当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội, 17h00 ngày 21/2: Bất phần thắng bại
Đã 6 thập kỷ trôi qua kể từ khi bà Mitsuko Minakawa lên con tàu tới Triều Tiên. Nhưng nỗi đau khổ trong một ngày đầy nắng mùa xuân năm ấy chưa bao giờ vơi bớt trong lòng bà.
Hai tháng trước đó, bà kết hôn với một người đàn ông Triều Tiên tên Choe Hwa-jae, một sinh viên cùng trường với bà ở ĐH Hokkaido - nơi mà bà là nữ sinh viên duy nhất trong số 100 người. Năm ấy, bà Minakawa 21 tuổi, còn ông Choe là một trong số những người gốc Triều Tiên ở Nhật Bản hồi hương. Nhiều người trong số họ là con cháu của những người đã được người Nhật đưa sang để làm việc trong các hầm mỏ và nhà máy.
Hơn 93 nghìn người gốc Triều Tiên, hay còn gọi là Zainichi, đã trở về quê hương từ năm 1959 tới năm 1984, theo thông tin từ Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số đó cũng có 1.830 phụ nữ Nhật Bản giống như bà Minakawa đã kết hôn với những người đàn ông Triều Tiên và một số ít hơn đàn ông Nhật Bản lấy vợ Triều Tiên.
“Chồng tôi là người Triều Tiên và xuất thân nghèo khó. Gia đình tôi đã phản đối cuộc hôn nhân này và không đến dự đám cưới” - bà Minakawa, một trong số 8 người phụ nữ sống ở Triều Tiên đã được nhiếp ảnh gia người Nhật Noriko Hayashi chụp hình cho hay.
“Mẹ tôi đã khóc và nói ‘Xin con đừng đi. Hãy suy nghĩ về việc con đang làm’. Cứ mỗi lần nghĩ lại những điều bà nói, tôi không thể ngừng khóc. Năm đó, tôi mới 21 tuổi”. Bà Minakawa sau đó lấy một cái tên Triều Tiên là Kim Guang-ok. Bà và chồng - người đã qua đời năm 2014 - sau đó định cư ở thành phố cảng phía đông Wonsan, nơi ông làm việc ở một công ty thuỷ sản, còn bà ở nhà nuôi dạy con cái.
![]() |
Bà Minakawa và bức ảnh hoa anh đào ở công viên gần quê nhà. |
Nhiếp ảnh gia Hayashi tìm hiểu về chương trình hồi hương, và một thực tế là có “những người trở về” gồm cả những phụ nữ Nhật Bản chưa một lần đặt chân tới đất nước Triều Tiên. “Nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ câu chuyện cá nhân nào của những người phụ nữ này” - cô nói. “Tôi muốn biết họ cảm thấy thế nào sau 60 năm rời quê hương, họ nhớ những gì và cuộc sống của họ như thế nào ở Triều Tiên”.
Tuy nhiên, Triều Tiên là một quốc gia khó tiếp cận, đặc biệt là với một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Nhật Bản.
Trong suốt chuyến thăm đầu tiên vào năm 2013 với một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, Hayashi đã thuyết phục được rằng mục đích duy nhất của cô chỉ là gặp gỡ những người phụ nữ, lắng nghe câu chuyện của họ và chụp ảnh chân dung họ.
Trong 12 chuyến đi tiếp theo, cô đã phỏng vấn và chụp ảnh họ tại nhà riêng ở Thủ đô Bình Nhưỡng, Wonsan và Hamhung - thành phố lớn thứ 2 của đất nước.
Hayashi tìm ra sợi dây cảm xúc xuyên suốt tất cả câu chuyện, đó là những người phụ nữ mong mỏi về thăm lại nơi họ được sinh ra và lớn lên. “Đã nhiều lần, tôi nhìn thấy những cảm xúc mà họ giấu kín trong tim mình bao năm qua”.
Khi quyết định tới Triều Tiên, họ đã tin rằng mình có thể trở lại Nhật Bản để thăm gia đình sau khi ổn định cuộc sống mới. Tuy nhiên, việc đi lại tự do giữa Nhật Bản và Triều Tiên là không thể, vì 2 quốc gia chưa đặt quan hệ ngoại giao.
Nhiều thập kỷ trôi qua, chỉ có 5 người phụ nữ mà Hayashi gặp từng được trở lại quê hương trong một thời gian ngắn. Tổng cộng, có 43 người vợ Nhật Bản được phép về nước vài ngày trong khuôn khổ các chương trình hồi hương đặc biệt được tổ chức vào các năm 1997, 1998 và 2002.
Chính vì thế, Hayashi bỗng dưng trở thành mối liên hệ hiếm hoi của những người phụ nữ này với quê hương mà họ đã bỏ lại. Với một số người, nữ nhiếp ảnh gia còn là mối liên hệ duy nhất của họ với đất nước - nơi họ sinh ra. Tám người phụ nữ mà Hayashi đã chụp ảnh hiện đều ở độ tuổi 70-80 và đều là goá phụ. Ba người đã qua đời. Trong năm qua, cô đã phải tạm hoãn các chuyến thăm vì đại dịch Covid-19.
Hayashi kể lại rằng, họ đã cười nói vui vẻ mỗi khi cô tới thăm. Họ nắm tay cô và giới thiệu cô với các con cháu. Và một lúc sau, những người khác sẽ rời khỏi phòng để họ tự do nói chuyện.
“Hầu hết cha mẹ họ đều phản đối quyết định ra đi, nhưng họ nói rằng đừng lo lắng, họ sẽ quay về. Cuối cùng, thậm chí họ còn không được gặp cha mẹ trước khi chết. Họ đều khóc mỗi khi nói về điều này”.
![]() |
Bà Aiko Nakamoto, 87 tuổi chưa bao giờ trở về Nhật Bản. “Thậm chí, chỉ 1-2 tiếng thôi là đủ rồi” – bà mơ ước. |
Bà Aiko Nakamoto cũng đến Triều Tiên cùng chồng vào năm 1960 sau 2 năm kết hôn ở Nhật Bản.Quê bà ở tỉnh Kumamoto. “Tôi thường tới đền thờ với bạn bè và chơi ở đó khi còn nhỏ. Năm 26 tuổi, tôi gặp ông ấy. Lúc đầu, tôi không nhận ra ông ấy là người Triều Tiên vì tiếng Nhật của ông ấy hoàn hảo. Ông ấy là một người ấm áp và tôi đã đem lòng yêu thương”.
Cũng giống như nhiều phụ nữ khác, bà không được trở về Nhật đã 60 năm. “Tôi chỉ muốn về thăm quê hương và phần mộ của cha mẹ”.
Những người phụ nữ khác cũng chia sẻ với Hayashi về niềm khao khát được về thăm gia đình.
Bà Fujiko Iwase - người đã qua đời ở Triều Tiên năm 2018 - từng chia sẻ với Hayashi về cuộc gặp cuối cùng của bà với mẹ và chị gái.Họ đã đến Tokyo thăm bà trước khi bà rời Nhật Bản.
“Chúng tôi tin rằng sẽ gặp lại nhau sau một vài năm nữa. Kể từ khi sang Triều Tiên, tôi chưa bao giờ làm việc bên ngoài, nhưng tôi thích đan ở nhà” - bà kể với Hayashi khi họ trò chuyện với nhau ở một quán cà phê ở Hamhung. “Chồng tôi học đại học và trở thành bác sĩ. Khi bạn già đi, bạn bắt đầu nghĩ về những ngày xưa cũ ở quê nhà”.
Bà Takiko Idelà một trong số ít phụ nữ tham gia chương trình hồi hương năm 2000. “Tôi gặp chồng mình năm 15 tuổi khi cả hai chúng tôi đều là tài xế xe buýt. Mẹ tôi phản đối cuộc hôn nhân vì chồng tôi là người Triều Tiên. Chúng tôi chuyển đến Triều Tiên năm 1961 mà không cho bà biết. Tôi là con gái duy nhất nên chắc hẳn bà cảm thấy rất buồn và thất vọng”.
Bà trở về Nhật Bản lần đầu tiên sau 39 năm và phát hiện ra rằng người mẹ đã qua đời 2 năm trước đó ở tuổi 99. “Cuối cùng, khi có thể tới thăm mộ bà, tôi đã nói lời xin lỗi”.
Trong số tất cả phụ nữ mà Hayashi từng phỏng vấn, cô thấy bị thu hút nhiều nhất bởi bà Minakawa. “Bà là một phụ nữ rất độc lập. Bà ấy chọn sống với người đàn ông mà bà yêu và xây dựng cuộc sống mà bà muốn ở tuổi 21, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc phải xa cách bạn bè và gia đình ở Nhật Bản”.
“Bà nói với tôi rằng: ‘Khi rời Nhật Bản, tôi tập trung vào hạnh phúc của riêng mình nhưng mẹ tôi thì vô cùng lo lắng. Chỉ sau khi có con, tôi mới hiểu cảm xúc của bà”.
Tránh khơi lại vết thương tình cảm, Hayashi không bao giờ hỏi thẳng bất cứ người phụ nữ nào rằng họ có hối hận khi rời Nhật Bản hay không. “Tôi biết họ đã phát điên khi nhận ra rằng mình có thể sẽ không bao giờ quay lại được nữa. Nhưng tôi cũng thấy họ trân trọng cuộc sống và gia đình mình ở Triều Tiên. Nếu có cơ hội về thăm Nhật Bản một lần, họ sẽ trở về. Một trong số họ nói với tôi rằng, chỉ cần một chuyến thăm ngắn thôi là đủ, sau đó bà có thể nhắm mắt ra đi”.
Hai trong số 5 người còn sống mà Hayashi đã phỏng vấn có gửi thư qua lại cho gia đình ở Nhật Bản. Gọi điện thoại là một thứ xa xỉ ở đây, còn truy cập email là một đặc quyền chỉ giới thượng lưu chính trị ở Bình Nhưỡng mới được sử dụng.
Những người khác, bao gồm cả bà Minakawa, đã mất liên lạc với gia đình. Hayashi đã cố gắng liên lạc với người thân của bà ở Nhật Bản nhưng chưa được.
Giờ đây, khi đã 77 tuổi, bà Minakawa mơ ước: “Tôi muốn về Nhật Bản lần cuối, nếu có thể. Cứ đến tháng 5, khi hoa keo nở rộ, tôi lại mở cửa sổ để hương thơm ùa vào phòng. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ nhà”.
Xem thêm video: Biển người Triều Tiên xem lễ thượng cờ, bắn pháo hoa chào năm 2021
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Vượt qua mọi rào cản, chàng trai Triều Tiên Joseph Park và cô gái Hàn Quốc Juyeon nên duyên vợ chồng
" alt="Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quê"/>Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quê
Tiên phong trong giải pháp nhà ở cho người trẻ
Thực tế hiện nay, khi mà gần như mỗi ngày, ai cũng phải sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Khi thực hiện tra cứu Google, nhiều người không khỏi bất ngờ trước lượng thông tin “khổng lồ” về dự án nhà ở dành cho cộng đồng DIY (Do It Yourself) mà theo chủ đầu tư là sẵn sàng “chìa khoá trao tay” để kịp có nhà mới đón Tết.
DIYAS SKY là cái tên đang thu hút nhiều sự chú ý, không chỉ từ các chuyên trang về BĐS mà còn được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn như “Liên minh DIY”. Nhiều người cho rằng, DIYAS SKY là căn hộ studio DIY tiên phong trong giải pháp nhà ở cho nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu của người trẻ về không gian sống sáng tạo, thú vị.
Mới đây, khi đến tham quan căn hộ DIYAS SKY tại quận Tân Bình, TP.HCM, bạn Nguyễn Thuỵ Hải Triều - chuyên viên tư vấn trang điểm của một hãng mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc đã bày tỏ sự thích thú với những thiết bị, máy móc hiện đại bên trong phòng Sky Lab, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ Nice Supporter.
Hải Triều cho hay, cô biết thông tin về DIYAS SKY từ nhiều người quen. Điều đặc biệt thu hút cô là chính sách bán hàng cùng giá thành vừa tầm. Theo đại diện dự án, căn hộ DIYAS SKY chỉ có giá dưới 1 tỷ đồng, ngân hàng cho vay đến 90% và khách hàng được nhận nhà ngay trước Tết.
![]() |
Nhiều máy móc, thiết bị công nghệ 4.0 bên trong Sky Lab cùng sự hỗ trợ đến từ đội ngũ Nice Supporter, giúp người trẻ thoả sức sáng tạo |
Học kế toán nhưng đam mê ngành làm đẹp, Hải Triều đã chọn một công việc trái với ngành học cho thoả niềm đam mê. Với kiến thức kế toán sẵn có, cô đã lên kế hoạch tự chủ tài chính cho mình và bắt đầu từ việc tìm hiểu đầy đủ thông tin.
Theo cô, DIYAS SKY là đơn vị được chức năng Google Business xác nhận, nhiều hình ảnh được thu thập và quan trọng là các hồ sơ đăng ký xem nhà mẫu, tính toán phương án tài chính đều được “cỗ máy” tìm kiếm này cung cấp, nên cô quyết định đến xem trực tiếp.
“Có thu nhập ổn định là có nhà”
Bất ngờ hơn, đây không phải là lần đầu tiên Hải Triều đến xem nhà mẫu. Trước đó, cô đã cùng các đồng nghiệp trong công ty ghé thăm DIYAS SKY. Họ đều là những người trẻ năng động, đam mê sáng tạo và có công việc ổn định.
Đại diện dự án DIYAS SKY cho biết, “Có thu nhập ổn định là có nhà” là điều kiện của ngân hàng Shinhan Bank của Hàn Quốc để có thể tự mình đứng vay mua nhà. Và Hải Triều chính là một ví dụ điển hình cho việc thoả mãn các điều kiện của ngân hàng, vì vậy, cô muốn đi xem nhà lại lần nữa, để trải nghiệm cái cảm giác “làm điều mình thích” và đắm mình trong không gian sáng tạo của Sky Lab.
![]() |
Theo đại diện chủ đầu tư, DIYAS SKY là căn hộ studio DIY đã hoàn thiện, người trẻ có thể mua và dọn vào ở ngay đón Tết |
Hải Triều háo hức chia sẻ: “Ai mà không mơ ước tự mình làm chủ một căn hộ, điều đó đâu có dễ dàng gì. Thế nhưng giờ đây, tuyệt vời hơn là có thể có nhà dọn vào ngay trước Tết. Ai cũng cố gắng thu xếp tiền bạc để mua nhanh vì nghe nói nếu không kịp thì sẽ phải đợi đợt mở bán tiếp theo.
Mình không muốn bị lỡ chuyến tàu nên đã xin nghỉ phép thêm một ngày tới đây, để thử sống trong không gian sáng tạo dành cho người trẻ thích cuộc sống làm điều mình muốn. Từ sáng tới chiều, mình ở đây để cảm nhận trọn vẹn bởi đằng nào mua xong là sẽ ở đây lâu dài mà”.
Theo Hải Triều, cô từng đi thuê một căn hộ nhỏ để trang trí lại làm Airbnb theo mô hình nền kinh tế chia sẻ, nên cô hiểu cách vận hành của DIYAS SKY - cái nào chia sẻ được cùng nhau thì chia sẻ, để tối ưu hoá kinh phí mà tận hưởng cuộc sống.
Bên ngoài Sale Gallery DIYAS SKY ở đường Nguyễn Đức Thuận (quận Tân Bình, TP.HCM) là hình ảnh những gia đình trẻ đang tận hưởng niềm vui. Có nhiều cặp vợ chồng đi cùng nhau, có người còn bế theo cả con nhỏ hoặc rủ thêm bạn bè để tư vấn phụ. Ai ai cũng có sự háo hức hiện lên trong mắt.
DIYAS SKY chính là một phần đặc biệt của thành phố trẻ, là nơi an cư lạc nghiệp dành riêng cho người trẻ sáng tạo. Họ chính là nguồn động lực phát triển của thành phố, nơi hội tụ của những con người đang góp phần tạo nên sự thịnh vượng chung của thành phố trong tương lai.
Thông tin căn hộ DIYAS SKY: Hotline 1900.561.566 - 0969.847.066 Email: [email protected] Website: https://diyassky.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/DIYAS-SKY-101165851814680 Group cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/355845055687577 |
T. Tường
" alt="Theo chân người trẻ TP.HCM chọn nhà đón Tết"/>Nguyên liệu:
- 200g thịt lợn ba chỉ
- 1 củ cải trắng
- 2 bông hồi
- 2 tép tỏi, cắt thành lát
- 4 lát gừng
- 2 – 3 trái ớt đỏ
- Hạt tiêu
- 2 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê nước tương đen
- 1 thìa cà phê nước tương
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa qua bằng nước sạch, cắt thành từng khối có kích thước khoảng 3-4cm. Tương tự, rửa sạch củ cải trắng và thái thành từng khúc vuông đẹp mắt.
Chần thịt lợn qua nước sối trong khoảng 2-3 phút hoặc ngâm thịt trong nước sạch trong khoảng 30 phút.
![]() |
Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt lợn vào xào trong khoảng 5-6 phút đến khi thịt săn lại thì múc ra đĩa.
Cho tỏi, gừng, ớt, hạt tiêu vào phi đến khi dậy mùi thơm rồi cho thịt đã xào vào tiếp tục xào trong 2 phút thì thêm 1 thìa cà phê nước tương đen, 1 thìa cà phê nước tương, bông hồi vào, sau đó đổ nước nóng cho ngập thịt heo.
![]() |
Vặn nhỏ lửa đun khoảng 10 phút, thêm củ cải trắng và tiếp tục ninh trong 2 -3 phút. Cuối cùng, tắt bếp, nêm muối cho vừa miệng và thưởng thức ngay khi còn nóng hổi.
![]() |
Chúc các bạn thành công!
Theo báo Giao thông
Ẩm thực của đồng bào Thái rất phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến món thịt băm gói lá nướng rất thơm ngon, được nhiều người ưa thích.
" alt="Cách làm món củ cải kho thịt thơm ngon, bổ dưỡng"/>Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Liverpool, 02h30 ngày 20/2
Vào tang lễ của ông, có năm, sáu pháp sư ngồi giữa sân nhà tôi tụng kinh. Mùi hương nhang bịt kín khuôn viên nhà, mang màu xám xịt đến mờ mắt. Những người lớn trong gia đình tôi mặc đồ trắng từ đầu đến chân. Còn với tư cách là cháu, tôi lần đầu tiên đội khăn trắng. Lúc đó, tôi vẫn chưa thấy bà khóc. Bà ngồi giữa bầy con cháu trong nhà, khuôn mặt đầy tàn nhang lẫn nếp nhăn, nhưng vẻ mặt vô cảm.
Đến lúc gia đình, họ hàng đốt vàng mã cho ông, tôi thấy bà tự tay thả đôi giày ông từng đi vào ngọn lửa trước mặt, và nói: "Tôi đốt cho ông đôi giày, mong là bây giờ ông có thể đi lại được. Ông cố gắng tập thể dục giữ gìn sức khỏe, ông nhé?". Tôi ngước mắt lên khỏi ngọn lửa trước mắt để nhìn bà, mới thấy bà đang lặng lẽ khóc. Hai mắt bà hoe đỏ, khóe mắt tràn lệ, đôi vai nhỏ của bà khẽ run. Tôi chợt nhận ra rằng đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy bà nói với ông những lời âu yếm đến thế. Thú thật, tôi thậm chí còn hiếm khi nghe bà nói chuyện với ông hồi còn sống.
Cách đây vài ngày, tôi tình cờ nghe được một bài phỏng vấn của một nhà văn người Mỹ gốc Việt, có đoạn: "Tôi chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nói họ yêu tôi". Tôi cũng chưa nghe thấy bà tôi nói yêu ông, nhưng những lời ngọt ngào, âu yếm kia, có lẽ còn đi xa hơn chữ "yêu" nhiều đến chừng nào?
Phải chăng những việc cúng rằm, và những ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, đều là cách mà người Việt chúng ta bày tỏ tình cảm vì quá ngại ngùng để nói ra trước mặt nhau? Vì những lời ngọt như mía lùi như vậy lại hóa sắt đá khi ta cố đẩy chúng ra khỏi lưỡi, phải đợi cho một trong hai người hóa thành tro bụi rồi mới dám thỏ thẻ trong tiếc nuối.
>> 'Hết thời phụ nữ làm hậu phương cho chồng'
Nếu được quay trở về đúng khoảnh khắc đó, có lẽ tôi sẽ chạm nhẹ khuỷu tay bà, và nói rằng bà khiến cho tôi biết ơn tiếng mẹ đẻ của mình biết nhường nào. Vì trong tiếng Việt, có từ "yêu thương". Hai chữ này giúp tôi hiểu được rất nhiều về tình yêu, đặc biệt là sau khi quan sát cách bà yêu ông. Yêu và thương nghe có vẻ như đồng nghĩa, nhưng cách người Việt bày tỏ tình yêu và bày tỏ tình thương lại rất khác nhau. Người ta hay bày tỏ tình yêu bằng cách thỏ thẻ những lời hay ý đẹp với nhau. Trái lại, khác với yêu, người ta bày tỏ tình thương bằng hành động, chứ không phải lời nói.
Dường như phụ nữ Việt như bà tôi yêu thì không dám, nhưng thương lại nhiều vô tận. Hồi ông còn sống, bà với ông ít nói chuyện với nhau, nhưng bà vẫn bón cho ông ăn ngày ba bữa, dùng thân làm giá đỡ để cõng ông từ vườn vào phòng ngủ, và luôn tắm cho ông trước khi tắm cho mình mỗi tối. Những hành động đó, hiện thân từ "thương" nhiều biết bao. Yêu thương người khác bằng hành động là một điều cao cả, nhưng cũng là một sự thiệt thòi lớn cho phụ nữ Việt.
Trong chương trình Rap Việt mùa 1, thí sinh Tony D khi được MC hỏi về gia đình, đã chia sẻ rằng: "Mẹ là người ủng hộ em thầm lặng. Mẹ là người thương con, nhưng vì môi trường bên ngoài, vì gia đình, vì ba, vì ông bà, nên mẹ không thể trực tiếp ủng hộ con đường em đi, chỉ thể hiện bằng những cái tin nhắn thầm lặng. Mẹ đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ bên ngoài về đứa con của mình. Ai cũng muốn con mình làm bác sĩ hay kỹ sư, nhưng mẹ lại quyết định ủng hộ tôi theo nghệ thuật. Em nghĩ không có lý do nào khác ngoài việc vì mẹ là một người phụ nữ Việt Nam".
Phải chăng không chỉ con người, mà ngay cả tình yêu cũng biết phân biệt đối xử với phụ nữ? Chữ "yêu" thường dành cho đàn ông, nhưng phụ nữ lại chỉ được "thương" – một thứ tình yêu hết lòng đến nỗi nó không có định nghĩa trong từ điển, vì nó chỉ có thể được định nghĩa bằng những hành động ấm áp. Lý do đơn giản vì trong một xã hội còn nặng tư tưởng thiên vị đàn ông, người ta luôn khăng khăng rằng việc "thương" là trách nhiệm hiển nhiên của phụ nữ.
" alt="'Nhiều phụ nữ Việt bị giam cầm trong khuôn khổ'"/>Với điểm tốt nghiệp 3,98/4, chàng trai quê Ninh Bình vượt qua gần 800 sinh viên, trở thành thủ khoa đầu ra của viện.
Chàng trai cho rằng danh hiệu thủ khoa là sự ghi nhận kết quả học tập trong bốn năm đã qua, chứ không coi đây là điều gì đó "hơn người". Khôi xác định "ra ngoài kia sẽ phải làm lại từ đầu".
"Duy trì sự khiêm tốn, không tự mãn với những gì đã đạt được và luôn mở lòng để đón nhận kiến thức, kinh nghiệm mới là điều mình luôn nhắc nhở bản thân mỗi ngày", Khôi nói.
Nam sinh tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân với điểm gần tuyệt đối
Định vị phân khúc SUV cỡ C, VinFast áp dụng triết lý thiết kế "Vũ trụ phi đối xứng" cho VF 7 – thành quả từ hợp tác với Torino Design, hãng thiết kế ôtô từ Italy. Đại diện hãng cho biết, thách thức lớn nhất của studio thiết kế này là giữ được vẻ cá tính, đậm chất tương lai mà vẫn tối ưu tính khí động học.