Cuộc đời chị Biên dường như chưa được hưởng những phút giây hạnh phúc. Sinh ra các con kháu khỉnh, khoẻ mạnh cho đến khi được vài tuổi, bệnh tật ập đến đe doạ cướp đi tính mạng con khiến vợ chồng chị vô cùng đau khổ.
Con gái lớn của chị, bé Nguyễn Thị Yến Nhi (SN 2010) phát hiện những triệu chứng lạ khi lên 4 tuổi. Đưa con đi khám, các bác sĩ kết luận Yến Nhi bị tim bẩm sinh, cần phẫu thuật gấp.
Chỉ trong vòng 1 năm, đứa trẻ 4 tuổi phải trải qua 3 lần mổ. Đến nay, dù đã 11 tuổi nhưng cứ vài tháng, Yến Nhi phải tới bệnh viện kiểm tra định kỳ. Trái tim của con vẫn chưa thể bình thường trở lại, sức khoẻ còn yếu ớt.
Chưa hết nỗi lo bệnh tật của con gái lớn, tháng 6/2020, con trai thứ hai của chị Biên là bé Nguyễn Văn Bảo Huy (SN 2015) kêu đau tay. Phải đưa con đến Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ mới phát hiện ra một khối u ác tính ở phần mềm sarcoma cơ vân. Sau lần mổ sinh thiết, Huy được chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều để truyền hoá chất vào tháng 7/2020.
Trải qua 9 đợt truyền hoá chất rồi xạ trị, tháng 3/2021, Huy được xuất viện để duy trì ổn định ở nhà. Nhưng chỉ sau vài tháng, đầu tháng 8/2021, những cơn đau tiếp tục kéo đến. Bệnh ung thư tái phát, nghiêm trọng hơn khối u đã di căn vào phổi, đe doạ trực tiếp đến tính mạng đứa trẻ.
Nợ nần chồng chất
"Nghe tin con bị ung thư di căn vào tận phổi, tôi như gục ngã. Sau đợt được về nhà điều trị duy trì, tôi tưởng con đã ổn. Giờ chứng kiến con đau đớn như thế, tôi chịu không nổi", chị Biên khóc nức nở.
Hành trình đi tìm sự sống cho con ngày càng gian nan. Gia đình chị Biên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trước đây, chị làm lao công, chồng là lao động tự do, phải tằn tiện mới có thể trang trải chi phí sinh hoạt. Hai vợ chồng chưa có nhà riêng mà sống cùng bố mẹ chồng.
Thời điểm con gái lớn đổ bệnh, anh chị phải vay mượn rất nhiều để cho con chữa bệnh. Đến khi Huy mắc ung thư, nợ cũ chưa trả xong, những khoản nợ mới kéo đến dồn dập. Hiện tại, gia đình chị đã nợ hơn 600 triệu đồng.
Giờ đây, mỗi đợt truyền hoá chất kéo dài 5 ngày của Huy tốn khoảng 10 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Gia đình đã hoàn toàn không còn khả năng lo liệu.
![]() |
Đứa trẻ tội nghiệp khát khao sống nhưng gia đình quá nghèo, khó lòng tiếp tục giữ hy vọng cho con |
Dù rất thương con song với hoàn cảnh hiện tại, kinh tế đã kiệt quệ, khả năng vay mượn không có, chị Biên bất lực chỉ biết khóc thương cho số phận bất hạnh của con mình.
“Bệnh của con là bệnh nặng đúng không mẹ. Con phải đi bệnh viện để chữa bệnh, khi nào khỏi mẹ cho con về đi học cùng các bạn nhé", Huy khẩn cầu.
Mỗi ngày trôi đi, hy vọng níu giữ mạng sống cho con ngày càng mong manh hơn. Ôm con trong lòng, chị đau đáu nỗi lo "tử thần" rình rập, có thể cướp con đi bất cứ lúc nào. Gia đình chị đã lâm vào bước đường cùng, chỉ biết khẩn cầu sự giúp đỡ của bạn đọc.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Học sinh Hà Nội chào cờ khi trở lại trường vào tháng 5/2020 sau một thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong thời gian học sinh ở nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các trường tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức dạy học trực tuyến qua internet theo hướng dẫn tại CV số 356 ngày 31/1/2021; các trường mầm non thực hiện theo hướng dẫn tại CV số 401 ngày 4/2/2021 của Sở GD-ĐT Hà Nội, chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác quản lý và theo dõi sức khỏe, đảm bảo thực hiện công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn.
PV
Ngay sau khi Hà Nội có quyết định cho học sinh nghỉ học, nhiều trường học không hề bi động mà ngay lập tức bắt tay vào việc xây dựng và triển khai dạy học trực tuyến.
" alt=""/>Đề xuất học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường sau Tết