Bà Lê Thị Thu Mì Cho biết, bà Kim Huệ là một người phụ nữ mạnh mẽ, vươn lên trong khó khăn của khu phố.
‘Dịch bệnh nên làm ăn khó quá. Không biết khi nào con virus corona này hết đi nữa’, bà Huệ thở dài.
Đưa tay chỉ mấy bịch quần áo cũ, bà Kim Huệ cho biết, trước đây bà thường nhận quà ủng hộ của các mạnh thường quân, khi quần áo cũ, khi gạo, khi đồ ăn và có cả tiền mặt. Bất kể món quà nào, bà cũng trân trọng. ‘Mấy chục năm rồi, tôi không phải mua quần áo mới, nhưng lúc nào cũng có đồ tốt mặc. Mấy bịch quần áo này tôi được người bạn cho, toàn là đồ tốt. Vì mặc không hết, tôi gói lại, ít hôm nữa cho mấy đứa em ở các tỉnh miền Tây’, người phụ nữ quê gốc Sài Gòn nói.
Chị bán cá bị cướp giữa đêm
Cách đó mấy trăm mét, mẹ con chị Bùi Thị Huệ, 47 tuổi, làm nghề bán cá cũng chật vật vì dịch bệnh. Chị cho biết, 8 tháng trước, chồng chị qua đời vì ung thư sau gần hai năm chữa trị.
Toàn bộ tiền tiết kiệm, tài sản đã bán hết chữa trị cho chồng, vì thế, hai mẹ con chị phải chuyển về căn nhà của bố mẹ ở tạm. Căn nhà này hai tầng, diện tích sàn rộng chưa đến 40 m2, nhưng có đến 15 người là 7 anh em chị và các cháu ở.
‘Bảy anh em tôi ai cũng khó khăn nên sống ở đây cho đỡ tiền thuê trọ. Nhà đông người nên không có phòng riêng, mỗi người chia nhau một tý nằm ngủ’, người phụ nữ sinh năm 1973 nói hoàn cảnh của mình.
Ôm bịch gạo và gói quà vào lòng, chị Huệ cho biết, chị rất trân trọng và biết ơn khi nhận được quà từ thiện trong mùa dịch bệnh.
3 giờ sáng ngày 1/4, như thường lệ, chị một mình chạy xe đến chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh) lấy cá về bán. Chạy xe đến gần trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh thì bị một thanh niên đi xe phân phối lớn áp sát giật mất hơn 2 triệu đồng.
‘Chắc anh ta theo dõi tôi nên mới biết, tiền tôi đang để trong túi áo’, chị Huệ nhớ lại. May mắn, chị giữ tay lái vững nên chỉ bị trầy xước chân một chút. Tuy nhiên, số tiền vốn đã mất, chị phải mua cá chịu về bán, hẹn hôm sau mang đến trả. ‘Mấy mối tôi lấy cá đều là người quen nên họ cũng tạo điều kiện’, chị Huệ nói, giọng vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại vụ cướp mình gặp trong đêm.
Chị cho biết, con gái chị là giáo viên mới ra trường, chưa xin được chỗ làm ổn định nên đi dạy gia sư. Từ khi virus corona xuất hiện, mấy phụ huynh họ gọi đến xin cho con tạm nghỉ học, cô bé phải ra phụ bán cá với mẹ.
Bà Thu Mì cho biết, chị Huệ là một trong những gia đình khó khăn của khu phố, nhưng rất có ý chí vươn lên. ‘Chồng bị bệnh, một mình cô ấy vừa chăm chồng, vừa lo cho con ăn học. Con bé vừa ra trường thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Số nợ cô ấy vay để chữa bệnh cho chồng chưa trả xong nên làm hai mẹ con khó khăn hơn. Đây là phần quà chúng tôi gửi tặng cho người vươn lên trong khó khăn’, bà Thu Mì nói.
Ôm bao gạo và gói quà bà Thu Mì trao, chị Huệ nói bằng giọng biết ơn: 'Mẹ con tôi sẽ ăn hết số gạo này. Con gái tôi chắc cũng vui lắm'. Chị cũng nhắn với người trao, lần sau hãy nhường suất quà cho người khác, vì mẹ chị dù sao cũng đỡ hơn, vì còn có nhà, có công việc để làm.
Tình người trong xóm trọ nghèo nhất Sài Gòn mùa dịch Covid-19
Công ty cho nghỉ dịch từ tháng 2, Thanh phải nấu đồ ăn bán tại nhà để kiếm hơn 3 triệu/tháng mua tã, sữa cho con.
" alt="Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà" />Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà
Trong hậu trường sự kiện, Hương Tràm nhanh trí lấy tay che chân vì sợ lộ hàng. Dường như, "em gái mưa" quá quen với những khoảnh khắc "lộ hàng" trong một tích tắc nên cô cẩn trọng hơn trong cách đi đứng hay chuyển động mỗi lần diện váy ngắn cũn.
Tranh thủ rạo dáng nhí nhảnh bên các giọng hát nhí
Hương Tràm quyến rũ với váy trễ vai
Thiết kế giúp "Em gái mưa" khoe đôi chân dài một cách triệt để
Trước đó, cô diện một thiết kế nữ tính, "kín cổng cao tường"
Thời gian qua cũng là thời gian bùng nổ của nữ ca sĩ với bản hit hút nhất những tháng cuối năm - Em gái mưa. Đến nay sức lan tỏa và độ nóng của ca khúc này vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Và đi đến đâu, cô cũng được yêu cầu thể hiện ca khúc này, với cô đó chính là điều hạnh phúc nhất sau mỗi dự án của mình.
Sau khi hưu trí, ông mở xưởng sửa chữa ô tô tại nhà để kiếm thêm thu nhập nuôi các con ăn học.
Đầu năm 2014, ông giao lại xưởng sửa xe cho người con trai thứ 3, còn bản thân mình chuyển sang công việc khác. Một việc làm xuất phát từ trái tim, thương cảm những người kém may mắn hơn.
Ông chia sẻ, năm 1993 ông bị căn bệnh thoát vị đĩa đệm, phải nằm viện điều trị nhiều tháng liền. Căn bệnh này khiến ông đau đớn, không đi lại được và phải ngồi xe lăn trong một thời gian dài.
“Quá trình điều trị, tôi thấu hiểu những khó khăn của những người bị hạn chế vận động. Song, với những bệnh nhân nghèo khổ, có tiền mua chiếc xe lăn trị giá hàng triệu đồng là điều không thể”, ông nói.
Ông Tống đang gấp rút làm chiếc xe lăn để tặng cho một gia đình khó khăn đã liên hệ với ông
Chính vì vậy, ông trích tiền từ lương hưu và lặn lội đi khắp nơi để mua xe lăn cũ về sửa chữa tặng lại những bệnh nhân nghèo.
Hàng tháng người cựu binh già đến các bệnh viện, cơ sở y tế và các xưởng phế liệu để tìm mua các xe lăn hư hỏng đã thải loại.
Toàn bộ xe lăn cũ mua về, cùng dụng cụ cơ khí, ông tập kết ở căn phòng rộng 50m2, được ông mượn của cơ quan nhà nước đã giải thể.
Công việc hàng ngày của cựu binh già là cần mẫn với chiếc cơ lê, từng ốc vít để tháo các bộ phận của xe lăn cũ, tra lại dầu mỡ bánh xe đã hoen rỉ, siết lại những con ốc đã long..
Với kinh nghiệm của người làm cơ khí lâu năm, ông Tống lựa chọn những bộ phần còn tốt của xe lăn cũ để lắp ráp thành một chiếc xe sử dụng được. Còn các bộ phần như phanh, lốp, vòng bi ông phải mua mới hoàn toàn.
Niềm vui của cựu binh già là sửa những chiếc xe cũ để dành tặng người nghèo
“Thời gian hoàn thành chiếc xe lăn mất một ngày, hai chiếc xe cũ mới cho một chiếc xe lăn mới. Chí phí chiếc xe lăn tôi làm ra mất 300.000 đồng tiền mua phụ tùng”, ông Tống cho biết.
Ông Tống chia sẻ thêm, việc làm ra những chiếc xe lăn cũ để tặng bệnh nhân nghèo không những là món quà nhỏ đến những phận đời khó khăn, đó còn là niềm vui với ông khi việc làm việc có ích cho đời.
Trong 5 năm qua, ông Tống tặng gần 100 chiếc xe lăn do bản thân ông tự sửa chữa đến những bệnh nhân bị tai biến, tại nạn, già yếu… có gia cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh. Ngoài ra, ông còn mua giường bệnh, thiết bị y tế cũ về tân trang, sửa chữa tặng lại người nghèo có nhu cầu.
Năm nay đã tuổi 73, ông Tống chỉ ước mình có sức khỏe và minh mẫn để tiếp tục làm công việc mình đã chọn.
“Tôi làm xe lăn tặng người nghèo không phải để mọi người biết đến là mình làm việc thiện. Mà việc làm tôi xuất phát từ trong tâm, chia sẻ một phần nhỏ cho những người còn nghèo khổ”, ông Tống nói.
Tấm lòng thơm thảo của ông Tống được nhiều người dân biết đến. Có nhiều gia đình ở Hương Sơn, Kỳ Anh.. đến nhà ông để xin xe lăn cũ về cho người thân và chưa trường hợp nào ông từ chối họ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cầu (trú Phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh) bị tai biến mạch máu não khiến ông nằm liệt giường, mọi sinh hoạt của ông đều do bàn tay người vợ già chăm sóc. Gia đình ông nhiều lần có ý định mua xe lăn nhưng không đủ tiền nên gác lại ý định.
Ông Tống thông qua bạn bè biết được hoàn cảnh khó khăn của ông Cầu, đã mang chiếc xe lăn do mình sửa chữa đến tận nhà dành tặng .
“Chiếc xe lăn như mới, đi êm. Từ ngày ông Tống tặng tôi chiếc xe lăn, mọi sinh hoạt của tôi dễ dàng, vợ tôi đỡ vất vả. Vợ chồng tôi cảm ơn tấm lòng cao cả của ông ấy”, ông Cầu xúc động nói.
Nói về cựu binh làm việc thiện, ông Trương Quang Hiếu, Chủ tịch phường Tân Giang cho hay, tuy ông Tống tuổi cao, lại là thương binh 4/4, kinh tế không dư giả song ông đã có việc làm đẹp và thiết thực với người nghèo.
"Phường đã tuyên dương việc làm của ông trước bà con, để khơi dậy tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong quần chúng nhân dân", ông Hiếu nói.
Đậu Tình
Tình yêu của vợ chồng U90 trong quán sửa xe ở Quảng Trị
Cạnh bên những chiếc xe hỏng là hình ảnh vợ chồng ông Lê Bông (86 tuổi) và bà Lê Thị Xá (82 tuổi) ngày ngày cần mẫn ngồi sửa.
" alt="Cựu binh Hà Tĩnh dành dụm lương hưu tặng quà cho bênh nhân nghèo" />
...[详细]