dẫn đến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư và không loại trừ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục.
Từ những phân tích này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Chính phủ đề nghị giữ nguyên hiệu lực của khoản 10 Điều 255 là từ ngày 1/1/2025, để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian, của cải của xã hội.
Tương tự, khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 quy định xử lý chuyển tiếp với phương án sử dụng đất, xử lý, sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định 132/2020.
Ông Khánh cho biết, qua rà soát, nếu áp dụng ngay quy định này từ 1/8 có thể rút ngắn thời gian để hoàn thiện thủ tục trình phương án sử dụng, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, Công an.
Vì thế, Chính phủ đề nghị quy định này áp dụng từ 1/1/2025 để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, sắp xếp lại với nhà, đất khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch.
Bộ trưởng TN&MT khẳng định, các văn bản quy định chi tiết đã được xây dựng theo đúng trình tự, được rà soát nhiều lần, nhiều vòng để hoàn thiện, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi khi dự thảo Luật sửa đổi một số điều của các luật được thông qua.
Ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Ủy ban ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống.
Theo ông Thanh, một số quy định tại các luật có thể thực hiện được ngay, tuy nhiên, còn nhiều nội dung cần văn bản hướng dẫn chi tiết.
Vì vậy, Chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả triển khai các luật này khi có hiệu lực thi hành.
Theo cơ quan thẩm tra, đến ngày 18/6, mới chỉ có 1/16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai được ban hành; 7 văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở và 4 văn bản quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản đều chưa được ban hành.
Luật Đất đai cũng liên quan đến việc sửa đổi một số điều, khoản của các luật khác. Theo đó, có 2 nội dung cần hướng dẫn nhưng cũng chưa được ban hành. Từ đó, ông Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ những nội dung trên.
Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, việc sửa đổi hiệu lực của các luật sớm hơn 5 tháng sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng của các văn bản cần được ban hành, nhất là văn bản do các địa phương ban hành.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai thi hành luật tại các địa phương.
Chưa kể, một số địa phương quan ngại về việc chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực sớm; một số địa phương đề nghị giữ nguyên hiệu lực của luật…
Từ phân tích trên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả, tiến độ soạn thảo và ban hành trên thực tế các văn bản của địa phương…
Đồng thời, Chính phủ cần dự báo khó khăn, vướng mắc và khả năng khiếu kiện của nhà đầu tư, người dân trong trường hợp chậm ban hành hoặc chất lượng chưa bảo đảm đối với các văn bản để có giải pháp phù hợp.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó, trong đó có việc chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh hiệu lực của các luật.
Luật Đất đai có hiệu lực sớm sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Brentford, 3h15 ngày 5/12
Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó
Dù vậy, trước lịch thi IELTS vài tháng, thấy con chưa tự tin, chị Thành cho con luyện thêm một khóa cấp tốc 3 tháng với giáo viên Việt Nam, chi phí 9 triệu đồng. Dù kết quả chưa như kỳ vọng, cả gia đình chị thở phào khi con đủ điểm để xét tuyển vào đại học tốt.
Có con học lớp 11 tại một trường THPT ở Hoàng Mai, Hà Nội, chị Bích Vân cũng vừa đăng ký cho con một khóa IELTS tại trung tâm gần nhà.
“Con sẽ học một năm, để nâng điểm dần từ 2.0 lên 6.5, với chi phí gốc là hơn 38 triệu đồng nhưng được ưu đãi, chỉ còn chưa đầy 30 triệu”, chị Vân cho biết.
Theo lộ trình, tới giữa lớp 12, con chị có thể thi IELTS đạt 6.5-7.0 nếu cam kết đi học chuyên cần, hoàn thành đủ bài tập, tham gia các đợt thi thử…
Chị Vân kể, con chị từ cấp 2 đã đi học thêm tiếng Anh, 2-3 buổi/tuần, thường là theo các cô giáo gần nhà, bổ trợ chương trình trên lớp hay ôn luyện để thi vào cấp 3.
Theo chị, dù một vài năm tới Bộ GD-ĐT không dùng bằng IELTS để xét tuyển vào đại học, chị cũng không tiếc tiền chi cho con luyện thi vì “kiểu gì cũng giúp trình độ tiếng Anh của con tốt lên, có lợi khi học đại học và sau này đi làm. Như tôi, vì ngoại ngữ kém nên lỡ nhiều cơ hội”.
Cũng như gia đình Vân, chị Thành, hiện nay, nhiều cha mẹ sẵn sàng dốc tiền cho con học các khóa IELTS khi biết chính sách sử dụng kết quả này để xét tuyển vào một số trường đại học và THPT.
Các khóa luyện IELTS trên thị trường khá đa dạng, học trực tiếp hoặc trực tuyến hay kết hợp cả 2, với chi phí từ vài triệu tới hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào độ nổi tiếng của trung tâm hay thầy cô, số học sinh trong lớp, thời gian học, cam kết điểm đầu ra…
Thầy Phạm Hùng Thuyên, Giảng viên Trường Ngoại Ngữ (Đại học Thái Nguyên) - người từng đạt 8.5 IELTS và tham gia giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ lâu năm cho biết, trong số học trò đăng ký học IELTS, gần 40% là học sinh cấp 3, gần như 99% có mục tiêu lấy chứng chỉ xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, theo thầy, phần lớn những học sinh này có nền tảng tiếng Anh thấp, hầu như trước đó chỉ học về từ vựng, ngữ pháp nên không đủ khả năng sử dụng ngôn ngữ, nói kém, chưa biết viết câu đúng…
“Phụ huynh thường kỳ vọng con đạt điểm cao sau các khóa IELTS nhưng hầu hết lại đang đầu tư vào ngọn mà không bồi đắp từ gốc”, thầy Thuyên nói.
Theo ông, việc luyện thi IELTS chỉ phù hợp với học sinh từ 14 tuổi trở lên, đã hình thành nhân sinh quan tương đối; có sự tiếp xúc với các chủ đề xã hội, khoa học và trừu tượng đủ để hiểu hay đoán được khái niệm khoa học hoặc chủ đề các loại câu hỏi… Quá trình học và thi chứng chỉ này sẽ làm nản lòng học sinh nhỏ tuổi hơn, thậm chí khiến các em “sợ” tiếng Anh.
Ông cũng cho rằng, việc đầu tư vào ôn luyện IELTS không giúp ích nhiều cho học sinh, ngoại trừ những em có ý định du học. Với học sinh cấp 3, đạt từ 6.5 trở lên có thể là lợi thế để xét tuyển sinh sớm ở một số trường đại học. Nhưng để đạt điểm số đó ở cuối cấp 3, từ cấp 2 học sinh đã phải học chắc từ vựng (nghĩa và từ loại), ngữ pháp, biết sắp xếp câu và có kỹ năng nghe tốt.
“Học sinh cấp 1, 2 nên học tốt tiếng Anh nền tảng ở cả 4 kỹ năng, rồi cấp 3 mới tập trung vào IELTS nếu có mục tiêu rõ ràng dùng điểm này để xét tuyển đại học hay đi du học. Phụ huynh không nên đổ xô cho con tham gia các khóa luyện IELTS bất chấp trình độ hiện tại thế nào hay ép con học theo chương trình này quá sớm”, giảng viên bày tỏ.
Nhiều phụ huynh 'đốt tiền' cho con học IELTS vì hiểu lầm điểm cao là một tài năngChuyên gia cho rằng dư luận xã hội đang khiến phụ huynh hiểu lầm đạt điểm IELTS cao là một tài năng. Vì thế, nhiều phụ huynh chạy đua theo tâm lý đám đông, gây ra những sức ép không cần thiết lên con cái." alt="Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS để có 'vé' vào đại học"/>Nhiều ý kiến chia sẻ Chính phủ cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, lấy hạ tầng là cơ sở nền tảng và khu vực tư nhân là động lực chủ yếu để Việt Nam thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên 2-3 lĩnh vực công nghệ mới để tập trung nguồn lực, trong đó có chính sách đầu tư trọng điểm cho nghiên cứu và phát triển (R&D) để hình thành ngành công nghệ cao mang tính dẫn dắt.
Ông Thomas Vallely, Cố vấn cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Á Weatherhead cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư, phát triển hạ tầng chiến lược số, đặc biệt về điện toán đám mây, năng lượng xanh.
Về lĩnh vực bán dẫn, các chuyên gia đánh giá cao định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam, khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết để bảo đảm vị trí vững chắc của một quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một hệ sinh thái bán dẫn tốt cần được phát triển trên nền tảng hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, giáo dục đại học.
Ông Scott Fritzen, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đề xuất cải tiến chương trình giáo dục truyền thống theo hướng hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anne Neuberger đánh giá Việt Nam - Mỹ còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm trên không gian mạng.
Phát biểu tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh các nhận định, chia sẻ tâm huyết và đặc biệt là tình cảm của các chuyên gia, học giả dành cho Việt Nam.
Với thế và lực mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước trên quan điểm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên với tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh 4 định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, đó là tập trung xây dựng, hoàn thiện và đổi mới đồng bộ thể chế phát triển đất nước; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị chuyên gia, học giả tiếp tục quan tâm, tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt về hợp tác nghiên cứu, trao đổi chính sách và hỗ trợ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ.
Chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại Mỹ.
Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được Bộ KH&ĐT thành lập với mục tiêu kết nối các chuyên gia khoa học - công nghệ Việt Nam hàng đầu trên thế giới nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn chất xám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện có hai Mạng lưới Đổi mới sáng tạo ở bờ Đông và bờ Tây tại Mỹ, gồm các nhân tài công nghệ, tài chính, luật, quản trị và các lĩnh vực quan trọng khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp tích cực của các thành viên Mạng lưới cũng như chuyên gia người Việt Nam tại Mỹ trong việc tham gia vào chương trình, đề án lớn của quốc gia, những nỗ lực có ý nghĩa lớn trong việc phát huy vai trò, nguồn lực của cộng đồng chuyên gia, trí thức người Việt Nam trên thế giới trực tiếp tham gia đóng góp, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của nước nhà.
Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, Tuyên bố chung giữa hai nước đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, nâng cao năng lực về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Để làm được điều đó, Việt Nam cần tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai theo xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Mỹ tiếp tục phát huy vai trò kết nối của mình, mở rộng sự tham gia của các thành viên mới và tăng cường sự hợp tác giữa chuyên gia, trí thức người Việt Nam và quốc tế, vì những lợi ích lâu dài cho đất nước, giúp Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Sự tham gia sâu rộng của cộng đồng chuyên gia, trí thức người Việt trên thế giới không chỉ góp phần vào việc giải quyết các thách thức kỹ thuật và công nghệ mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc hợp tác sâu rộng về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với các đối tác hàng đầu thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam cần xây dựng liên kết quốc tế mạnh mẽ hơn, chia sẻ tri thức và ứng dụng những tiến bộ công nghệ tiên tiến vào quá trình phát triển đất nước; phát huy vai trò cầu nối tri thức, công nghệ, đưa những tinh hoa, tiến bộ của thế giới về với Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt Nam đã sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình
Người phát ngôn cho biết, hoạt động hợp tác này nằm trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững đang phát triển tốt đẹp, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới.