Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ -
"Tôi sẽ không thông báo cho bất kỳ ai khi giã từ đội tuyển. Đó sẽ là ngẫu hứng, tự phát, nhưng cũng là quyết định mà tôi sẽ cân nhắc kỹ lưỡng", Ronaldo nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Bồ Đào Nha NOW. Ronaldo chưa muốn giã từ tuyển Bồ Đào Nha "> -
Đám ma của ông ngoại là lần đầu tiên tôi thấy bà khóc. Ông tôi mất hồi tôi còn là học sinh. Gần mười năm trước khi mất, ông gặp một tai nạn giao thông kinh hoàng, khiến ông bị liệt gần như cả cơ thể. Ông đi lại, nói chuyện, di chuyển hay làm bất cứ điều gì đều cần bà giúp. Lúc duy nhất ông có thể tự đi, lại là lúc ông mất đi. 'Nhiều phụ nữ Việt bị giam cầm trong khuôn khổ'Vào tang lễ của ông, có năm, sáu pháp sư ngồi giữa sân nhà tôi tụng kinh. Mùi hương nhang bịt kín khuôn viên nhà, mang màu xám xịt đến mờ mắt. Những người lớn trong gia đình tôi mặc đồ trắng từ đầu đến chân. Còn với tư cách là cháu, tôi lần đầu tiên đội khăn trắng. Lúc đó, tôi vẫn chưa thấy bà khóc. Bà ngồi giữa bầy con cháu trong nhà, khuôn mặt đầy tàn nhang lẫn nếp nhăn, nhưng vẻ mặt vô cảm.
Đến lúc gia đình, họ hàng đốt vàng mã cho ông, tôi thấy bà tự tay thả đôi giày ông từng đi vào ngọn lửa trước mặt, và nói: "Tôi đốt cho ông đôi giày, mong là bây giờ ông có thể đi lại được. Ông cố gắng tập thể dục giữ gìn sức khỏe, ông nhé?". Tôi ngước mắt lên khỏi ngọn lửa trước mắt để nhìn bà, mới thấy bà đang lặng lẽ khóc. Hai mắt bà hoe đỏ, khóe mắt tràn lệ, đôi vai nhỏ của bà khẽ run. Tôi chợt nhận ra rằng đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy bà nói với ông những lời âu yếm đến thế. Thú thật, tôi thậm chí còn hiếm khi nghe bà nói chuyện với ông hồi còn sống.
Cách đây vài ngày, tôi tình cờ nghe được một bài phỏng vấn của một nhà văn người Mỹ gốc Việt, có đoạn: "Tôi chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nói họ yêu tôi". Tôi cũng chưa nghe thấy bà tôi nói yêu ông, nhưng những lời ngọt ngào, âu yếm kia, có lẽ còn đi xa hơn chữ "yêu" nhiều đến chừng nào?
Phải chăng những việc cúng rằm, và những ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, đều là cách mà người Việt chúng ta bày tỏ tình cảm vì quá ngại ngùng để nói ra trước mặt nhau? Vì những lời ngọt như mía lùi như vậy lại hóa sắt đá khi ta cố đẩy chúng ra khỏi lưỡi, phải đợi cho một trong hai người hóa thành tro bụi rồi mới dám thỏ thẻ trong tiếc nuối.
>> 'Hết thời phụ nữ làm hậu phương cho chồng'
Nếu được quay trở về đúng khoảnh khắc đó, có lẽ tôi sẽ chạm nhẹ khuỷu tay bà, và nói rằng bà khiến cho tôi biết ơn tiếng mẹ đẻ của mình biết nhường nào. Vì trong tiếng Việt, có từ "yêu thương". Hai chữ này giúp tôi hiểu được rất nhiều về tình yêu, đặc biệt là sau khi quan sát cách bà yêu ông. Yêu và thương nghe có vẻ như đồng nghĩa, nhưng cách người Việt bày tỏ tình yêu và bày tỏ tình thương lại rất khác nhau. Người ta hay bày tỏ tình yêu bằng cách thỏ thẻ những lời hay ý đẹp với nhau. Trái lại, khác với yêu, người ta bày tỏ tình thương bằng hành động, chứ không phải lời nói.
Dường như phụ nữ Việt như bà tôi yêu thì không dám, nhưng thương lại nhiều vô tận. Hồi ông còn sống, bà với ông ít nói chuyện với nhau, nhưng bà vẫn bón cho ông ăn ngày ba bữa, dùng thân làm giá đỡ để cõng ông từ vườn vào phòng ngủ, và luôn tắm cho ông trước khi tắm cho mình mỗi tối. Những hành động đó, hiện thân từ "thương" nhiều biết bao. Yêu thương người khác bằng hành động là một điều cao cả, nhưng cũng là một sự thiệt thòi lớn cho phụ nữ Việt.
Trong chương trình Rap Việt mùa 1, thí sinh Tony D khi được MC hỏi về gia đình, đã chia sẻ rằng: "Mẹ là người ủng hộ em thầm lặng. Mẹ là người thương con, nhưng vì môi trường bên ngoài, vì gia đình, vì ba, vì ông bà, nên mẹ không thể trực tiếp ủng hộ con đường em đi, chỉ thể hiện bằng những cái tin nhắn thầm lặng. Mẹ đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ bên ngoài về đứa con của mình. Ai cũng muốn con mình làm bác sĩ hay kỹ sư, nhưng mẹ lại quyết định ủng hộ tôi theo nghệ thuật. Em nghĩ không có lý do nào khác ngoài việc vì mẹ là một người phụ nữ Việt Nam".
Phải chăng không chỉ con người, mà ngay cả tình yêu cũng biết phân biệt đối xử với phụ nữ? Chữ "yêu" thường dành cho đàn ông, nhưng phụ nữ lại chỉ được "thương" – một thứ tình yêu hết lòng đến nỗi nó không có định nghĩa trong từ điển, vì nó chỉ có thể được định nghĩa bằng những hành động ấm áp. Lý do đơn giản vì trong một xã hội còn nặng tư tưởng thiên vị đàn ông, người ta luôn khăng khăng rằng việc "thương" là trách nhiệm hiển nhiên của phụ nữ.
"> -
Tại Athens (Georgia, Mỹ), một cây sồi trắng nổi tiếng với tên gọi "cái cây tự sở hữu chính nó". Khi còn sống, chủ sở hữu yêu quý cái cây đến nỗi tìm cách để nó có quyền tự quyết nếu ông chết đi.
Theo Atlas Obscura, cây sồi trắng này sở hữu một mảnh đất với bán kính khoảng 2,4 m. Đây là "gia tài" mà Đại tá William Henry Jackson - chủ của nó - để lại. Du khách có thể tìm thấy cây này ở ngã tư giao giữa Dosing và Finley trong khu dân cư yên tĩnh thuộc thành phố Athens. Ảnh: Flickr.
Việc cây sồi trắng này được quyền sở hữu đất bắt đầu được lan truyền từ năm 1890. Trước đó, vào khoảng giữa năm 1830 và 1832, Đại tá Jackson đã nhượng quyền sở hữu khu đất khoảng 2,4 m cho "tri kỷ" của mình. Đến nay, giấy tờ gốc không còn nhưng phiến đá ghi chứng thư của ông Jackson về quyền sở hữu của cái cây vẫn ở đó. Ảnh: David George.
Trên bia đá viết: "Vì tình yêu to lớn dành cho cái cây này, tôi muốn bảo vệ nó mãi mãi. Tôi chuyển toàn bộ quyền sở hữu trong phạm vi 8 feet (2,4 m) tính từ cây về mọi phía cho nó". Về mặt pháp lý, chuyện này là sai quy định vì cây không có quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, cư dân ở thành phố vẫn thừa nhận quyền sở hữu của nó. Ảnh: Wordpress.
Dù vậy, một thực tế đáng buồn là cái cây gốc vốn đã chết từ lâu. Năm 1942, cây sồi trắng của ông Jackson đã bị quật đổ trong trận bão. Khi chết, cây cao hơn 30 m và có tuổi thọ khoảng 150 đến 400 năm. Theo Atlas Obscura, để gìn giữ mong muốn của ông Jackson, cư dân Athens đã trồng một cây con của cây gốc ở ngay vị trí cũ. Đến nay, cây con vẫn phát triển mạnh mẽ tại chính mảnh đất do Đại tá Jackson để lại. Nó thường được biết đến với tên "con của cái cây có quyền tự làm chủ". Ảnh: Roadsieamerica.
Theo Zing
Cây cô đơn của những kẻ mộng mơ ở nơi 'tình' nhất Hà Nội
Nếu nói đến một địa điểm 'tình' nhất ở Hà Nội thì không thể không nhắc đến Hồ Tây. Ngoài những góc quen thuộc, gần đây, Hồ Tây có một điểm thu hút hàng trăm lượt check- in mỗi ngày - nơi có tên gọi 'Cây cô đơn Hồ Tây'.
"> Quá yêu, ông chủ để lại đất cho cây cổ thụ