Cụ bà xin hiến xác khi còn sống trở về vỉa hè mưu sinh
![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
Tin bài khác:
当前位置:首页 > Thế giới > Cụ bà xin hiến xác khi còn sống trở về vỉa hè mưu sinh 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo U19 Red Bull Salzburg vs U19 Celtic, 20h00 ngày 12/2: Bão tố xa nhà
Vợ bầu lại mắc bệnh tim nặng, chồng vét túi còn 140 ngàn đồng
Hôm nay, chị Hằng (trú phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn đưa cô con gái lớp 2 tới trường. Từ tối qua, chị đã nói cho con hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như những đường có thể lây nhiễm và cách phòng tránh.
“Ngay từ khi trên chuyến tàu từ quê ra Hà Nội, trong suốt chặng đường đi, tôi yêu cầu con phải đeo khẩu trang liên tục để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Và việc này được con tuân thủ cho đến khi đến cổng trường”, chị Hằng nói.
Chị cũng dặn đi dặn lại cô con gái của mình việc tránh tụ tập nhóm bạn đông trong giờ ra chơi những ngày này và rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
![]() |
Các mẹ tìm cách phòng chống virus corona cho con ngày trở lại trường. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chị Thúy (trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì ngoài những việc yêu cầu con đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ còn cẩn thận hơn khi dặn con hạn chế không ôm, hôn bạn bè, thậm chí với cả cô giáo.
Chị cũng phải nhắc con tránh tiếp xúc với các bạn bị sốt, hắt xì, sổ mũi. Bởi theo chị, trong tình hình này, điều tốt nhất để có thể phòng chống bệnh là sức đề kháng của bản thân. “Việc để cơ thể ốm yếu cũng có thể là yếu tố cơ hội để virus tấn công, dù xác suất cũng nhỏ”, chị Thúy nói.
Sáng nay, trước khi chở con đến trường, chị Lê Thị Mai (xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) thì cho con súc miệng kỹ với nước muối ấm.
Chị cũng trang bị bình uống nước giữ nhiệt ấm riêng và nhắc con tuyệt đối không ăn chung, uống chung đồ ăn, vật dụng với các bạn.
Thậm chí nhiều phụ huynh tại một số trường tiểu học đã lên tiếng kêu gọi nhà trường nên tạm đóng cửa 1 – 2 tuần sau kỳ nghỉ lễ để theo dõi diễn biến dịch bệnh.
“Cho con nghỉ ở nhà là an toàn nhất. Kiến thức lúc này không có thì sau có thể bù lại được. Tính mạng mới là điều quan trọng nhất. Thà để con chậm một năm còn hơn bị lây nhiễm thời điểm này”.
Thực tế, để học sinh nghỉ học trong thời điểm này hay không vẫn là điều khó khả thi, bởi Bộ Y tế chưa công bố đây là dịch cần phong tỏa.
Trong khi chờ đợi những khuyến cáo cụ thể từ phía trường học, nhiều phụ huynh đã tự trang bị cho con những kỹ năng cơ bản để phòng tránh nguy cơ nhiễm virus Corona.
“Đọc hướng dẫn của Bộ GD-ĐT mình rất bối rối. Công điện chưa thực sự cụ thể nên giáo viên (có thể do bận mải ngày Tết) chưa kịp nắm bắt thông tin. Vì vậy, nhiều phụ huynh trong lớp đã chủ động trò chuyện với cô giáo về nguy cơ dịch bệnh”, chị ĐỗThùy Dương (Hà Nội) chia sẻ trong bài viết "cách phòng chống virus cúm cho trẻ".
Chị Dương chủ động dặn dò con không được chạm tay, không vịn cầu thang, không mở cánh cửa bằng tay. Thay vào đó, chị hướng dẫn con cách tì vai để đẩy cửa thay vì “chạm vào vùng mà cả ngàn người cùng chạm”.Chị lưu ý với các phụ huynh cần phải giải thích cho con sự khác nhau giữa khẩu trang chống bụi nắng hàng ngày và khẩu trang phòng bệnh cúm. Khẩu trang y tế dùng một lần sẽ tốt hơn khẩu trang đắt tiền dùng nhiều lần.
Bên cạnh đó, nếu trẻ quen dùng nước rửa tay có cồn thì cần chuyển sang dùng xà phòng diệt khuẩn mới hiệu quả chống lây bệnh. Nếu con có thói quen dùng hai bàn tay che miệng khi hắt hơi thì phụ huynh cũng cần giải thích về sự nhầm lẫn đó. Thời tiết có thể vẫn còn lạnh nhưng không nên đóng kín cửa lớp mà cho các con mặc ấm và để cửa thoáng để virus pha loãng.
Nhiều phụ huynh cũng truyền tai nhau các cách đeo khẩu trang, rửa tay và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Theo ghi nhận sáng nay tại Hà Nội, phần cũng vì thời tiết lạnh phần trước nỗi lo dịch bệnh, phần đa học sinh được phụ huynh đưa đến trường trong trạng thái được che chắn “kín mít”. Không ít phụ huynh bậc học mầm non và tiểu học xin phép cho con tạm nghỉ học.
Trao đổi với VietNamNet, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội cho hay: "Theo báo cáo của các lớp thì ngày đầu tiên quay trở lại trường sĩ số các lớp không đủ. Tuy nhiên, trong số này chưa hẳn tất cả đều nghỉ vì nỗi lo dịch bệnh mà có thể do vừa kết thúc đợt nghỉ Tết. Giáo viên của nhà trường đang liên lạc tới các gia đình để nắm rõ nguyên nhân".
Theo vị này, thống kê cho thấy, tính đến thời điểm 8h30 sáng 30/1 mới chỉ khoảng 85% học sinh quay trở lại trường. "Như vậy thiếu khoảng 15%, tức vài chục cháu nhưng có thể vì nhiều lý do. Trường hợp phụ huynh cho con nghỉ thì nhà trường cũng phải tôn trọng quyết định chứ không thể ép. Nhà trường cũng đã tổ chức vệ sinh các lớp học,... từ ngày hôm qua. Cùng đó tuyên truyền các các hướng phòng bệnh tới các học sinh và giáo viên".
Hải Nguyên - Thúy Nga
- Ngày nào cũng đón trẻ đến trường từ tinh mơ, rời trường vào lúc chiều muộn nhưng rất ít cơ hội được đưa con của chính mình đi học. Đó là cuộc sống của những giáo viên mầm non.
" alt="Các mẹ tìm cách phòng chống virus corona cho con ngày trở lại trường"/>Các mẹ tìm cách phòng chống virus corona cho con ngày trở lại trường
Nhận định, soi kèo Atromitos vs Athens Kallithea, 22h59 ngày 10/2: Bảo đảm vị thế
Hình ảnh tại lớp 1A3 Trường Tiểu học Liên Minh (Vĩnh Yên) sáng 31/1
Cô giáo chủ nghiệm thông báo, do chưa có chỉ đạo về việc cho phép học sinh nghỉ học nên mọi công tác đều tập trung vào việc phòng tránh. Ngoại trừ học sinh có biểu hiện sốt cao, ho, khó thở cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, cho nghỉ học đến khi nào khỏi bệnh, các học sinh mà gia đình du lịch và trở về từ vùng dịch ở Trung Quốc, cần được theo dõi sát sao, các em học sinh còn lại sẽ được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cụ thể cách phòng ngừa dịch bệnh tại lớp.
Góc chống dịch corona ở lớp 1A6 - Trường Tiểu học Đống Đa (Vĩnh Yên)
Lớp của cô Thùy đã thống nhất mua bình nước nóng ngay sáng 31/1 để có sẵn nước ấm cho học sinh uống trong ngày; mua sẵn khẩu trang y tế, nước muối súc miệng, nước sát khuẩn để học sinh rửa tay, cốc giấy dùng 1 lần; song cô giáo vẫn khuyến cáo các gia đình chuẩn bị, mang đến lớp cho con em đồ dùng cá nhân như bình, cốc, chăn, gối riêng để đảm bảo vệ sinh.
“Nhiều phụ huynh lo lắng cho con khi sinh hoạt bán trú tại trường những ngày này, đó là điều thực tế. Bằng trách nhiệm của mình, chúng tôi làm hết sức từ việc hướng dẫn cho các em biết cách giữ vệ sinh, đeo khẩu trang trong lớp học, trừ khi ăn, nhắc nhở các em kể cả những tiểu tiết như khi ngủ hạn chế quay mặt vào nhau, chịu khó ăn, uống nhiều nước canh ấm hơn bình thường…” – cô Thùy cho biết.
![]() |
Rửa tay kỹ khi ăn trưa |
Những động thái ứng phó nhanh chóng kể trên không chỉ riêng ở trường Tiểu học Đống Đa mà hầu khắp trường phổ thông khác trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thông qua tin nhắn điện thoại, mạng xã hội, qua việc truyền thông trực tiếp của thầy cô giáo, học sinh đi học ngày hôm nay đã đồng loạt đeo khẩu trang. Những bạn quên hoặc bố mẹ chưa tìm mua được khẩu trang do tình trạng khan hàng, khi đến trường, lớp đều được cấp, phát.
Hiệu trưởng Trường THCS Đạo Tú (Tam Dương) phát khẩu trang miễn phí cho học sinh, giáo viên trên lớp - Ảnh Website nhà trường
Cô giáo Minh Nguyệt - Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay khi có những thông tin đáng lo ngại về dịch bệnh, cô đã nhắc nhở học sinh giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đi học, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, tránh tụ tập nơi đông người, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người bị bệnh hô hấp…
Không chỉ học sinh, giáo viên khi lên lớp cũng đeo khẩu trang lúc giảng bài. Mỗi thầy cô giáo chính là những tuyên truyền viên vô cùng đắc lực cho học sinh, gia đình học sinh về cách phòng dịch bệnh nCoV những ngày này.
Liên tục thông tin, truyền thông phòng dịch trực tiếp tới học sinh - Ảnh Trường THPT Xuân Hòa (Phúc Yên)
Học sinh nghỉ học gia tăng do lo ngại dịch bệnh
Mặc dù chuẩn bị kỹ cho công tác phòng dịch tại các trường lớp, cùng với việc truyền thông, tư vấn của thầy cô giáo song, tâm lý quan ngại, lo lắng của phụ huynh là có. Nhiều gia đình đã chọn cách cho con nghỉ học để tránh lây nhiễm.
Chị Ngọc Anh – công tác tại một cơ quan nhà nước ở Vĩnh Yên cho biết, ngay tối 30/1 khi bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam phát đi thông tin 3 người liên quan đến Vĩnh Phúc dương tính với virus Corona, chị đã nhao ra các siêu thị, hiệu thuốc để mua vét khẩu trang y tế, khi đó đã khá khan hàng, giá tăng 10-20% so với ngày thường. Nhưng chưa yên tâm, sáng nay, chị quyết định cho các con đang học mầm non và tiểu học nghỉ học.
“Đứa nhỏ nhà mình đợt Tết dương lịch đi học bị lây rồi mắc cúm A phải đi Hà Nội điều trị. Mấy ngày nghỉ Tết nguyên đán vừa qua, đứa lớn lại bị sốt virus đến 40 độ rồi tiêu chảy, đến nay còn chưa đỡ. Lo sợ con sức đề kháng kém, nên mình cho nghỉ học để yên tâm” – chị chia sẻ.
Nhiều cô giáo mầm non, tiểu học trên địa bàn Vĩnh Yên cho biết, phản ứng dây chuyền cho con nghỉ học của phụ huynh diễn ra ồ ạt 2 ngày nay, một phần nhỏ là do tâm lý tiếp tục cho con nghỉ Tết, còn phần lớn là xuất phát từ việc quan ngại dịch bệnh.
Nhất là sáng nay, Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, một vài phụ huynh đã nhắn tin xin phép cô giáo cho con học mầm non nghỉ hẳn 2 tuần cho qua đỉnh dịch.
![]() |
Giờ ngủ trưa của trẻ. |
Ghi nhận của Sở GD-ĐT cho thấy, tình trạng học sinh nghỉ học đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở các bậc học, cấp học dưới.
Báo cáo nhanh ngày 30/1 (tức mùng 6 Tết) từ 9 phòng GD-ĐT của Vĩnh Phúc cho thấy, cấp tiểu học có 2.165 học sinh nghỉ học, chiếm 1,78%, trong đó 156 trường hợp vắng không phép.
Các huyện có số lượng học sinh nghỉ nhiều là Tam Dương (401), Bình Xuyên (387), Yên Lạc (332), tiếp đến là Vĩnh Yên (248), Lập Thạch (227)… Cấp THCS có 730 học sinh nghỉ học, chiếm 1,3%, với 98 trường hợp không phép (số liệu chưa bao gồm các huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường).
Mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo tại các trường lớp nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết định cho con em nghỉ học - Ảnh: GVCC
Sang ngày 31/1 (mùng 7 Tết), con số học sinh nghỉ học tăng mạnh hơn với trên 5.200 học sinh, tập trung ở các cấp học dưới.
Theo số liệu cập nhật lúc 9h sáng nay, cấp tiểu học, huyện Tam Dương đang dẫn đầu với 1.313 học sinh nghỉ học, Vĩnh Yên với 1.171 học sinh, Bình Xuyên 851 học sinh, các huyện, thành phố khác phổ biến ở con số 200-400 học sinh. Ở cấp THCS, con số học sinh nghỉ học tại các huyện, thành phố ít hơn, phổ biến dao động từ khoảng 60-200 học sinh/địa phương.
Tại 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh, con số học sinh nghỉ học tại mỗi trường dao động từ một vài đến khoảng 40 học sinh. Trong đó, chiếm một phần nhỏ là các lý do ốm, sốt.
Ngành GD&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan của tỉnh để khoanh vùng dịch
Ông Nguyễn Việt Hà – Phó Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở GD-ĐT đánh giá, tình hình nghỉ học tăng cao hơn so với cùng kỳ. Sở đang yêu cầu các nhà trường tìm hiểu rõ lý do, báo cáo các trường hợp đã tiếp xúc với người được công bố dương tính với nCoV tại Vĩnh Phúc, khoanh vùng, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và UBND tỉnh để có các phương án xử lý tiếp theo.
Thông tin từ Văn phòng Sở GD-ĐT cũng cho biết, bên cạnh việc cập nhật số liệu trực tuyến và báo cáo nhanh từ các đơn vị, ngay sáng 31/1, Sở GD-ĐT đã thành lập 3 đoàn đi nắm bắt tình hình thực tế sĩ số học sinh đi học tại các nhà trường, tìm hiểu lý do vắng mặt của học sinh.
Nguyễn Nga
- Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp từ virus Corona, nhiều phụ huynh ở Hà Nội băn khoăn quyết định cho con nghỉ học bởi yếu tố không đuổi kịp chương trình học.
" alt="Vĩnh Phúc: Sắm bình nước nóng, cốc giấy cho lớp học phòng virus corona"/>Vĩnh Phúc: Sắm bình nước nóng, cốc giấy cho lớp học phòng virus corona
Lớp học trực tuyến là khái niệm không xa lạ tại Việt Nam với nhiều mô hình đã xây dựng và phát triển. Thế nhưng, phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát, mô hình này mới cho thấy hết được tác dụng. Khi trường học và các cơ sở giáo dục buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh sinh viên, lo lắng về việc học tập của con là trăn trở của nhiều bậc làm cha mẹ.
Chị Như Thảo chia sẻ: “Cho cháu ở nhà thì yên tâm sức khoẻ nhưng lo nhiều thứ, nhất là việc học tiếng Anh”. Đây cũng là tâm tư của nhiều phụ huynh hiện tại. Nhanh chóng nhận ra nhu cầu này, nhiều đơn vị giáo dục đã giải tỏa “cơn khát" kịp lúc cho cả phụ huynh và học sinh, những lớp học trực tuyến Anh ngữ ngay lập tức được triển khai đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của học sinh.
![]() |
Lớp học trực tuyến là một trong những giải pháp giáo dục hiệu quả cho trẻ trong mùa dịch Covid-19 |
Tiếng Anh là bộ môn cần phải thực hành và rèn luyện thường xuyên, nhằm đảm bảo không quên bài học và phát triển các kỹ năng, đặc biệt là nghe và nói. Vì vậy, những lớp học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu khi không thể tới lớp. Tuy nhiên, với thời lượng chỉ 1 - 2 tiếng cho một buổi học, liệu có đủ đáp ứng được nhu cầu thực hành và rèn luyện? Đây cũng là băn khoăn được ghi nhận phổ biến: “Học với thầy cô thì tốt đấy nhưng một buổi học thì tôi vẫn chưa an tâm. Rời lớp chẳng biết cho cháu làm gì để không quên bài vở" - Anh Quang Huy, Hà Nội chia sẻ. Rõ ràng, cần có những mô hình hoàn thiện hơn, mang đến môi trường học tập toàn diện cho học sinh khi không thể đến lớp.
Hệ sinh thái học trực tuyến - hướng đi của ILA trong mùa dịch Covid 19
Với thế mạnh về phương pháp học hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giáo dục quốc tế, trung tâm Anh ngữ ILA mang đến mô hình “hệ sinh thái học trực tuyến". Thay vì triển khai đơn thuần “live class” (lớp học trực tuyến), ILA giới thiệu hai nền tảng cùng lúc: ILA@Home và ILA@Live. ILA@Home là thư viện trực tuyến dành cho học viên từ 3 - 17 tuổi với kho bài học, video về Tiếng Anh và Toán gồm hơn 400 video với nhiều chủ đề, đi cùng các bài tập/ hoạt động thực hành đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình. Cùng lúc, ILA@Live là hệ thống lớp học trực tuyến, giúp học viên học trực tiếp với các thầy cô giáo. Hai nền tảng có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo nên “hệ sinh thái học trực tuyến”.
Video giới thiệu ILA@Home
Chị Bích Phương - phụ huynh có con học tại ILA cho biết: “Học thế này lạ và hay. Lần đầu tiên tôi được “đi học", được thấy con tự tin nói tiếng Anh với thầy, bạn bè. Vừa tự hào vừa thấy rất sướng. Cháu còn làm bài tập Tiếng Anh hàng ngày và rủ cả nhà chơi đủ trò với thư viện ILA. Mình vừa thấy được con học thế nào, lại có nhiều thứ để làm với con, rất vui và hiểu con hơn.”
Dù mới triển khai nhưng các lớp học trực tuyến ILA đã “chật kín” với sự tham gia của hơn 12,000 học viên cùng gần 500 thầy cô. Cô Mona Nainie - Giám đốc Học vụ ILA chia sẻ: “Thấu hiểu khách hàng, chia sẻ những tâm tư và trăn trở là giá trị cốt lõi mà ILA theo đuổi. Tại thời điểm này, làm sao để học sinh không quên kiến thức, tìm thấy niềm vui học tập tại nhà, làm sao để phụ huynh an tâm về việc học của con, không bị vướng bận tài chính là điều ILA tập trung giải “toán". ILA tạo ra hệ sinh thái trực tuyến, tạo điều kiện tối đa để các em nâng cao tư duy và kiến thức về công nghệ. Đây là một trong sáu kỹ năng thế kỷ 21 quan trọng nằm trong chương trình giảng dạy của ILA nhiều năm nay.”
![]() |
Giáo viên ILA tham gia đào tạo về ”Hệ sinh thái học trực tuyến" |
Không chỉ nhận được tín hiệu tích cực từ phụ huynh, mô hình này còn nhận được sự ủng hộ từ đội ngũ giáo viên. Aaron, giáo viên tại ILA hào hứng trả lời: “Lớp học trực tuyến sôi động và hứng thú. Các em nhanh chóng nhập cuộc. Tôi không có cảm giác biến động nhiều, công ty hoạt động còn sôi nổi hơn thường ngày và tất nhiên, mọi chế độ hay lương thưởng vẫn được giữ nguyên. Điều này làm tôi an tâm và tập trung sáng tạo bài giảng trực tuyến.”
Một tháng qua là giai đoạn thử thách nhất trong nhiều năm gần đây với ngành giáo dục, tạm ngừng dạy học không chỉ đơn giản là câu chuyện đóng lớp mà còn có thể kéo theo những khủng hoảng về nhân sự và công tác tổ chức nếu không đủ bản lĩnh, tầm cỡ. Bình tĩnh trong xử lý và nhân văn trong cách triển khai của ILA đã giải quyết đồng thời được ba bài toán khó nhất: niềm vui học cho học sinh, sự an tâm cho phụ huynh và giữ được năng lượng và nhiệt huyết cho giáo viên, nhân viên.
Doãn Phong
" alt="Hệ sinh thái học trực tuyến của ILA được phụ huynh tín nhiệm"/>Hệ sinh thái học trực tuyến của ILA được phụ huynh tín nhiệm